(HBĐT) - Những năm gần đây, giá trị di sản văn hoá (DSVH) dân tộc ngày một thấm sâu trong đời sống Nhân dân các dân tộc huyện Lạc Sơn. Việc bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá trên cơ sở kế thừa những tinh hoa văn hoá của các thế hệ trước góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống văn hoá tốt đẹp, mở rộng giao lưu văn hoá làm giàu thêm bản sắc, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phát triển toàn diện nhân cách con người. Huyện khai thác có hiệu quả bản sắc văn hoá gắn với phát triển du lịch bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, phục vụ phát triển KT-XH của huyện.
Người dân vùng Mường Vang về lễ hội đình Khênh, xã Văn Sơn để đón nhận những bông lúa lộc đầu năm tượng trưng cho may mắn và sức khoẻ. Đây là nét đẹp văn hóa trong lễ hội.
Tạo bước chuyển trong phát triển, bảo tồn văn hoá
Ngày 20/12/2021, BCH Đảng bộ huyện Lạc Sơn ban hành Nghị quyết chuyên đề số 08-NQ/HU về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc (VHDT) Mường trên địa bàn. Nghị quyết thể hiện quyết tâm thực hiện các mục tiêu dài hạn về phát triển, bảo tồn văn hoá, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ngày 6/7/2022, UBND huyện ban hành Quyết định số 3358/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án "Bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT trên địa bàn huyện Lạc Sơn” giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, triển khai thực hiện Kế hoạch số 107/KH-UBND, ngày 22/8/2022 nhằm xác định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn, huy động sự tham gia của các cấp, ngành, mọi tầng lớp nhân dân trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc VHDT.
Cùng thời gian này, huyện xúc tiến kiểm kê khoa học, phân loại các loại hình DSVH phi vật thể; tổ chức sưu tầm, bảo tồn và phát huy đối với các DSVH phi vật thể có nguy cơ mai một cao; thực hiện quy trình lập hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền công nhận các DSVH phi vật thể: lễ hội đình Cổi - xã Vũ Bình, lễ hội đình Khênh - xã Văn Sơn, lễ hội đu Vôi - thị trấn Vụ Bản, nghệ thuật hát dân ca, chiêng Mường, múa chèo đình, kỹ thuật dệt hoa văn cạp váy dân tộc Mường, hát thường rang bộ mẹng dân tộc Mường; sưu tầm, giữ gìn, khai thác và nâng cao các giá trị nghệ thuật biểu diễn, dàn dựng, phát triển vốn dân ca, dân vũ truyền thống thành các tiết mục biểu diễn tại lễ hội, hội thi, hội diễn sân khấu và nghệ thuật quần chúng để bảo tồn trong đời sống. Mặt khác, tiếp tục đệ trình các cấp công nhận nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú để tôn vinh các nghệ nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống các dân tộc; tổ chức truyền dạy các DSVH phi vật thể cho thế hệ trẻ; sưu tầm hiện vật, tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu để bảo tồn, trưng bày giới thiệu, quảng bá, đồng thời hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia sưu tầm, trưng bày về DSVH tại các khu, điểm du lịch phục vụ khách thăm quan; triển khai dự án đầu tư xây dựng khu không gian bảo tồn DSVH Mường tại xã Yên Phú…
Đối với các DSVH vật thể, thực hiện kiểm kê, thẩm định giá trị các di tích, danh thắng đề nghị đưa vào danh mục bảo vệ của huyện, tỉnh; lựa chọn các điểm di tích có giá trị về lịch sử văn hoá, cảnh quan thiên nhiên để lập hồ sơ khoa học đề nghị các cấp xếp hạng; tổ chức quy hoạch tổng thể về di tích, danh lam thắng cảnh; bảo tồn, trùng tu các di tích đảm bảo đáp ứng yêu cầu về cảnh quan, sinh thái, tâm linh, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá; xây dựng các tuyến, điểm thăm quan, du lịch hấp dẫn, tạo nguồn thu để tái đầu tư phục vụ công tác trùng tu lâu dài.
Huyện cũng xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các nghệ nhân tham gia bảo tồn, phát huy giá trị DSVH. Tăng cường năng lực của các chủ thể văn hoá, nhất là các nghệ nhân trong cộng đồng làm nòng cốt trong việc bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống.
Khôi phục, phát huy các giá trị
Với ông Bùi Văn Thuộm ở xóm Vó Giữa, xã Nhân Nghĩa thì quê hương bản quán, nhà sàn dân tộc là nơi ông gắn bó cả đời. Con cháu đã thành đạt, đời sống kinh tế ngày một đi lên nhưng nếp nhà sàn và những phong tục của người Mường Vó vẫn phải giữ. Không riêng xã Nhân Nghĩa, ở thị trấn Vụ Bản và nhiều xã khác vẫn lưu giữ được nếp nhà sàn truyền thống. Thay vì dựng bằng gỗ để tránh nạn khai thác tài nguyên rừng, bà con đúc cột bê tông dựng nhà sàn kiểu mới theo kiến trúc cổ. Toàn huyện hiện có hơn 12.000 nhà sàn, nhiều nhất ở các xã: Tân Mỹ, Nhân Nghĩa, Quyết Thắng, Miền Đồi, Tân Lập, Quý Hoà, Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do…
Phong tục tập quán, nét văn hoá đẹp trong đời sống của người Mường Vang còn phải kể đến Tết Độc lập 19/8 và Quốc khánh 2/9. Vào dịp này, Nhân dân trong vùng, nhất là các gia đình ở cụm Mường Vó - xã Nhân Nghĩa ăn Tết to, tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao sôi nổi, đón nhiều khách trong và ngoài huyện về trải nghiệm phong tục ăn Tết Độc lập. Tết Độc lập. Đây cũng là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào cách mạng, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn” cho lớp trẻ.
Bên cạnh những nỗ lực từ cấp uỷ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc huyện Lạc Sơn đang chung tay, góp sức bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh… Các DSVH tiêu biểu của dân tộc như mo Mường và các bài khấn mời tổ tiên trong các dịp Tết, nhà mới, cơm mới, đám cưới; hát thường rang bộ mẹng, chiêng Mường, nhạc cụ dân tộc, nét hoa văn thổ cẩm, làng nghề đan lát, truyện cổ dân tộc Mường… được phát huy; các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp được bảo tồn; tri thức dân gian về văn học nghệ thuật được nhân rộng, văn hoá nhà sàn được lưu giữ; các làng nghề truyền thống phát triển, các xóm phố đều có câu lạc bộ phát huy bản sắc dân tộc Mường.
Đồng chí Bùi Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Nhận thức của các cấp, ngành và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH đang được nâng lên, góp phần xây dựng môi trường và đời sống văn hoá lành mạnh. Không bao lâu nữa, trên địa bàn sẽ không còn những giá trị VHDT Mường có nguy cơ mai một. Huyện đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, 20% người Mường biết viết chữ Mường; 85% người Mường biết mặc trang phục truyền thống dân tộc Mường và sử dụng thường xuyên trong dịp lễ, Tết, hội hè, các ngày lễ của địa phương, học sinh các trường THCS, THPT mặc trang phục dân tộc Mường ít nhất 2 ngày/tuần; mỗi xã, thị trấn phát triển ít nhất 1 làng nghề truyền thống; mỗi xóm, phố có ít nhất 1 câu lạc bộ về bản sắc dân tộc Mường… Về lâu dài, việc khai thác, bảo tồn các giá trị văn hoá đặc trưng tiếp tục được đẩy mạnh. Các nghệ nhân trong lĩnh vực DSVH được đề nghị cấp có thẩm quyền tôn vinh. Huyện sẽ mở rộng quy mô tổ chức ngày hội văn hoá, thể thao; ngày hội Tết Độc lập 19/8 và Quốc khánh 2/9; đầu tư phát triển mô hình bảo tồn làng văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Bùi Minh
(HBĐT) - Nhìn tải măng trước mặt áng chừng đến 30 kg. Mang bán số măng, tính ra chưa đầy 1 tiếng, người nông dân này đã bỏ túi 450.000 đồng. Đây là nguồn thu không nhỏ đối với người miền núi. Không chỉ gia đình anh Pốt mà trên địa bàn tỉnh, nhiều nơi, nhiều gia đình mỗi năm có nguồn thu từ măng lên tới vài chục triệu đồng không còn là hiếm.
(HBĐT) - Tháng 2/2023, huyện Yên Thủy phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện. Hội nghị có sự tham gia của 11 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tại hội nghị, những thực trạng, khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được đưa ra trao đổi, thảo luận. Sau hội nghị, nhiều giải pháp thiết thực đã được triển khai, huyện Yên Thủy đang tích cực vào cuộc để đẩy mạnh liên kết sản xuất, tìm hướng tiêu thụ nông sản hiệu quả.
(HBĐT) - Huyện Yên Thủy thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt theo phương châm giữ vững cây trồng truyền thống, đẩy mạnh đưa giống cây trồng mới phù hợp với địa phương, ưu tiên cây trồng có giá trị kinh tế cao để tăng năng suất, sản lượng. Còn đối với lĩnh vực chăn nuôi, huyện tập trung phát huy lợi thế sản xuất một số vật nuôi có khả năng cạnh tranh cao; chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, gia trại. Phấn đấu xây dựng ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng và đạt mức tăng trưởng 7 - 8%/năm.
(HBĐT) - Huyện Yên Thủy không có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch, cũng không có điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ. Đời sống của người dân chủ yếu trông vào nông nghiệp; tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 30% giá trị nền kinh tế. Tuy nhiên, trên mảnh đất "chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn” này, ngành nông nghiệp vẫn loay hoay với nhiều khó khăn. Do phát triển tự phát nên diện tích nhiều loại cây trồng như cây ăn quả có múi, sắn, ngô… đang vượt quá quy hoạch, đầu ra gặp khó. Việc xúc tiến tiêu thụ nông sản chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng, giá trị sản phẩm thấp. Do đó, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tìm đầu ra cho nông sản là việc huyện Yên Thủy đang tích cực triển khai.
(HBĐT) - "Trường học bộ đội" ở xã Sơn Thủy, "Ngô bộ đội" ở xã Vân Sơn, "Giếng nước bộ đội" ở xã Hang Kia, "Đường bộ đội" ở xã Độc Lập... Những cái tên gần gũi mà sâu lắng, mộc mạc mà cao quý được Nhân dân đặt cho những công trình, việc làm bộ đội giúp đỡ dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cũng chính điều đó đã nói lên tình cảm cũng như ghi nhận của Nhân dân đối với việc làm của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh trong những năm qua.
Bài 2 - Nỗ lực đón "sóng” đầu tư vào du lịch
(HBĐT) - Thu hút đầu tư được huyện Lạc Sơn xác định là yếu tố then chốt, quan trọng hàng đầu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó, du lịch là một trong các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư bên cạnh các lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, khai thác lợi thế về đất đai, tài nguyên khoáng sản.