Anh Nguyễn Văn Minh đang làm trống.

Anh Nguyễn Văn Minh đang làm trống.

(HBĐT) - Khi ở quê nhà, nghề làm trống đã trở nên khó cạnh tranh và muốn gìn giữ nghề gia truyền của tổ tiên để lại, anh đã cùng với vợ con lên vùng đất Hòa Bình để sinh cơ, lập nghiệp.

Cách đây 2 năm trước, chàng thanh niên tên Nguyễn Văn Minh đã cùng vợ con lên Hòa Bình lập nghiệp. Bây giờ anh đang là chủ cơ sở sản xuất và phục hồi trống Hoàng Minh ở khu I, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), nơi đã cung cấp cũng như sửa chữa hàng trăm chiếc trống lớn, nhỏ cho các nơi trong tỉnh. Anh Minh cho biết: Sinh ra và lớn lên trên quê hương trống Đọi Tam, đó là làng Đọi Sơn, xã Đọi Tam, huyện Duy Tiên (Hà Nam). Tuổi thơ tôi lớn lên cùng tiếng trống của làng nhưng càng lớn lên, tiếng trống càng thưa dần, một phần cũng bởi cơ chế thị trường, nhiều loại trống bằng nhiều chất liệu, mẫu mã khác nhau ra đời làm cho thời thịnh vượng của làng trống suy giảm. Nhiều thanh niên trong làng không còn tâm huyết với nghề thu nhập thấp này nữa. Xót xa trước cảnh nghề có nguy cơ mai một, sau nhiều trăn trở, tính toán, nghĩ việc có thể sống được bằng nghề trống ở quê nhà rất khó bởi cả làng, nhà nhà đều làm trống thì bán cho ai, tôi quyết định cùng với vợ con đến nơi khác lập nghiệp. Biết là con đường phía trước còn lắm những gian nan nhưng tôi vẫn không nản chí. Vừa làm, vừa đầu tư thêm trang thiết bị, công cụ, tự làm trống, anh Minh kiên trì đi khắp các nơi trong tỉnh chỉ để gửi những tấm danh thiếp cho các trường học, nhà thờ, đình, chùa và những nơi có nhu cầu dùng trống.

 

Chia sẻ về những khó khăn, vất vả trong nghề làm trống, người đàn ông có dáng người thấp đậm vừa nói, vừa mải mê nắn vành cho chiếc trống được khách hàng vừa đặt cho biết. Ở tỉnh Hòa Bình có lẽ chỉ mình tôi làm cái nghề này. Cả đời  gắn bó với nghề làm trống tính đến nay dễ đã gần 20 năm. Mỗi chiếc trống được làm ra là bấy nhiêu tâm huyết mình dồn vào đó, thế nhưng nghề này không phải lúc nào cũng có người, có nơi có nhu cầu làm trống. Nhớ nghề, yêu nghề nhưng không thể cứ làm mãi trống để… ngắm chơi, vì vậy, tôi đã quyết định chọn Hòa Bình để lập nghiệp vì theo như anh Hòa Bình cũng như mảnh đất khác, nhiều nơi cũng cần có nhu cầu dùng đến trống, biết rằng sẽ phải mất nhiều công sức, thậm chí là thất bại.

 

Làm trống là công việc rất kén chọn người, không phải cứ ai muốn theo nghề cũng có thể trở thành thợ giỏi. Anh Minh cho biết: Người làm trống cũng giống như người nghệ sỹ, phải biết thẩm âm để xác định độ vang của trống. Trống đình, trống chùa làm khác trống dùng cho các đoàn ca múa. Trống được làm chủ yếu bằng gỗ mít, bởi mít là thứ không bị mối mọt lại kêu to. Để lấy được gỗ mít, anh Minh phải lặn lội đi tận các bản làng sâu, xa. Da trâu để dùng làm mặt trống thường được cánh thợ lấy tận Tân Lạc. Bí quyết của người làm trống làng là da trâu cái không đẻ là loại tốt nhất bởi nó vừa dai lại có tiếng kêu to, vang. Ngoài những bước làm cơ bản, người làm trống đều có bí quyết riêng của mình mà không truyền cho người ngoài. Người làm trống thường bắt đầu làm từ tháng 8 để kịp cho dịp đầu xuân. Say sưa là thế, tâm huyết là thế nhưng trống không phải là thứ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày nên nhu cầu người dùng cũng có hạn. Người làm trống như anh Minh mỗi năm cũng chỉ làm được khoảng vài chục chiếc, có tháng làm được nhưng cũng có tháng ngồi dài cổ không có khách mà chủ yếu là trống phục vụ cho các tập thể và cho các ban nhạc hiếu… Mỗi chiếc trống có giá thành khác nhau tùy theo từng loại trống như trống đại, trống trung, trống con. Thường một chiếc trống đại với đường kính khoảng 1m có giá 1,5 triệu đồng, với chiếc trống con, đường kính khoảng 40 cm thì có giá khoảng 500.000 - 700.000 đồng. Anh Minh cho biết thêm: Trước đây, ở quê tôi từng làm trống to lắm, đường kính trung bình 1,5 m, nay chỉ làm trống bé theo yêu cầu của khách thôi, gọi là làm cho có việc cho đỡ nhớ nghề. Thu nhập từ nghề ư? Bấp bênh lắm. Chính bởi thị trường  không rộng nên chỉ có ai yêu nghề mới sống được với nghề. “Là nghề của cha ông  để lại nên tôi theo thôi. Truyền nghề ư? Có ai có nhu cầu truyền đâu mà truyền?” Anh Minh cho biết.

 

Tuy nhiên, với sự cố gắng và nỗ lực không biết mệt mỏi cùng với lòng yêu nghề, niềm tin ở cuộc sống, ở thời điểm hiện tại cơ sở trống Hoàng Minh đã, đang bắt đầu tìm được chỗ đứng và khẳng định giá trị của mình, góp phần nhỏ bé phục vụ cho những nhu cầu của người dân trong tỉnh.

 

 

                                                                    Thanh Tuyền (TTV)

 

Các tin khác

Nhà giáo ưu tú Phùng Văn Miều trân trọng bằng danh dự do Hội Hữu nghị Xô - Việt trao tặng.
Gia đình anh Ngô Văn Trụ là một trong nhiều hộ giáo dân xóm Tân Thành luôn tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng tại xã.
Km số 0 đoàn tàu “không số” Bến K15 hiện chỉ còn lại những cột bê tông hiên ngang đón gió nơi cửa biển như những nốt nhạc của bài ca chiến thắng.
Đoàn cán bộ Ban Dân tộc tỉnh và các đơn vị liên quan thị sát tuyến đường sắp mở. ảnh: V.L

Cư Yên- Toàn dân chung sức, đồng lòng vì lợi ích chung của cộng đồng

(HBĐT) - Từ năm 2009 trở về trước, không chỉ người dân sở tại, bất cứ ai có việc phải vào xã Cư Yên, nhất là đến các xóm Rậm, Tốt Yên, Ruộng, Phú Ngọc, Hang Đá, Hang Đồi 1, Hang Đồi 2, Ao Đa, Gò Mỡ, Ao Chúa… đều ái ngại, bởi phải vượt qua những ổ trâu, ổ voi gồ ghề, mưa lầy lội, nắng thì bụi. Hệ thống hạ tầng giao thông xuống cấp đã gây khó khăn lớn cho các phương tiện trong lưu thông và việc đi lại của nhân dân. Ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an toàn giao thông, đời sống của dân cư và nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn.

Họ là doanh nhân

(HBĐT) - Doanh nghiệp, doanh nhân- những chiến sỹ trên mặt trận kinh tế thời bình với trách nhiệm vì cộng đồng cao cả vì mục tiêu an sinh xã hội. Kỷ niệm ngày doanh nhân Việt Nam 13/10, ghi nhận và trân trọng những đóng góp sự đóng góp đắc lực của giới doanh nghiệp, doanh nhân, đồng thời là dịp để tôn vinh cộng động doanh nghiệp, doanh nhân phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp trong công cuộc xây dựng quê hương giàu mạnh.

“Thần nông” xứ Mường

(HBĐT) - Có một điều đặc biệt, nghề chính của gã không phải làm nông nghiệp nhưng những người dân nghèo ở xã Phú Thành và cả huyện Lạc Thủy vẫn coi gã như một “thần nông”. Điều đó đã được minh chứng và khẳng định bởi giải thưởng “Sao Thần Nông” mà gã là một trong số rất ít người ở tỉnh được trao tặng: Gã là Nguyễn Cao Kỳ ở xóm Rị, xã Phú Thành (Lạc Thủy).

Nét duyên Du lịch Hòa Bình

(HBĐT) - Khu du lịch Cửu thác Tú Sơn (Kim Bôi) gắn với những huyền thoạt văn hóa đất Mường mang lại những cảm nhận tốt đẹp trong lòng du khách.

“Gieo chữ” trên sóng nước

(HBĐT) - “Hôm nào cũng vậy, các em phải đi học từ lúc tờ mờ sáng. Mấy em trên một chiếc thuyền nan, thay nhau chèo lái. Nhiều hôm thời tiết xấu, đang chèo thuyền giữa hồ, gặp mưa giông, các em đành phải vào bờ trú ẩn, nên bị muộn học” - Cô giáo Ninh Thị Lý (chủ nhiệm lớp ghép 4,5 chi tiểu học xóm Vôi, xã Thái Thịnh - TPHB) phảng phất một nụ cười buồn khi kể về những đứa học trò nhỏ bé của mình.

Bỏ du canh về bản mới

(HBĐT) - Bao đời nay, nhiều hộ đồng bào Mông ở những xóm xa trung tâm xã Pà Cò (Mai Châu) sống lầm lũi trên núi cao. Họ trồng ngô, sắn và dựa vào rừng mà sống. Đất trồng không lên ngô, sắn thì tìm chỗ đất khác canh tác. Mấy năm nay, cuộc sống của họ đã đổi thay. Họ đã về sống thành bản biết đến điện, tivi, xe máy, đường bê tông, nước sạch...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục