(HBĐT) - Trên hành trình "du sơn, ngoạn thủy” vùng hồ Hòa Bình, du khách sẽ có cơ hội khám phá những phiên chợ bên sông. Chợ thường họp từ trước bình minh và không quá kéo dài nên hãy tranh thủ đi chơi chợ bất cứ khi nào gặp dịp.
Mỗi tuần 1 lần, người dân
xóm Đoàn Kết, xã Tiền Phong (Đà Bắc) đón phiên chợ họp trên
vùng hồ để giao lưu, mua sắm.
Mới đây, để giúp du khách
có những trải nghiệm sinh động, đầy đủ hơn về bản sắc văn hóa vùng hồ nói
chung, nét đẹp phiên chợ nói riêng, Công
ty CP du lịch Hòa Bình đã cùng với người dân bản Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc) mở
phiên chợ quê. Mục đích nhằm giới thiệu, quảng bá tới du khách, bạn bè trong nước, quốc tế về vùng hồ Hòa Bình tươi đẹp, những phiên chợ mang sắc
màu cuộc sống. Chị Ngọc Lan, du khách Hà Nội thích thú: Kỳ thực không dễ bắt gặp
phiên chợ trên hồ như thế này. Có nhiều điều thú vị với tôi khi đến đây, đó là
được la đà ngắm nghía, nếm thử những sản vật của núi rừng, sông nước, được tiếp
xúc, hỏi han, chuyện trò với những bà con nông dân làm ra chúng.
Khám phá phiên chợ với cảnh
tấp nập trên bến, dưới thuyền, giữa mênh mông bốn bề sông núi chắc chắn sẽ mang
đến cho du khách những trải nghiệm khó quên. Ở đây, hầu hết các sản phẩm hàng
hóa do bà con sinh sống trên vùng hồ làm ra, nhiều thứ trước đây tự túc, tự cấp.
Một số tư thương mang hàng từ miền xuôi lên bán, trao đổi vật phẩm cho bà con,
chủ yếu là hàng hóa thiết yếu như: nước mắm, mì chính, muối, dầu ăn và quần áo,
giày dép, mũ, nón… Đặc biệt hơn cả phiên chợ phản ánh rõ nét phong tục, tập
quán, đời sống sinh hoạt của bà con. Anh Quốc Khanh, du khách đến từ Vĩnh Phúc
chia sẻ: Chơi chợ ở đây, tôi được gặp người dân bản địa, biết mùa nào thu hái
được nhiều măng, rau sắng hay mật ong trên rừng, cách nào để bắt được nhiều
tôm, cá… Có tiếp xúc nhiều mới cảm nhận được sự chất phác, hồn hậu, cuộc sống
mưu sinh tuy còn vất vả những gần gũi với thiên nhiên, mang phong cách của người
dân vùng hồ.
Trên vùng hồ Hòa Bình rộng
lớn, có một số chợ họp bên sông như phiên chợ Hạt - xã Yên Hòa, chợ Túp - xã Tiền
Phong (Đà Bắc), chợ Thăm - xã Suối Hoa (Tân Lạc). Ngoài ra, tại các điểm du lịch
cộng đồng như: Xóm Ké - xã Hiền Lương, sóm Sưng - xã Cao Sơn, xóm Đoàn Kết - xã
Tiền Phong (Đà Bắc) có những điểm họp chợ ven sông thuận tiện để du khách có thể
ghé thăm trên hành trình khám phá bản làng. Vào mùa nước lên, các thuyền chợ được
neo đậu ở mép sông. Ngoài trao đổi, bán mua chủ yếu trên thuyền còn có một số
hàng quán dựng bên bờ để người dân có thể mang hàng ra trao đổi. Hàng hóa bà
con vùng hồ trao đổi nhiều nhất là sản vật từ sông. Những giỏ cá, tôm tươi rói
được tư thương thu gom hối hả.
Thời gian lý tưởng để trải
nghiệm phiên chợ trên hồ là vào mùa hè và mùa thu, khi nước hồ cao hơn và trong
vắt. Trời vừa rạng sáng cũng là lúc tàu, thuyền cập bờ, những người bán hàng vừa
dọn hàng xong. Bà con các dân tộc cũng đã sắp xếp, bày biện những thứ hái được
từ rừng, cất lên từ sông mời chào khách. Đó là bước chuẩn bị cho sự bắt đầu
phiên chợ họp trên sông không kém phần sôi động, rộn ràng. Chợ giống như nhịp sống
quen thuộc được lặp đi, lặp lại và trở thành nét văn hóa sinh hoạt, giao lưu
kinh tế đặc sắc ở các địa phương vùng hồ Hòa Bình. Với nhiều du khách, phiên chợ
mang đến cảm giác đặc biệt khi lênh đênh trên thuyền chợ, hoà mình vào miền
sông nước mênh mông, cảm nhận không gian văn hóa các bản làng dân tộc miền núi
và đón một ngày mới đầy hứng khởi.
Bùi Minh
(HBĐT) - Tháng 10/1991, tỉnh Hòa Bình được tái lập là sự kiện đặc biệt trong lịch sử phát triển của tỉnh và TP Hòa Bình. Thị xã Hòa Bình chính thức là trung tâm tỉnh lỵ. Nhân dân và cán bộ phấn khởi, vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn, ra sức thi đua đạt những thành quả quan trọng, tạo nên những dấu ấn đậm nét với vị thế là "trái tim” của tỉnh.
Bài 1 - Những dấu ấn đậm nét sau tái lập tỉnh
(HBĐT) - Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm, cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 13 vụ đuối nước khiến 19 trẻ tử vong. Mỗi vụ tai nạn là một nỗi đau đớn, xót xa không thể bù đắp của gia đình, người thân các nạn nhân. Đó cũng là những con số biết nói, những hồi chuông báo động cho toàn xã hội về một chuyện đã cũ nhưng gây ra nhiều nỗi đau mới khôn nguôi.
(HBĐT) - Đồi Thung là vùng núi cao nhất của huyện Lạc Sơn với độ cao đo được tại đỉnh Cốt Ca, xóm Thung 1 là 1.071 m so với mực nước biển; nhiệt độ thấp hơn so với vùng trung tâm xã từ 3 - 40C. Trước đây, đời sống Nhân dân khó khăn lắm, thời tiết khắc nghiệt, ruộng nương thiếu nước, khô cằn, bà con thường xuyên chịu cảnh đói kém. Nhưng nay khác rồi, cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường đều được đầu tư xây dựng khang trang. Đời sống người dân dần khá lên. Không những thế, nơi đây còn là một trong những địa điểm thu hút nhiều nhà đầu tư đến khảo sát và có dự án đầu tư trong nay mai - đồng chí Bùi Văn Dát, Chủ tịch UBND xã Quý Hoà cho biết.
(HBĐT) - Để thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII với chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025, kinh tế của tỉnh đạt mức trung bình của cả nước, thu 10.000 tỷ đồng NSNN, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững. BCH, BTV Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo thực hiện 4 khâu đột phá chiến lược về quy hoạch, đầu tư hạ tầng, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện giải pháp cụ thể giải quyết những nút thắt cản trở sự phát triển, nhất là cải cách hành chính (CCHC), giải phóng mặt bằng (GPMB), huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút nhà đầu tư có năng lực triển khai khai dự án, tập trung vào các lĩnh vực du lịch, đô thị sinh thái, công nghiệp theo quy hoạch, tạo sự tăng tốc về kinh tế bền vững.
Bài 3 - Truyền lửa đổi mới - quyết liệt hành động
(HBĐT) - Dù đạt được những kết quả quan trọng, nhưng vẫn chưa đạt như mong muốn, vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém cản trở, thách thức sự phát triển của tỉnh. Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, quy mô nền kinh tế còn nhỏ. Cải cách hành chính (CCHC) chậm chuyển biến, môi trường kinh doanh chưa hấp dẫn, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh nằm ở tốp trung bình hoặc thấp. Hòa Bình chưa nhiều doanh nghiệp (DN) lớn. DN gặp nhiều khó khăn trong triển khai dự án - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nêu rõ.
Bài 2 - Nhìn thẳng, nhận diện yếu kém, cản trở sự phát triển
(HBĐT) - Những năm đầu tách tỉnh, các địa phương khác khó khăn một thì Hòa Bình khó khăn mười và được xem là địa phương mờ nhạt trên "bản đồ” của tư duy, ít được biết đến. Cơ sở vật chất hầu nhưng chưa có gì; dân trí, đời sống cán bộ, Nhân dân thấp. Người dân thiếu ăn và "đói” cả hưởng thụ những giá trị tinh thần.
Bài 1 - Những "lát cắt” giã từ khó khăn