(HBĐT) - Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhận thức, tư duy, cách làm và diện mạo Mường Bi thay đổi đáng ghi nhận. Các lĩnh vực xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển KT-XH có những chuyển động tích cực. Có thể thấy được sự chuyển mình rõ nét trên hầu hết các lĩnh vực KT-XH, từ vùng thuận lợi đến vùng cao, vùng sâu, xa của huyện Tân Lạc.




Năm 2022, sản phẩm bưởi đỏ xã Thanh Hối (Tân Lạc) được xuất khẩu sang thị trường châu Âu. 

Những sản phẩm cụ thể 

Thị trấn Mãn Đức được quy hoạch, đầu tư nhiều công trình dự án, phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ. Dự án khu đô thị Mường Khến Heritage có quy mô 14,7 ha tại trung tâm thị trấn Mãn Đức. Dự án khu dân cư mới thị trấn Mãn Đức quy mô 9,8 ha được quy hoạch kết nối đồng bộ với hạ tầng trên địa bàn. Khu vực xã Phong Phú tiếp tục quy hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút các dự án công nghiệp tạo chuyển dịch cơ cấu dân số đô thị. Các dự án trọng điểm, nhất là giao thông như tuyến đường 435 kết nối TP Hòa Bình với xã Suối Hoa đã đưa vào khai thác, mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào vùng lõi hồ Hòa Bình; tuyến đường nối quốc lộ 6 qua xã Mỹ Hòa - Suối Hoa dài 14,8 km đang được khẩn trương thi công, khi đưa vào khai thác sẽ phá vỡ thế độc đạo, cải thiện mạnh giao thương các xã trong khu vực. Nhiều dự án sản xuất công nghiệp được hỗ trợ  phát huy hiệu quả tại các xã: Phong Phú, Đông Lai, Thanh Hối... Dự án nhà máy dệt kim Supertex - Tân Lạc triển khai tại xã Thanh Hối dự kiến cuối năm nay đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho khoảng 1.300 lao động địa phương.

Thanh Hối là xã rộng, đông dân, từng là địa phương có truyền thống trong phong trào làm giao thông nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăn nuôi trâu, bò vỗ béo, phát triển vùng bưởi đỏ, bưởi da xanh, người dân chịu khó, chuyên cần. Đồng chí Bùi Thị Bích, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Thanh Hối cho biết: Qua 3 năm thực hiện NQĐH Đảng bộ xã lần thứ XXVII, nhiều mặt công tác có chuyển biến. Hạ tầng được đầu tư, đường vào xóm đổ bê tông, trồng hoa cây cảnh tươi mới, phong quang. Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), duy trì 2 khu dân cư NTM kiểu mẫu và 6 vườn mẫu tại xóm Tân Hương và xóm Nen 2; tiếp tục nhân rộng, triển khai xây dựng thêm 1 khu dân cư NTM kiểu mẫu tại xóm Tân Tiến… Người dân thay đổi mạnh mẽ tư duy, sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn an toàn. Sản phẩm bưởi đỏ trên địa bàn đã xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Cán bộ, Nhân dân tích cực phát triển chăn nuôi, thương mại dịch vụ, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 58 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,2%.

Huyện đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc lan tỏa rộng khắp các xóm bản, khu dân cư, từ vùng thấp đến vùng cao. Chất lượng cán bộ được cải thiện mạnh, bộ máy hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân… Đây là những sản phẩm cụ thể, hiệu quả trong đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành (BCH), Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Tân Lạc theo hướng gần dân, sát thực tế, đưa nhanh NQĐH Đảng bộ các cấp vào cuộc sống.
Ngay sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, Huyện ủy kịp thời ban hành Chương trình hành động thực hiện NQĐH Đảng bộ huyện, quy chế làm việc của BCH, chương trình làm việc toàn khoá của Huyện uỷ; quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ. Trên cơ sở đó, hàng năm xây dựng chương trình làm việc của Huyện ủy, BTV Huyện ủy theo quy chế và chương trình làm việc đã được thông qua; lựa chọn những nội dung lớn, có tính bao quát, toàn diện trên các lĩnh vực để ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo. Các nghị quyết, chỉ thị về: Tăng cường lãnh đạo nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản phẩm bưởi Tân Lạc giai đoạn 2021 - 2025; tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 08-NQ/HU, ngày 28/12/2022 của Huyện ủy về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mường trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; các văn bản chỉ đạo về quản lý đất đai, công tác giải phóng mặt bằng... đang thúc đẩy mạnh mẽ các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện. 

Thời gian qua, các mặt công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, lãnh đạo các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng sinh hoạt Đảng được cải thiện rõ rệt, công tác kết nạp đảng viên được quan tâm. Nửa nhiệm kỳ, toàn huyện kết nạp được 406 đảng viên, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Hàng năm, số đảng viên được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt 93%; trên 90% tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, đạt mục tiêu nghị quyết. Bộ máy cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền có tiến bộ rõ rệt. Kinh tế của huyện phát triển khá, hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư, bộ mặt NTM và đô thị có nhiều khởi sắc. Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt ở mức khá cao so với các huyện, thành phố trong tỉnh. Năm 2020 đứng thứ 4/10 huyện, thành phố; năm 2021 đứng thứ 2/10 huyện, thành phố; năm 2022 đứng thứ 2/10 huyện, thành phố. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3%/năm, đạt 75% so với NQĐH, an sinh xã hội được đảm bảo...

Vì mục tiêu phát triển bền vững

Đồng chí Bí thư Huyện ủy Tân Lạc Đinh Anh Tuấn cho biết: Qua nửa nhiệm kỳ lãnh đạo thực hiện các mục tiêu NQĐH, Đảng bộ huyện đúc rút những bài học kinh nghiệm, đó là: Phải đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất cao trong cấp uỷ, tổ chức Đảng; tập trung lãnh đạo toàn diện, giữ vững nguyên tắc, đúng điều lệ, quy định của Đảng và quy chế làm việc của cấp uỷ; linh hoạt trong xử lý công việc, sâu sát, sáng tạo trong tổ chức thực hiện. Việc cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của cấp trên phải có biện pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế của huyện, tổ chức thực hiện đồng bộ. Đổi mới tư duy lãnh đạo về kinh tế, lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, mang tính đột phá của huyện, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh và huy động các nguồn lực trong huyện để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đưa kinh tế huyện phát triển nhanh, bền vững. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng công vụ, ý thức phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần thực hiện các nhiệm vụ KT-XH, QP-AN, xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh toàn diện.

Huyện Tân Lạc tập trung tiếp tục lãnh đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng, phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên, tranh thủ sự hỗ trợ, huy động tốt các nguồn lực đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở dịch vụ, thương mại, du lịch; đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng NTM gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc; nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục xây dựng huyện là đơn vị có phong trào xuất sắc toàn diện, phát triển nhanh, bền vững; phấn đấu kinh tế của huyện đạt mức phát triển trung bình của tỉnh.

Hương Lan


Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục