Người dân Nước Ruộng đã quan tâm hơn tới đời sống tinh thần, sức khoẻ.

Người dân Nước Ruộng đã quan tâm hơn tới đời sống tinh thần, sức khoẻ.

(HBĐT) - Nếu lên bản Nước Ruộng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) vài năm trước, chẳng mấy ai khỏi chạnh lòng về một “cổng trời” với những thứ không như: không điện, không đường, không trường… Nước Ruộng ngày đó gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Tưởng như cái đói, nghèo cứ đeo bám lấy người dân nhưng hôm nay khi trở lại, chúng tôi được chứng kiến những bước chuyển mình, người dân Nước Ruộng đã biết vươn lên làm kinh tế để thoát nghèo, thoát dần khỏi cuộc sống lam lũ xưa kia .

 

Những ký ức buồn.

 

Theo con đường mới mở, qua hơn nửa tiếng đồng hồ, cổng trời dần hiện ra trước mắt chúng tôi, càng gần chạm cổng trời, đường càng trở nên khó đi hơn. Từ trên nhìn xuống bản, thấp thoáng những mái nhà yên bình nằm nép mình, ẩn hiện sau những làn khói trắng. Đón chúng tôi, trường bản Bùi Văn Xiêm hồ hởi nói như khoe: Nước Ruộng nay khác rồi, nhà nào cũng có xe máy, nuôi nhiều lợn, dê, cuộc sống của bà con dần no ấm rồi. Qua một hồi nói chuyện vui vẻ, trưởng xóm Xiêm kể cho chúng tôi những ký ức buồn của người dân Nước Ruộng. Anh kể, khoảng chục năm trở về trước, Nước Ruộng gần như biệt lập với mọi hoạt động bên ngoài dù chỉ cách UBND xã chưa đầy 5 km. Khi đó, con đường vào xóm chỉ là lối nhỏ vắt ngang lên tận đỉnh núi, có việc gì cần ra ngoài chỉ có cách đi bộ từ hôm trước. Từ trước đến nay, con đường vào Nước Ruộng vẫn luôn được liệt vào con đường khó đi nhất của huyện. Cách đây khoảng chục năm, muốn vào đây, người ta phải bỏ xe lại rồi băng rừng, vượt núi mà vào. Không chỉ có thế, hàng đêm, người dân Nước Ruộng vẫn sống leo lét trong ánh đèn dầu. Hướng mắt về phía ánh sáng bên ngoài mà mơ ước. Không có đường, không có điện, trẻ em không buồn đi học, tối về lại ngủ, chúng không chịu học bằng đèn dầu. Năm 2008, cả bản Nước Ruộng mới chỉ có hơn mười em học đến THPT, chưa có ai học đại học, cao đẳng. Mỗi khi có người đau ốm, việc đưa người bệnh đến cơ sở y tế rất khó khăn, vì vậy, hủ tục lạc hậu mời thầy cúng bái, đuổi ma trừ bệnh cũng do đó mà ra.

 

Anh Xiêm cho biết, cả xóm hiện có 89 hộ với hơn 30 ha đất sản xuất lúa, ngô. Trước kia, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, việc đốt rừng làm rẫy còn diễn ra, kinh tế chủ yếu là tự cung, tự cấp nên lương thực chỉ đủ cho từ 3 - 4 tháng trong năm, còn lại là thiếu đói triền miên. Từ khi Chương trình 30a của Chính phủ với những chính sách giúp giảm nghèo được đưa vào cuộc sống, đồng bào đã biết bảo vệ rừng, tăng gia sản xuất, trẻ em đã được học cái chữ từ những cô giáo người Kinh lên đây cắm bản. Như thế  đói làm sao được.

 

Ánh sáng và con đường hạnh phúc

Về Nước Ruộng hôm nay, không còn bắt gặp hình ảnh người dân phải xắn quần lội bùn mỗi khi trời mưa bởi con đường nhầy nhụa, thay vào đó là con đường bê tông đã được rải từ đầu làng đến cuối xóm. Người Nước Ruộng giờ có thể tự hào, lạc quan hơn về một cuộc sống tươi đẹp hơn, bởi đã qua rồi cái thời người dân phải men theo triền núi để ra trung tâm xã mỗi khi có việc. Anh Xiêm, Trưởng bản nhớ lại: Hơn chục năm trước, thấy làng xóm mình khổ quá, đến con đường cũng không có mà đi. Lúc bấy giờ cả bản có 56 hộ dân, mọi người bảo nhau đóng góp mỗi hộ 400.000 đồng để thuê máy mở đường, hàng nghìn ngày công cũng đã được đổ ra, ấy thế mà cũng chỉ ra hình một lối mòn chứ cũng không dám gọi là đường. Mười năm sau, tức năm 2006, con đường được mở rộng theo Chương trình 135, đến năm 2008, con đường lại được làm giai đoạn 2 mới vào đến tận bản như bây giờ. Con đường của sự sống ấm no, hạnh phúc được mở, việc đi lại cũng dễ dàng hơn nhiều so với trước. Bây giờ, xe máy, ô tô có thể vào tận nơi để thu mua, trao đổi, nhờ đó, cuộc sống của bà con nơi đây đã thay đổi nhiều. Có đường mới, bà con càng hăng hái, tích cực sản xuất hơn, đặc biệt là người dân đã chú trọng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong những năm qua, hàng chục hộ dân đã được tư vấn thông qua các lớp tập huấn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những người nghèo được vay vốn để phát triển kinh tế. Nhờ những việc làm thiết thực và đúng đắn, cái đói, cái nghèo đã dần lùi xa. Trong buổi sương sớm, những nương ngô, ruộng lúa xanh mướt của người dân như chứng minh thêm cho cuộc sống đổi thay nơi đây.

Ông Bạch Bá Tham, hơn 60 tuổi, cả đời gắn bó với cái đói, cái nghèo nay cũng có cái nhìn lạc quan hơn khi ông tâm sự. Đảng làm cho mình con đường, cái xe máy đã đi được vào tận đầu máng nước, dân không còn phải vào rừng tìm củ mài thay bữa. Trước kia, cái đói cái nghèo cứ lay lắt bám lấy người dân, đến dầu cũng không có mà thắp đèn- ông Tham cười rất tươi.

Trong bản bây giờ cũng đã có nhiều người biết làm kinh tế giỏi như gia đình ông Bùi Văn Thành. Từ một hộ nghèo, được vay vốn của ngân hàng ông đã nuôi 50 con dê, hàng chục con bò, thu nhập mỗi năm gần trăm triệu đồng. Ngoài ông Thành, ông Bùi Văn Quyết cũng có hơn 20 con trâu, bò cũng do nguồn vốn vay của Nhà nước.  Hiện nay, Nước Ruộng có 14 ha cấy lúa, tổng diện tích gieo trồng hơn 30 ha, tổng sản lượng lương thực bình quân đầu người năm 2010 đạt 560 kg, các hộ nghèo được vay vốn, hỗ trợ trâu, bò để phát triển chăn nuôi, sản xuất. Thu nhập bình quân đầu người đạt 6,2 triệu đồng. Nhà văn hóa của bản đã được xây dựng với số tiền hơn 200 triệu đồng, nguồn kinh phí chủ yếu do người dân đóng góp, là nơi để người dân hội họp, sinh hoạt vui vẻ, 100 % trẻ em đến tuổi được đến trường, không có tình trạng trẻ em bỏ học. Điều đặc biệt vui mừng hơn với người dân Nước Ruộng, khi niềm mong mỏi của người dân sắp thành hiện thực. Đó là công trình điện lưới quốc gia kéo về Nước Ruộng phục vụ nhu cầu của người dân đã hoàn thành và chỉ chờ đóng điện vào tháng 7 này.

Rời Nước Ruộng trong buổi chiều trong xanh, ngay đầu bản, những đứa trẻ vui đùa cùng những chú trâu no tròn đang lùa về chuồng. Từ trên cổng trời nhìn xuống, những vạt ngô xanh tốt khiến chúng tôi luôn tin vào một Nước Ruộng luôn đổi mới.

 

                                                                              Thanh Tuyền

                                                                                    (CTV)

 

Các tin khác

Hiện nay, việc dạy và học chữ Thái đã thu hút được đông đảo cán bộ, nhân dân huyện Mai Châu tham gia. Trong ảnh: Cuộc thi viết và đọc chữ Thái Việt Nam tại lễ hội Xên Mường năm 2011.
Gia đình anh Đỗ Văn Chiến (Phú Châu - Phú Minh) làm kinh tế giỏi, mỗi năm thu nhập 250 triệu đồng từ trồng sắn và dong riềng.
Trưởng xóm Cóc Bùi Văn Tiền và ông Bùi Văn Sòn chia sẻ niềm vui bên ngôi trường mới xây
Ông Vi Xuân Đức, Chủ tịch UBND xã Mai Hạ chỉ cho chúng tôi biết vị trí của Đồng Uống xưa, giờ đã thành diện tích đất canh tác của người dân.

Lớp học đặc biệt nơi vùng cao Ngọc Sơn

(HBĐT) - Hơn một năm nay, những ngày nghỉ cuối tuần luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với chị Bùi Thị Lan, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). Vào những ngày này, tạm gác lại công việc Hội, không bận rộn với mùa màng, chị Lan vượt hơn 20 km đường đèo, dốc để tham gia lớp học đặc biệt nơi vùng cao Ngọc Sơn. Đó là lớp văn hóa - nghề do trường TH Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh tổ chức.

Người đi xẻ vợi nỗi đau bao nhà

(HBĐT) - Tháng bảy, đất trời Hòa Bình như cô gái đỏng đảnh. Đang nắng chang chang là thế bỗng sập mưa. Người phụ nữ ở tuổi ngoài 40 có khuôn mặt tròn và nhân hậu ngồi bên tôi, nhìn mưa giăng giăng cứ thở dài. Chị Phạm Thị Nhuận, Giám đốc Công ty cổ phần thương mại Định Nhuận thổ lộ nỗi lo lắng:

Người lính pháo binh và những vần thơ “hát”

(HBĐT) - Ông 72 tuổi, “Cái tuổi nó đuổi xuân đi”. Ôm trong mình nỗi đau màu da cam suốt 35 năm qua, người lính pháo binh ấy chưa bao giờ thấy mình là người bất hạnh, càng không cho rằng mình là nạn nhân khốn khổ của chiến tranh. Từ trước đến nay, ông chấp nhận mọi cái giá trong cuộc đời bởi ông luôn sống lạc quan và trái tim lúc nào cũng nghêu ngao những vẫn thơ biết hát…

“Ông vua” giảo cổ lam và những tri ân cuộc đời

(HBĐT) - Người ta gọi ông là “ông vua “giảo cổ lam, báo chí ca ngợi ông làm rạng danh xứ Mường, tò mò, tôi đã ngược dốc Tày Măng tìm đến xã Tu Lý – Đà Bắc để được gặp ông. Khác với mỹ từ "ông vua”, Bùi Đắc Quang, Giám đốc công ty TNHH Hoàng Tùng - người làm nên thương hiệu giảo cổ lam Ba Tri nổi tiếng thực tế là một CCB đã cống hiến hết những năm tháng tuổi trẻ cho chiến trường và với ông, tìm được giảo cổ lam đơn giản đó là cơ duyên trời ban và ông làm tất cả cũng chỉ muốn tri ân cuộc đời.

Bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường

Bài 2: Giữ gìn di sản văn hóa cho dân tộc

(HBĐT) - Không gian văn hóa cồng chiêng Mường đã khẳng định được giá trị qua chiều dài lịch sử phát triển nhưng lại đang có nguy cơ bị mai một không chỉ ở số lượng mà cả về số bài chiêng và các nghệ nhân biết đánh chiêng giai điệu. Những giá trị văn hóa cồng chiêng quý giá đó cần được bảo tồn và phát huy bản sắc trong công cuộc đổi mới và phát triển.

Bảo tồn và phát huy không gian văn hoá cồng chiêng dân tộc Mường

 

Bài 1:  Kiệt tác văn hóa  trước cơ hội lớn

(HBĐT) - Đối với người Mường, cồng chiêng không chỉ đơn thuần là nhạc cụ mà đã trở thành giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Không gian văn hóa cồng chiêng Mường với phương thức trình diễn độc đáo đã tồn tại và phát triển cùng lịch sử phát triển của người Mường. Kiệt tác này đang được lập hồ sơ đề cử trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục