Người dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc) chọn mua hàng trong buổi chợ phiên.

Người dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc) chọn mua hàng trong buổi chợ phiên.

(HBĐT)- Giá rẻ, mẫu mã khá đẹp, bắt mắt nên những mặt hàng, từ quần áo, giày dép đến bánh, kẹo... thuộc diện “hàng gia công” được người tiêu dùng ở nông thôn ưa chuộng. Phần lớn người tiêu dùng mua vì hợp túi tiền, mua cho có chứ không nhiều người để ý đến việc sử dụng mặt hàng đó có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay gây hại đến sức khoẻ hay không.

 

Chúng tôi đến xã Vầy Nưa ( Đà Bắc) vào đúng phiên chợ vùng hồ. Sáng sớm tinh mơ, 4-5 chiếc thuyền hàng ì ạch cập bến ngay gần trụ sở UBND xã để phụ vụ nhu cầu mua sắm của bà con. Từ thịt, cá, mắm muối, rau cỏ,  bánh kẹo, thuốc lá đến quần áo, giày dép thứ gì cũng có. Điều đáng nói là mặc dù phải chở hàng trên sông suốt một chặng đường dài từ Hà Nội lên nhưng giá những mặt hàng này vẫn “mềm” hơn nhiều so với các sản phẩm cùng chủng loại được bán ở các cửa hàng, siêu thị có uy tín ở thành phố. Tuy nhiên, đến khi trực tiếp đi mua hàng cùng người dân mới thấy việc chọn các sản phẩm ưng ý có đầy đủ nhãn mác, đảm bảo chất lượng không phải chuyện dễ dàng, vì phần lớn số hàng hoá đó không có nhãn mác, hoặc có thì cũng là những cơ sở sản xuất không mấy tên tuổi. Bởi vậy nên giá cả cũng hết sức hợp lý: một chai nước mắm 500 ml được rót ra từ chiếc can nhựa có giá 3.500đồng.

           

Chúng tôi có mặt ở chợ trung tâm cụm xã Lũng Vân (Tân Lạc) vào đúng buổi chợ phiên.  Bà con đến đây để bán hàng nông sản và mua về lương thực, thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo, giày dép... Đi khắp các quầy bán quần áo để ngắm nghía, khảo giá, chúng tôi nhận định: Phần lớn các mặt hàng quần áo, giày dép được bày bán ở đây là hàng Trung Quốc, hoặc hàng nhái, kiểu dáng giống nhau, nhưng đường kim, mũi chỉ và chất liệu vải thì có sự khác biệt rõ rệt.  Ví như một chiếc áo len nữ loại mỏng có cùng kiểu dáng mua ở TPHB với giá 190.000 đồng, nhưng ở chợ Lũng Vân chỉ bán với giá 90.000 đồng. Đem chiếc áo đang mặc ra so sánh với chiếc áo bày ở quầy, chị chủ hàng nhanh nhảu: Áo em mua hàng sản xuất đợt đầu giá phải khác, còn chiếc áo này người ta sản xuất đến lượt thứ năm, thứ bảy, rồi chất liệu, kiểu dáng cũng kém hơn nên mới bán giá vậy thôi. Nghe để biết vậy, nhưng là người đã sử dụng và tìm hiểu nguồn gốc sản phẩm thì mới biết đó là hàng nhái. Ngoài những lô quần áo được sản xuất nhái kiểu dáng còn có sự xuất hiện của các mặt hàng xuất sứ Trung Quốc. Mỗi chiếc quần bò Trung Quốc có giá bán từ 120.000 đồng- 180.000đồng, áo sơ mi, áo thun hoặc áo khoác nhẹ có giá từ vài chục ngàn tới 200-250.000 đồng. Các loại quần áo, đồ chơi dành cho trẻ em được bày bán nhiều và cũng được đông đảo người tiêu dùng chọn mua nhiệt tình.

 

Trong một chuyến công tác về Kim Bôi, chúng tôi có dịp ghé qua một đại lý kinh doanh tổng hợp ở trung tâm xã Kim Sơn uống nước và mục sở thị việc mua bán của người dân. Vì có địa điểm đẹp nên việc kinh doanh ở cửa hàng này khá suôn sẻ. Chỉ dăm bảy, phút lại có người đến mua hàng, chủ yếu là đồ ăn, thức uống và các thứ hàng lặt vặt. Những người đi mua hàng thường dắt theo con, cháu và thường không tiếc dăm ba ngàn đồng để mua cho con đồng quà, tấm bánh. Bán hàng cho khách, nhưng khi cháu đòi ăn bà chủ cửa hàng phải dỗ dành: ăn cái này không ngon đâu cháu ạ! không cao lớn, không xinh được đâu...

 

Thực ra thứ mà cháu bé đòi ăn là loại bim bim trần không đóng gói, được đựng trong túi nilon to, chưa biết chất lượng thế nào nhưng chỉ nhìn qua cũng biết không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người mua cho con cháu mình ăn. Biết chúng tôi là khách vãng lai, bà chủ cửa hàng cởi mở: Chúng tôi bán hàng ở thôn quê thế này lãi lời chẳng là bao nên cứ phải nhập những thứ hàng mà người tiêu dùng ưa thích và bán chạy thôi, còn thật, giả, đắt hay rẻ không phải là điều quan trọng. Nhưng nhìn chung vì mức thu nhập nên người dân cũng chỉ chọn mua những thứ hàng hợp với túi tiền của mình chứ ít có điều kiện quan tâm đến chất lượng. Vừa nói, bà chủ cửa hàng vừa lấy cho chúng tôi xem 2 hộp bánh thoạt nhìn bao bì khá giống nhau, 1hộp có tên Choco.Pie, còn hộp kia có tên Choco. Bic và giảng giải: Hai hộp bánh này nếu nhìn vào mẫu mã thì khá giống nhau, nhưng hộp Choco.Pie được bán với giá 35.000 đồng, còn hộp Choco.Bic có giá chỉ 20.000 đồng. Vẫn biết “tiền nào của ấy”, bánh Choco.Bic ăn vào khô khốc và chẳng có vị gì, nhưng được cái mẫu mã cũng đẹp không khác gì hàng “xịn”, nên nhiều người chọn mua để làm quà. Và tất nhiên loại bánh này được bán chạy hơn Choco.Pie.

 

Mặc dù thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có khuyến cáo, quần áo, đồ chơi trẻ em có xuất sứ từ Trung Quốc, hoặc hàng giả, hàng nhái có thể gây hại cho sức khoẻ, nhưng vẫn chưa thực sự gây được sự chú ý với người dân nông thôn. Hơn thế, công tác bảo vệ người tiêu dùng ở nông thôn dường như bị buông lỏng, những mặt hàng nhập lậu không nhãn mác, hay hàng giá, hàng nhái được bán chạy hơn hàng thật vẫn đang là một thực trạng.

 

 

 

                                                                                Lam Nguyệt

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục