(HBĐT) - Sáng 13/7, đông đảo cử tri và Nhân dân trên địa bàn tỉnh đã tập trung theo dõi phiên khai mạc Kỳ họp thường lệ giữa năm 2023, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 trên các chương trình truyền hình trực tiếp của Đài PT-TH tỉnh và Báo Hoà Bình điện tử. Tại các địa phương, nhiều cử tri quan tâm, theo dõi sát phiên khai mạc, đồng thời bày tỏ vui mừng trước những kết quả nổi bật mà tỉnh ta đạt được trong 6 tháng qua.  



Cử tri tổ dân phố số 9, phường Quỳnh Lâm (TP Hoà Bình) quan tâm đến Kỳ họp thường lệ giữa năm 2023, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026. 

Trong căn nhà xây 3 tầng khu vực trung tâm phường Quỳnh Lâm, ông Nguyễn Quốc Khởi, Bí thư Chi bộ tổ dân phố số 9, phường Quỳnh Lâm (TP Hoà Bình) và một số người dân đã xem trực tiếp phiên khai mạc Kỳ họp thường lệ giữa năm 2023, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVII, cùng nhau trao đổi những mong muốn của cá nhân cũng như quan điểm của nhiều cử tri trên địa bàn cho rằng, thời gian qua, các cấp chính quyền đã tích cực vào cuộc góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH tỉnh nhà, tình hình ANTT luôn được đảm bảo. Điều này thể hiện rõ ở mức sống và chất lượng sống của người dân ngày một nâng cao; nhiều công trình thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng mới giúp cho đời sống tinh thần của nhân dân ngày một phong phú.

Tuy nhiên, trên cương vị cử tri, ông Nguyễn Quốc Khởi mong muốn trong thời gian tới, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh quan tâm hơn tới các vấn đề về đơn giá đền bù GPMB tại các địa phương, việc thực hiện tái định cư phù hợp cho nhân dân trong khu vực bị thu hồi đất. Bên cạnh đó, quan tâm hơn nữa tới chế độ, chính sách của cán bộ bán chuyên trách các chi hội phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh… tại các xã, phường và có những giải pháp cụ thể thúc đẩy KT - XH hơn nữa.  

Đồng quan điểm, anh Phạm Văn Mạnh, tổ 12, phường Đồng Tiến (TP Hoà Bình) cũng mong tại kỳ họp này, Hội đồng nhân dân tỉnh cần có những bứt phá trong triển khai giải ngân đầu tư công, qua đó góp phần tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân trên địa bàn trong bối ảnh kinh tế hiện nay.

Bên lề nghị trường của kỳ họp, ông Trần Trung Đức, Giám đốc HTX chuối Vi ba, đại biểu HĐND tỉnh tổ Lương Sơn cho biết, sẽ có ý kiến về vấn đề du lịch. Theo ông Đức, ngành du lịch của tỉnh hiện chưa có quy hoạch tổng thể, chưa có sự kết nối giữa các điểm du lịch với nhau trên địa bàn các huyện, thành phố. Mong muốn tỉnh ta sớm có quy hoạch tổng thể nhằm tạo sự kết nối giữa các điểm du lịch, gắn phát triển du lịch với văn hoá, ẩm thực… nhằm thu hút khách du lịch quốc tế, những du khách tỉnh xa đến lưu trú dài ngày trên địa bàn tỉnh.

Thông qua kỳ họp này, ông Trần Trung Đức cũng mong muốn các sở, ngành, địa phương quyết liệt hơn trong giải quyết những ý kiến của cử tri, những vấn đề đang tồn tại, tạo sự bứt phá đối với KT-XH tỉnh nhà trong những tháng cuối năm 2023.  

Nhìn chung, cử tri và Nhân dân mong muốn các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm, đưa ra được những giải pháp hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, phấn đấu hoàn thành những mục tiêu mà tỉnh đã đặt ra trong năm 2023.

Người dân cũng luôn tin tưởng và mong muốn các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm, giải quyết những vấn đề còn tồn tại, những vấn đề mang tính thời sự phát sinh từ thực tiễn. Đưa ra những quyết sách phù hợp với tình hình hiện nay cũng như có tầm nhìn xa đối với sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới, đáp ứng sự tin tưởng của cử tri và Nhân dân. Đồng thời, thực hiện tốt vai trò giám sát việc thực hiện các Nghị quyết mà Hội đồng nhân dân tỉnh đã thảo luận và đưa ra đưa ra trong thời gian tới.


Hồng Trung

Các tin khác


Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện các đột phá chiến lược ở huyện Yên Thủy: Bài 3 - Tiên phong trong hiện đại hóa và cải cách hành chính

(HBĐT) - Liên tiếp trong 2 năm 2021, 2022, huyện Yên Thủy được đánh giá dẫn đầu toàn tỉnh về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và các huyện, thành phố (DDCI). Năm 2022, Yên Thuỷ là địa phương duy nhất được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá thuộc nhóm tốt với thang điểm 85,54/100 điểm. Yên Thủy cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai thực hiện phòng họp không giấy tờ nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), hướng đến xây dựng chính quyền điện tử, góp phần đồng hành, hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp, người dân. Đây cũng là một trong những đột phá quan trọng của huyện trong hoàn thiện thể chế, trọng tâm là CCHC trong nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng.

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện các đột phá chiến lược ở huyện Yên Thủy: Bài 2 - Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Thủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đồng thời, xây dựng phương án giải quyết các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) chưa đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực yếu kém. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tạo sự chuyển biến, đột phá trong thực thi công vụ.

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện các đột phá chiến lược ở huyện Yên Thủy: Bài 1 - Đẩy nhanh phát triển đô thị và hạ tầng giao thông

(HBĐT) - Đại hội Đảng bộ huyện Yên Thủy lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt mục tiêu đến năm 2024 trở thành huyện nông thôn mới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, huyện đề ra một số giải pháp quan trọng, trong đó có 3 giải pháp mang tính đột phá chiến lược, đó là: hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật cả về số lượng, chất lượng, trong đó chú trọng chất lượng; phát triển nguồn nhân lực; hoàn hiện thể chế, trọng tâm là cải cách hành chính. Nửa nhiệm kỳ vừa qua, việc thực hiện các đột phá đã giúp huyện thực hiện đạt 9/17 chỉ tiêu KT-XH, tạo đà cho việc tăng tốc để hoàn thành chỉ tiêu nghị quyết trong nửa cuối nhiệm kỳ đầy thử thách, khó khăn trước mắt.

Từ việc mua bán đất trái phép ở Đồi Thung đến hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản: Bài 2 - Có hay không hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(HBĐT) - Chỉ với những sổ đất canh tác, đất rừng phòng hộ đặc dụng và hợp đồng mua bán, chuyển nhượng trái pháp luật chẳng khác gì mớ... giấy lộn, nhưng bà Bùi Thị Hồng đã "đẩy” sang cho người khác "ôm hộ” để đổi lấy nhiều bất động sản trị giá nhiều tỷ đồng ngay giữa trung tâm thành phố...

Từ việc mua bán đất trái phép ở Đồi Thung đến hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản: Bài 1 - Bán đất trái phép, nhiều hộ dân mất quyền sử dụng đất

(HBĐT) - Khi thông tin về việc Tập đoàn Sun Group xin chủ trương khảo sát lập dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp tại khu vực Đồi Thung, xã Quý Hòa (Lạc Sơn) được UBND tỉnh chấp thuận, ngay lập tức khu vực này lên cơn "sốt đất”. Nhiều kẻ mang danh nghĩa "nhà đầu tư” nhảy vào "ôm” hàng chục ha đất để trục lợi khi dự án được triển khai. Tuy nhiên, sau cơn sốt đất, nhiều lá đơn kêu cứu được gửi đi khắp nơi...

Chuyện giữ rừng ở Kim Bôi

(HBĐT) - Nhà có nhiều hay ít cũng đều phải có trách nhiệm giữ rừng như nhau; bất kỳ ai có hành vi xâm hại rừng đều phải chịu phạt. Điều này được 100% người dân xóm Bưa Cầu, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) nhất trí đưa vào hương ước của xóm để bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR). Chỉ tay về phía con suối Trầm, anh Bùi Văn Thí, Phó trưởng xóm Bưa Cầu cho hay, chẳng phải tự nhiên mà con suối này chảy quanh năm chưa bao giờ cạn nước, dù là giữa mùa khô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục