(HBĐT) - Thành ủy Hòa Bình đang tập trung cao độ đẩy nhanh tiến độ quy hoạch (QH), quản lý QH, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, huy động tốt các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình trọng điểm, chỉnh trang diện mạo đô thị xanh, sạch, đẹp, thân thiện, nâng cao chất lượng sống của người dân, phấn đấu xây dựng TP Hòa Bình đạt tiêu chí đô loại loại II trước năm 2025, xa hơn là đô thị có bản sắc, đáng sống của khu vực theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ II.


Công ty TNHH thể thao GLOBAL hoạt động tại khu công nghiệp Bình Phú, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Thực hiện Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14, ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của huyện Kỳ Sơn vào TP Hòa Bình. Sau sáp nhập địa giới hành chính, TP Hoà Bình được mở rộng, hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển khi có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hạ tầng giao thông kết nối…

TP Hòa Bình đã và đang triển khai nhiều giải pháp trọng tâm, đột phá tập trung thực hiện công tác QH, đầu tư mạnh mẽ kết cấu hạ tầng, giải quyết những vấn đề đô thị, quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng. Từ nhiều nguồn lực đầu tư được huy động đã tạo sự thay đổi mạnh mẽ về hạ tầng đô thị, thương mại, dịch vụ. Thành phố đã có hệ thống giao thông trục dọc, trục ngang đồng bộ, khép kín, tạo ra những đổi thay rõ rệt trong diện mạo. Đường Chi Lăng kéo dài, bề mặt rộng 27m, trở thành trục giao thông chiến lược mở ra không gian phát triển đô thị cho khu vực đầm Quỳnh Lâm. Quảng trường Hòa Bình trở thành địa điểm tổ chức các hoạt động văn hoá, du lịch, thể thao lớn của tỉnh. Nhiều xã đã lên phường. Các cây cầu qua sông Đà mở ra không gian đô thị rộng lớn cho thành phố. Hàng loạt dự án đô thị, du lịch sinh thái cũng đang được khởi động ở những vị trí đắc địa ven sông Đà và nhiều xã, phường trên địa bàn. Công tác chỉnh trang đô thị được quan tâm. Đề án phát triển kinh tế đêm tập trung đầu tư các tuyến phố ven sông Đà cũng đang được khởi động…

Theo lãnh đạo UBND TP Hòa Bình, dù đạt được kết quả tích cực, song thành phố còn nhiều khó khăn cần phải giải quyết liên quan đến QH, quản lý QH, quản lý đất đai, xây dựng. Đồ án điều chỉnh QH chung TP Hòa Bình (sau sáp nhập) chưa được phê duyệt. Tỷ lệ phủ kín QH, đặc biệt là đồ án QH phân khu, QH chi tiết còn thấp. Nguồn lực đầu tư cho công tác phát triển hạ tầng đô thị còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội. Công tác quảng bá, thu hút đầu tư, nhất là các dự án phát triển du lịch, phát triển sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Quy mô dân số thấp, mật độ dân số còn thưa. Tỷ lệ tăng dân số cơ học chưa cao. Nhiều dự án phát triển khu dân cư, khu đô thị, khu cụm công nghiệp đã được phê duyệt QH triển khai còn chậm, thiếu đồng bộ. Đô thị chưa có nhiều điểm nhấn, các khu vui chơi công cộng, công viên cây xanh còn ít, thiếu kinh phí trong công tác duy tu, bảo dưỡng dẫn đến xuống cấp, phát huy hiệu quả chưa cao.

Trên cơ sở quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/ UBTVQH13, ngày 25/5/2016, Nghị quyết số 26/2022/ UBTVQH15, ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, căn cứ theo điều kiện hiện trạng, TP Hòa Bình đạt 3/5 tiêu chí, 2 tiêu chí chưa đạt là: Mật độ dân số; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị. Về tiêu chuẩn, thành phố đạt 51/63 tiêu chuẩn. Trong đó 24 tiêu chuẩn đạt mức tối đa; 14 tiêu chuẩn đạt mức trung bình; 13 tiêu chuẩn đạt mức tối thiểu. Thành phố không đạt 12 tiêu chuẩn với số điểm đánh giá là 69,7 điểm.

TP Hòa Bình đang chỉ đạo xây dựng các tiêu chí đô thị loại II trình BTV Tỉnh ủy xem xét, ban hành Nghị quyết của BTV Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo xây dựng TP Hòa Bình đạt các tiêu chí đô thị loại II trực thuộc tỉnh. Đối với công tác QH, phấn đấu thành lập, thẩm định, phê duyệt, công bố Đồ án điều chỉnh QH chung TP Hòa Bình đến năm 2045 trong quý IV/2023. Đẩy nhanh tiến độ lập các đồ án QH phân khu tỷ lệ 1/2000 bằng nguồn vốn xã hội hóa, phấn đấu hoàn thành các đồ án đã có chủ trương tài trợ trong quý I/2024. Tổ chức rà soát, bố trí nguồn vốn ngân sách lập QH chi tiết các khu vực có tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư. Rà soát, điều chỉnh các QH không còn phù hợp, thiếu tính khả thi. Ban hành và triển khai có hiệu quả Quy chế quản lý QH xây dựng, kiến trúc đô thị; Chương trình phát triển đô thị TP Hòa Bình. Thu hút đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại các khu, cụm công nghiệp: Bình Phú, Yên Quang, bờ trái sông Đà, các khu đô thị, khu dân cư mới, nhà ở xã hội, các khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao. Từ đó tăng quy mô và đảm bảo chất lượng dân số.

Bên cạnh đó, thành phố chuẩn bị tốt điều kiện để khởi công các dự án: đường Hòa Lạc - Hòa Bình (giai đoạn 2); đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; dự án kết nối giao thông và thủy lợi tỉnh Hòa Bình với hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia sử dụng vốn vay ODA của Hàn Quốc. Tập trung chỉ đạo, chủ động phối hợp với các bộ, ngành T.Ư đề xuất, sớm triển khai các dự án: Cầu Hòa Bình 6 và đường dẫn; phát triển hạ tầng du lịch tỉnh Hòa Bình; phát triển đô thị xanh thích ứng với biến đổi khí hậu của phường Kỳ Sơn, TP Hòa Bình. Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các tuyến đường có tính chất quan trọng, kết nối trước năm 2025 bao gồm: Dự án đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ kết nối với quốc lộ 6; dự án cấp bách đê ngăn lũ chống ngập úng Pheo - Chẹ hạ du sông Đà, TP Hòa Bình; dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố; các tuyến đường chính đô thị, đường khu vực kết nối các khu chức năng, kết nối các khu đô thị, khu nhà ở mới theo QH...

Thực hiện xã hội hóa hệ thống điện chiếu sáng, cây xanh, văn hóa, TDTT, y tế, xây dựng nhà ở xã hội, nhà tang lễ. Thay thế vỉa hè từ gạch block sang bê tông giả đá, tổ chức hạ ngầm một số tuyến đường chính trong thành phố. Chỉnh trang, nâng cấp và nhân rộng các tuyến phố kiểu mẫu về văn minh, trật tự đô thị, an toàn giao thông. Xây dựng công trình điểm nhấn tại nút giao Hòa Lạc - quốc lộ 6.

Tổ chức thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư có năng lực thực hiện các dự án phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sân golf, khách sạn cao cấp, khu đô thị, khu ở mới, GD&ĐT, bệnh viện đa khoa tư nhân khu vực, nhà tang lễ, bãi đỗ xe... Hoàn thành xây dựng nông thôn mới TP Hòa Bình trong năm 2024. Xây dựng chính quyền đô thị và văn hóa đô thị, xây dựng chính quyền điện tử; nâng cao chất lượng và hiệu quả việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đảm bảo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất chính trị, năng lực và uy tín đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Nâng cao nhận thức của Nhân dân trong nếp sống văn minh đô thị, từ văn hóa giao thông đến văn hóa sinh hoạt, bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị....


Lê Chung

Các tin khác


Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện các đột phá chiến lược ở huyện Yên Thủy: Bài 2 - Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Thủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đồng thời, xây dựng phương án giải quyết các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) chưa đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực yếu kém. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tạo sự chuyển biến, đột phá trong thực thi công vụ.

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện các đột phá chiến lược ở huyện Yên Thủy: Bài 1 - Đẩy nhanh phát triển đô thị và hạ tầng giao thông

(HBĐT) - Đại hội Đảng bộ huyện Yên Thủy lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt mục tiêu đến năm 2024 trở thành huyện nông thôn mới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, huyện đề ra một số giải pháp quan trọng, trong đó có 3 giải pháp mang tính đột phá chiến lược, đó là: hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật cả về số lượng, chất lượng, trong đó chú trọng chất lượng; phát triển nguồn nhân lực; hoàn hiện thể chế, trọng tâm là cải cách hành chính. Nửa nhiệm kỳ vừa qua, việc thực hiện các đột phá đã giúp huyện thực hiện đạt 9/17 chỉ tiêu KT-XH, tạo đà cho việc tăng tốc để hoàn thành chỉ tiêu nghị quyết trong nửa cuối nhiệm kỳ đầy thử thách, khó khăn trước mắt.

Từ việc mua bán đất trái phép ở Đồi Thung đến hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản: Bài 2 - Có hay không hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(HBĐT) - Chỉ với những sổ đất canh tác, đất rừng phòng hộ đặc dụng và hợp đồng mua bán, chuyển nhượng trái pháp luật chẳng khác gì mớ... giấy lộn, nhưng bà Bùi Thị Hồng đã "đẩy” sang cho người khác "ôm hộ” để đổi lấy nhiều bất động sản trị giá nhiều tỷ đồng ngay giữa trung tâm thành phố...

Từ việc mua bán đất trái phép ở Đồi Thung đến hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản: Bài 1 - Bán đất trái phép, nhiều hộ dân mất quyền sử dụng đất

(HBĐT) - Khi thông tin về việc Tập đoàn Sun Group xin chủ trương khảo sát lập dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp tại khu vực Đồi Thung, xã Quý Hòa (Lạc Sơn) được UBND tỉnh chấp thuận, ngay lập tức khu vực này lên cơn "sốt đất”. Nhiều kẻ mang danh nghĩa "nhà đầu tư” nhảy vào "ôm” hàng chục ha đất để trục lợi khi dự án được triển khai. Tuy nhiên, sau cơn sốt đất, nhiều lá đơn kêu cứu được gửi đi khắp nơi...

Chuyện giữ rừng ở Kim Bôi

(HBĐT) - Nhà có nhiều hay ít cũng đều phải có trách nhiệm giữ rừng như nhau; bất kỳ ai có hành vi xâm hại rừng đều phải chịu phạt. Điều này được 100% người dân xóm Bưa Cầu, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) nhất trí đưa vào hương ước của xóm để bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR). Chỉ tay về phía con suối Trầm, anh Bùi Văn Thí, Phó trưởng xóm Bưa Cầu cho hay, chẳng phải tự nhiên mà con suối này chảy quanh năm chưa bao giờ cạn nước, dù là giữa mùa khô.

Người duyên nợ với Hòa Bình

(HBĐT) - Bấy lâu nay, khách du lịch đến với lòng hồ Hòa Bình là được thưởng ngoạn "Vịnh Hạ Long” trên cạn với những danh thắng, những món ăn đặc sản, thỏa chí chèo thuyền, đắm mình trong khung cảnh hùng vĩ. Nhưng với ông Nguyễn Xuân Thắng nó còn đem lại giá trị hơn nhiều, đó là sức khỏe.k

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục