Vũng Chùa - Đảo Yến: Cuộc trở về cuối cùng và mãi mãi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Vũng Chùa - Đảo Yến: Cuộc trở về cuối cùng và mãi mãi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Bài II: Vũng Chùa - yên bình với điệu hò khoan 

 

Trái ngược hẳn với gió lào bỏng rát, những dải cát trắng chạy dài đến buốt mắt. Vũng Chùa - Đảo Yến (thuộc thôn Thọ Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) thật yên bình trong màu xanh mát của núi rừng; yên bình trong từng điệu hò khoan vẳng lại từ biển. Những câu hát, ru người yên nghỉ mãi nghìn năm...

 

 

Đất thiêng vũng Chùa...

 

Từ ngã ba Đồng Lộc, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nơi an nghỉ của Đại tướng nằm cách quốc lộ 1A khoảng 3 km, cách Đèo Ngang khoảng 10 km. Với địa thế cong hình cánh quạt, Vũng Chùa -  Đảo Yến là vùng đất, trời, biển nằm dưới chân dãy núi Hoành Sơn - một nhánh đâm ra biển của dãy núi Trường Sơn Bắc, được bao bọc bởi Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm. Từ đây, phóng tầm mắt về hướng biển là khung cảnh non nước hữu tình, biển nước, trời mây khoáng đạt với những con sóng nghìn năm vẫn ì oạp xô bờ.

 

Theo sử tích còn ghi lại, cái tên Vũng Chùa xuất phát bởi vùng biển nơi đây yên bình như “vũng”, từ hàng trăm năm trước có một ngôi chùa rất linh thiêng trải qua bao bể dâu nay vẫn còn nền móng. Đảo Yến - tên gốc là Hòn Nồm, gọi theo hướng gió. Sau này, người dân gọi là đảo Yến bởi trên đảo có nhiều chim yến về đây làm tổ. Nơi đây cùng với thế núi hùng vĩ dáng tựa thân giao long, có mũi rồng đâm ra tận mép sóng còn có biển trời hiền hòa, người dân chất phác, can trường. Với địa thế đẹp cả về cảnh, cả về người và còn ghi đậm cả những dấu ấn, những câu chuyện huyền tích cổ xưa vẫn được người dân nơi đây kể lại đã biến Vũng Chùa - Đảo Yến trở thành một vùng đất linh thiêng thiên cổ.

 

Không chỉ có những truyện kể trong truyền thuyết, ở đây còn có những trang sử hào hùng của vùng đất linh thiêng. Trong cuốn lịch sử quân sự Việt Nam thời kỳ chống Mỹ còn ghi lại: Những năm chống Mỹ cứu nước, vùng đất Vũng Chùa đã từng âm vang bản anh hùng ca của quân dân Quảng Bình trong chiến dịch Hòn La lịch sử. Giữa năm 1972, giặc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc và thả thủy lôi phong tỏa các cảng biển lớn ở phía bắc như Hải Phòng, Bến Thủy hòng ngăn chặn nguồn viện trợ của các nước bạn đến từ đường biển. Trước tình hình đó, Trung ương quyết định chọn Hòn La làm nơi tiếp nhận hàng hóa viện trợ từ đường biển vì nơi đây có thể tránh được bão lớn và quan trọng hơn là rút ngắn chặng đường đưa hàng vào tiền tuyến lớn miền Nam. Suốt hơn 6 tháng, từ cuối tháng 5/1972 - 15/1/1973, mặt biển Hòn La dậy sóng. Trong năm 1972, trên địa bàn vịnh Hòn La máy bay và tàu chiến Mỹ đã đánh 4.092 trận, ném 22.000 quả bom các loại, hơn 400 loạt bom bi và 2 lần dùng máy bay chiến lược B52 đến ném bom đánh phá. Nhưng với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến lớn miền Nam”, quân dân Quảng Bình đã vượt qua mưa bom, bão đạn, hàng rào thủy lôi, từ trường phong tỏa đưa hàng ngàn tấn gạo từ ngoài khơi vào bờ kịp chi viện cho miền Nam đánh lớn.

 

Đứng từ khu mộ Đại tướng, nhìn ra bốn bề trời biển, một không gian bình yên và khoáng đạt, có thể cảm nhận được phần nào lý do người lại chọn nơi đây để yên giấc ngàn thu. Đặc biệt, đây cũng là trung điểm của 2 đầu đất nước. Thế mới hiểu, cái tư tưởng lớn của người - vị tướng của nhân dân.

 

 

Cuộc trở về: cuối cùng và mãi mãi...

 

Không biết là ngẫu nhiên hay là một điều vi diệu nào đó, mà một tướng quân sự lỗi lạc họ Võ lại có bí danh là Văn từ những ngày đầu tham gia cách mạng, hay đấy chính là sự khởi đầu của một con người văn - võ song toàn?! Dẫu ông có là ai, nhưng cả dân tộc Việt Nam vẫn luôn chắc chắn rằng đây là một vị tướng của hòa bình, vị tướng của nhân dân luôn có tấm lòng nhân ái, yêu thương đặc biệt với chiến sĩ của mình, nhân dân của mình. Là bởi, trong tất cả các chiến dịch, các trận đánh, Đại tướng luôn đặt vấn đề sinh mạng của con người lên cao nhất.

 

Lịch sử còn ghi lại trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng đã trăn trở suốt đêm để đi đến một quyết định quan trọng: “Chuyển từ đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc để giảm tối đa sự hy sinh, đổ máu của bộ đội”. Chính quyết định giữa lúc khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của mình khi thời điểm nổ súng mở màn chiến dịch chỉ còn được tính bằng giờ, bằng phút. Quyết định đó mà sau này nói như nhiều vị chỉ huy cấp cao tham gia chiến dịch, nếu không có quyết định chuyển phương châm tác chiến ngày đó, phần lớn chúng tôi sẽ không có mặt trong kháng chiến chống Mỹ. Nếu cứ quyết định theo phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” ban đầu thì cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta có thể lùi lại thêm 10 năm hoặc lâu hơn nữa...

 

Chiến tranh, chẳng ai muốn chiến tranh. Với một vị danh tướng “bách chiến, bách thắng” đã trở thành huyền thoại của thế giới như Đại tướng cũng vậy. Bởi những điều thật giản dị có ở một nhân cách lớn: “Nếu không có chiến tranh, tôi vẫn sẽ là một thầy giáo dạy lịch sử. Nói cho cùng, chẳng ai muốn chiến tranh để trở thành danh tướng cả”. Nhưng Đại tướng là người được lịch sử lựa chọn. Cái đáng quý là trong suốt cuộc đời cầm quân nơi trận mạc, chưa khi nào Đại tướng lại không nghĩ về hòa bình cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam. Tư tưởng của Người cũng là tư tưởng của nhân dân Việt Nam. Như một lẽ tự nhiên thật giản dị, Đại tướng đã trở thành một vị tướng của nhân dân. Không ngoa khi nói rằng, thế kỷ XX là một thế kỷ làm nên lịch sử của dân tộc Việt Nam. Trong đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người viết nên những trang sử sáng chói nhất với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; với chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Giờ đây, Đại tướng đã đi xa trong quy luật sinh - tử của đời người thật nhẹ nhàng, thanh thản. Vũng Chùa - Đảo Yến, người đã về nằm đó, bên triền núi, mỗi bình minh lên sẽ trông thấy những con thuyền của ngư dân về bến, yên bình trong nắng sớm; mỗi buổi chiều về được nhìn đàn yến chao liệng trên sóng nước trước giờ về tổ. Biển vẫn ngàn năm sóng vỗ. Ngàn năm, người vẫn nghe câu hát hò khoan. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về với Quảng Bình nắng gió, miền quê nghèo dù vẫn còn cơ cực nhưng ấm tình hồn hậu. Một cuộc trở về, cuối cùng và mãi mãi...

 

 

 

                                                                           Mạnh Hùng

 

 

 

 

Các tin khác

Đoàn công tác CBPV Báo Hòa Bình thắp hương tri ân các Anh hùng liệt sỹ tại ngã ba Đồng Lộc.
Niềm vui được mùa của người dân xã Lũng Vân (Tân Lạc). Ảnh: P.V
Theo người dân phản ánh, nhà văn hóa tổ 1+ 2 phường Thái Bình được đưa vào sử dụng gần 2 năm nhưng đã xuống cấp.
Người thợ đóng than đang trộn nguyên liệu để chuẩn bị cho ra lò những mẻ than tròn trịa, rắn chắc.

Thông tin tiếp bài báo “Chưa phát hiện có hiện tượng xe CSGT dẫn xe quá tải quay đầu trốn trạm cận trên tuyến QL 6”

(HBĐT) - Như Báo Hòa Bình điện tử đưa thông tin trong bài “Chưa phát hiện có hiện tượng xe CSGT dẫn xe quá tải quay đầu trốn trạm cân trên tuyến Quốc lộ 6” đăng ngày 24/9 trong mục Ký – Phóng sự. Cụ thể: Ngay sau khi nhận được những thông tin của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) về lực lượng CSGT làm nhiệm vụ tại trạm KTTTX trên QL6 của Tổng cục ĐBVN, đồng chí Giám đốc CAT đã có công văn số 398/CAT-PC64-PV11 ngày 22/9/2014 đề nghị lãnh đạo Tổng cục ĐBVN làm rõ một số nội dung nêu trong báo cáo số 4893/TCĐBVN-ATGT và cung cấp những tài liệu, chứng cứ, hình ảnh (nếu có) về dấu hiệu sai phạm của lực lượng CSGT để lực lượng chức năng CAT điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định.

Mất “đầu cơ nghiệp” vì dịch tụ huyết trùng

(HBĐT) - Kể từ đầu tháng 9 đến nay, tại 3 địa phương gồm xã Dân Hòa, Mông Hóa (Kỳ Sơn), Cuối Hạ (Kim Bôi), Tân Vinh, Trường Sơn, Cao Răm, Nhuận Trạch (Lương Sơn) bùng phát dịch tụ huyết trùng trên đàn trâu, bò. Hậu quả làm hàng trăm con trâu, bò nuôi trong dân bị ốm, chết. Nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng bởi với giá trị lên đến vài chục triệu đồng, mỗi con trâu, bò bị chết chẳng khác nào mất cả “đầu cơ nghiệp” đối với nông dân.

"Chưa phát hiện có hiện tượng xe CSGT dẫn xe quá tải quay đầu trốn trạm cân trên tuyến QL6”

(HBĐT) - Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) vừa có văn bản số 4839 ngày 19/9/2014 báo cáo Bộ GT-VT về “tình trạng và kết quả xử lý xe quá tải trên QL6 - Hòa Bình”. Theo báo cáo, hàng ngày trên QL6 đoạn qua Tân Lạc trung bình có 1.169 xe tải loại trên 10 tấn lưu thông. Trong đó, xe quá tải chủ yếu có biển số Sơn La và đi từ hướng Sơn La về, chở hàng vượt tải trọng của xe từ 50% đến 200%.

Đề cao cảnh giác với mưa lớn, lũ quét

(HBĐT) - Trận mưa lịch sử kéo dài từ tối 20 đến rạng sáng ngày 21/9 để lại nỗi ám ảnh và lo sợ cho người dân nhiều tổ dân phố phường Thái Bình sinh sống dọc QL6, đường lên Bình Thanh, khu vực ven đồi núi, suối Chăm.

Cây dổi Chí Đạo – ngút một tầm nhìn

(HBĐT) - Lần đầu có mặt tại xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, tôi không khỏi háo hức tìm tòi, khám phá nhiều điều. Dự định là thế nhưng vừa đặt chân đến Chí Đạo tôi bị ấn tượng ngay bởi những vườn cây dổi đẹp đến mê hồn.

Cần giải tỏa, xử lý nghiêm việc lấn chiếm lòng, lề đường ở TP.Hòa Bình

(HBĐT) - Đi dọc các trục đường chính trên địa bàn TP.Hòa Bình có thể thấy tất cả đều được quy hoạch thiết kế, xây lát vỉa hè, trồng cây xanh. Điều này vừa tạo hành lang an toàn giao thông, vừa dành đường cho người đi bộ khi tham gia giao thông và góp phần làm nên mỹ quan đô thị. Nhưng thực tế hiện nay, vỉa hè đang bị xâm chiếm nghiêm trọng khiến người đi bộ không còn đường để đi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục