Kỹ sư Đăqngj Văn Cương.
(HBĐT) - 10 năm gắn bó với Hòa Bình theo chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh. 10 năm kỹ sư Đặng Văn Cương cùng các cộng sự nếm trải vượt qua biết bao chông gai, trắc trở kiên định thực hiện các dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn 2 xã Thành Lập, Trung Sơn ( Lương Sơn). Anh quan niệm, may mắn - thành quả sẽ đến với ai biết tìm cách vượt qua khó khăn và nỗ lực không ngừng.
Tôi lại gặp kỹ sư Đặng Văn Cương vào những ngày đầu tháng 8, khi anh đang cùng các nhà thầu tổ chức chạy thử và hiệu chỉnh thiết bị chuẩn bị cho ngày vận hành Dự án xi măng Hòa Bình bằng nguồn điện 110 KV. Anh già đi nhiều nhưng phong thái vẫn như xưa: nhanh nhẹn, hoạt bát và tất bật. Niềm tin và sự phấn khởi đã trở lại trong anh khi chỉ còn ít ngày nữa dự án trọng điểm của Công ty TNHH Xuân Mai và của tỉnh tại vùng nam công nghiệp Lương Sơn đi vào sản xuất.
Anh Cương tốt nghiệp chuyên ngành tự động hóa, đại học Bách khoa từ năm 1994. Ngay từ khi ở giảng đường đại học, anh đã không có ý nghĩ làm việc trong Nhà nước mà quyết tâm dấn bước doanh nhân đầy chông gai, trắc trở. Gia đình anh nhiều người làm công nghiệp. Anh biết đến tiềm năng phát triển nguyên liệu xi măng của vùng nam Lương Sơn từ sớm và tâm niệm sẽ triển khai các dự án trên vùng đất này. Dự án xi măng Xuân Mai là bước khởi sự cho Dự án xi măng Hòa Bình giai đoạn 1. Dấn bước làm xi măng, ngay từ đầu anh đã xác định khó khăn. Nhưng phải đến khi thực sự “vào cuộc” anh cũng không ngờ quá trình triển khai lại nhiều áp lực đến vậy. Anh học theo cách giải quyết khó khăn của người châu âu. Anh không kêu ca, kể khổ mà chỉ tìm cách giải quyết những khó khăn, thử thách. Anh tâm sự, không tính đến dự án xi măng Xuân Mai khá thuận lợi vì được sự giúp đỡ chí tình, đầy trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng. Riêng đối với Dự án xi măng Hòa Bình gặp phải 2 khó khăn lớn. Thứ nhất, dự án triển khai vào thời điểm lạm phát với những áp lực về vốn vay với lãi suất cao. Thứ 2 là nguồn điện không bảo đảm tiến độ để nhà máy có thể vận hành theo kế hoạch. Dự án Xi măng Hòa Bình triển khai vào đúng thời điểm lạm phát, các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, lãi suất cho vay lên tới 21%, trong khi đó nguồn vốn của Công ty chỉ có thể cân đối khoảng 200 tỷ đồng, còn lại phải vay ngân hàng khoảng 500 tỷ đồng. Trong bối cảnh này đã phát sinh sự không đồng thuận của một số thành viên trong Hội đồng quản trị Công ty, có thành viên nản chí, rút vốn. Hồi ấy có dư luận, kỹ sư Cương không còn làm Tổng Giám đốc Công ty. Dự án sẽ “vỡ trận”. Trong khi đó, tiến độ Dự án xi măng Hòa Bình đã được xác định hoàn tất sau 17 tháng tính từ ngày khởi công. Vậy là kỹ sư Cương cùng một số thành viên trong HĐQT còn trụ lại vừa tổ chức triển khai dự án, vừa bươn bả tìm đối tác để bổ sung cho nguồn vốn bị thiếu.
Đối với cá nhân anh, đây là quãng thời gian nhiều áp lực. Tài sản, hạnh phúc gia đình đặt hết vào Dự án xi măng Hòa Bình. HĐQT Công ty đã tìm được đối tác sau này thành cổ đông chiến lược của Dự án xi măng Hòa Bình. Khi tìm được nguồn vốn bổ sung, công ty và nhà thầu EPC - Hợp Phì Trung Quốc quyết liệt thi công trong điều kiện căng thẳng về điện. Tuy nhiên vẫn bảo đảm kế hoạch sau 17 tháng từ ngày khởi công đã hoàn thành vào tháng 8/2010. Dự án xi măng Hòa Bình xác lập những kỷ lục kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Kỷ lục về giải phóng mặt bằng 40 ha đất trong khuôn khổ dự án được thực hiện trong vòng đúng 10 ngày. Kỷ lục về dự án tầm cỡ nhất tỉnh triển khai vào đúng giai đoạn khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ đề ra như nhiều người nói nếu không phải là dự án của doanh nghiệp tư nhân thì không thể thực hiện. Một kỷ lục về dự án đi vào bế tắc khi hoàn thành do không có nguồn điện vận hành và sản xuất. “Đây cũng là khó khăn lớn đầy áp lực đối với Công ty TNHH Xuân Mai“ - Kỹ sư Cương chia sẻ.
Nhà máy xi măng Hòa Bình chuẩn bị hoạt động.
Đúng 1 năm trời Dự án xi măng Hòa Bình khi đã hoàn thành phải nằm im bất động vì không có nguồn điện 110 KV- Thanh Nông - Xuân Mai. Công ty tổn thất nặng nề, lãi suất ngân hàng tiếp tục đè nặng lên các thành viên trong HĐQT công ty. Số là Dự án đường dây 110 KV Xuân Mai - Thanh Nông do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc làm chủ đầu tư được khởi động từ nhiều năm và xác định hoàn thành cùng thời điểm hoàn thành của Dự án xi măng Hòa Bình. Thế nhưng dự án này “ lỗi hẹn” 1 năm trời. ở dự án này, công tác GPMB rất phức tạp ở cả Hòa Bình và Hà Nội. Mãi đến tháng 12/2010, địa phận Hòa Bình mới GPMB xong. Phần còn lại, quy trình GPMB rất khó khăn bởi cơ chế, chính sách ở Hà Nội khác hẳn, đặc biệt là trong xác định nguồn gốc đất đai, bảo đảm đúng theo trình tự pháp lý, cụ thể và chi tiết, đòi hỏi chi tiết từng gốc cây, bụi rau.
Mỗi hộ dân nhất trí nhận tiền đền bù, mỗi cây cột điện được dựng, mỗi mét dây được kéo đều là những mốc thời gian lịch sử mà từng cán bộ, kỹ sư Công ty TNHH Xuân Mai mong đợi. Rồi ngày
10 năm kỹ sư Đặng Văn Cương gắn bó với quê hương Hòa Bình. Ngần đó thời gian, anh cùng cộng sự đồng cam cộng khổ vượt qua biết bao khó khăn, áp lực và trưởng thành trong nắng gió Thành Lập, Trung Sơn để triển khai 2 dự án xi măng tầm cỡ, kiên định và quyết liệt theo đuổi thực hiện dự án trọng điểm của tỉnh và của công ty, thực hiện mục tiêu đưa thương hiệu xi măng Trung Sơn- sản phẩm được đăng ký bảo hộ của Dự án xi măng Hòa Bình gia nhập sản phẩm vật liệu xây dựng chất lượng cao trên thị trường. Tôi biết, với anh phía trước còn nhiều gian nan, vất vả. Nhưng đối với kỹ sư Đặng Văn Cương và các cộng sự, thử thách, nghị lực được bồi đắp và tôi luyện trong khó khăn đang theo đuổi những mục tiêu cao cả và lớn lao hơn, xây dựng vóc dáng công nghiệp, góp phần tạo nên sự biến đổi cho những vùng quê còn thuần nông nghèo khó.
Lê Chung
(HBĐT) - Thời những năm 90 của thế kỷ trước, Phú Minh như đảo nổi, các xóm tách biệt nhau mỗi khi nước xả lũ sông Đà tràn về. Ngày đó, đứng ở trên triền đê, nhìn những bông lúa cố vươn lên khỏi mặt nước đỏ lừ, còn bà con đang hối hả dầm mình trong nước để mong giành lại những hạt thóc đẫm nước, ai cũng chạnh lòng.
(HBĐT) - Xóm Cóc, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) được biết đến bởi nhiều điểm đặc trưng: chưa có điện, con đường độc đạo xuống xã mấp mô, trơn trượt, thường xuyên bị cô lập vào mùa mưa. ốm đau không có cơ sở y tế để chữa trị, trẻ em đi học chữ có khi phải dậy từ sớm tinh mơ để vượt qua 4 km đường rừng ... Thế nhưng, đây lại là nơi tụ hội lòng tin của dân vào Đảng, nơi con người sống với nhau chan chứa tình yêu thương.
(HBĐT) - Chỉ đến khi được nghe ông Khà Phúc Dằng, Bí thư Huyện ủy Mai Châu khẳng định: "Những vụ thảm sát xảy ra liên tiếp ở đồn Đồng Uống (xã Mai Hạ) do giặc Pháp lập trong những năm 1947 - 1949 làm khoảng hơn 100 người dân Mai Châu, Thanh Hóa và các tỉnh lân cận bị giết", chúng tôi mới dám tin đó là sự thật.
(HBĐT) - Hơn một năm nay, những ngày nghỉ cuối tuần luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với chị Bùi Thị Lan, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). Vào những ngày này, tạm gác lại công việc Hội, không bận rộn với mùa màng, chị Lan vượt hơn 20 km đường đèo, dốc để tham gia lớp học đặc biệt nơi vùng cao Ngọc Sơn. Đó là lớp văn hóa - nghề do trường TH Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh tổ chức.
(HBĐT) - Tháng bảy, đất trời Hòa Bình như cô gái đỏng đảnh. Đang nắng chang chang là thế bỗng sập mưa. Người phụ nữ ở tuổi ngoài 40 có khuôn mặt tròn và nhân hậu ngồi bên tôi, nhìn mưa giăng giăng cứ thở dài. Chị Phạm Thị Nhuận, Giám đốc Công ty cổ phần thương mại Định Nhuận thổ lộ nỗi lo lắng:
(HBĐT) - Ông 72 tuổi, “Cái tuổi nó đuổi xuân đi”. Ôm trong mình nỗi đau màu da cam suốt 35 năm qua, người lính pháo binh ấy chưa bao giờ thấy mình là người bất hạnh, càng không cho rằng mình là nạn nhân khốn khổ của chiến tranh. Từ trước đến nay, ông chấp nhận mọi cái giá trong cuộc đời bởi ông luôn sống lạc quan và trái tim lúc nào cũng nghêu ngao những vẫn thơ biết hát…