Du khách thập phương hành lễ tại di tích đền thờ Chúa Thác Bờ.
(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, quần thể di tích Thác Bờ đã thực sự trở thành điểm nhấn sắc nét cho tuyến du lịch vùng lòng hồ sông Đà (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định là điểm du lịch quốc gia trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030). Nhưng đến thời điểm hiện tại, cụm di tích Thác Bờ vẫn chưa được quản lý một cách chặt chẽ, có hệ thống. Từ đó đã nảy sinh tình trạng lộn xộn, mất ANTT trong từng di tích mà nếu không trấn an kịp thời sẽ có sự tác động ngược trở lại với những giá trị lịch sử văn hóa vốn có.
Khi thực hiện bài viết này, đã có khoảng trên 30 văn bản gồm đơn, thư của công dân, biên bản cuộc họp, văn bản trả lời, thông báo... và nhiều ý kiến của đại diện cơ quan chức năng nhằm xử lý những bất cập trong công tác quản lý đền Thác Bờ thuộc xã Vầy Nưa (Đà Bắc). Vấn đề này đã kéo dài hơn 1 năm qua, vì vậy, nhiều người trong cuộc có chung suy nghĩ: nếu để kéo dài và bùng phát ở mức độ lớn hơn thì nguy cơ sẽ làm mất đi nét linh thiêng của Chúa Thác Bờ và như vậy sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch đến với cụm di tích tâm linh Thác Bờ nói riêng và tuyến du lịch vùng lòng hồ sông Đà nói chung.
Tự phát trong xây dựng, quản lý đền
Cho đến thời điểm này, cả cụm di tích Thác Bờ gồm: Đền Chúa thác Bờ, xã Vầy Nưa, Đền Chúa Thác Bờ, xã Thung Nai và Động Thác Bờ vẫn đang tồn tại, phát triển một cách rời rạc theo kiểu mạnh ai nấy lo. Điều này dễ hiểu bởi mỗi di tích có một chủ nhân là những người đã có công tu bổ, tôn tạo và đưa di tích vào khai thác, kinh doanh du lịch. Có gốc tích từ lịch sử để lại, là nơi vua Lê Lợi đã rút thanh kiếm thần khắc bài thơ có nội dung khích lệ tinh thần chiến đấu quả cảm của quân lính, người dân bản địa và sau này lệnh cho dân bản xứ lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của bà Đinh Thị Vân nhưng khi đập thủy điện Hòa Bình được xây dựng, tất cả di tích chìm trong biển nước. Người có công di rời, tôn tạo, di tích Thác Bờ, xã Vầy Nưa là ông Hoàng Hữu Ty, sau này ông mất đã trao lại quyền quản lý đền cho con trai là ông Hoàng Hữu Tới và con gái là bà Hoàng Thị Nguyệt. Ngôi đền phía Thung Nai là do cụ Quách Công Nhật (tên thường gọi là cụ Chảu) tôn tạo. Đến năm 2000, Động Thác Bờ được ông Hồ Xuân Chữ đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác. Với những giá trị lịch sử, văn hóa vốn có năm 2007, UBND tỉnh đã ra Quyết định công nhận Động Thác Bờ là di tích văn hóa cấp tỉnh, năm 2008 tiếp tục công nhận Đền Thác Bờ là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Khó khăn trong công tác quản lý
Theo Luật Di sản văn hóa, khi di tích được xếp hạng, việc quản lý được giao cho UBND. Nếu là di tích cấp tỉnh, việc quản lý sẽ được giao cho UBND cấp xã, di tích cấp quốc gia việc quản lý được giao cho UBND cấp huyện. Theo đó việc quản lý di tích Đền Thác Bờ (thuộc xã Vầy Nưa - Đà Bắc) đã được giao cho UBND xã Vầy Nưa. Dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của UBND tỉnh, huyện, ngành văn hóa, UBND xã Vầy Nưa đã kiện toàn được Ban quản lý di tích. Trên thực tế, bộ khung BQL dường như chỉ tồn tại trên danh nghĩa bởi theo phản ảnh của lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã Vầy Nưa: cho đến nay, việc quản lý Đền đối với ngành văn hóa nói chung và chính quyền địa phương nói riêng chỉ là trên danh nghĩa bởi thực tế mọi hoạt động trong ngôi đền đều do gia đình thủ nhang, ông Hoàng Hữu Tới quyết định. Sự việc càng thêm rối hơn khi ông Hoàng Hữu Tới (thủ nhang) và là Phó Ban quản lý di tích qua đời. Giữa năm 2013, 2 người con trai của ông là Hoàng Hữu Tùng và Hoàng Hữu Khánh Toàn tiếp nhận công việc của cha, điều hành mọi hoạt động tại di tích Đền Thác Bờ. Cũng từ đây, nội bộ gia đình của ông Tới có sự lục đục, bà Lê Thị San (vợ ông Tới và bà Hoàng Thị Nguyệt chị gái ông Tới) đã gửi đơn đến HĐND, UBND tỉnh, Sở VH -TT&DL, UBND huyện Đà Bắc, UBND xã Vầy Nưa phản ánh việc: Từ cuối năm 2013, 2 anh em Tùng, Toàn đã tự ý thu toàn bộ tiền công đức, tiền giọt dầu của khách thập phương mà không nộp về BQL di tích (tỷ lệ 60% nộp ngân sách, còn 40% để lại cho gia đình như nội dung được quy định trong quy chế hoạt động của BQL di tích). Ông Đinh Công Nhan, Phó Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa, Trưởng Ban quản lý di tích Đền Thác Bờ cũng bày tỏ nỗi bức xúc: Tiếng là có Ban quản lý di tích nhưng các thành viên khác chỉ được quản lý vòng ngoài, còn việc thu, chi tiền công đức, giọt dầu, thờ tự trong di tích là do thủ nhang mới (ông Hoàng Hữu Tùng, con trai ông Hoàng Hữu Tới) quyết định.
Trong mỗi tour du lịch đến với quần thể di tích Thác Bờ, tàu, thuyền luôn cập bến cả 3 điểm: Đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa, Đền Thác Bờ, xã Thung Nai và Động Thác Bờ. Vì vậy, một điều hiển nhiên mà bất cứ ai cũng có thể nhận ra rằng nếu như 1 hoặc 2 điểm có sự lộn xộn, bất ổn về ANTT, vệ sinh môi trường... làm ảnh hưởng đến niềm tin của du khách thì rõ ràng những tổn thất và hệ lụy của nó thuộc về cả quần thể di tích. Tuy từ chối bàn luận về những bất cập trong quản lý Đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa vì lý do tế nhị, nhưng ông Hồ Xuân Chữ, Trưởng BQL di tích Động Thác Bờ vẫn bộc bạch: Lo lắm! Tôi biết sự việc ở Đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa chưa dừng lại ở đây và còn có nguy cơ bùng phát ở mức cao hơn, nếu các cơ quan chức năng không kịp thời can thiệp, giải quyết thấu đáo, nguy cơ làm mất đi nét linh thiêng của Chúa Thác Bờ là điều khó tránh khỏi. Tính đến thời điểm hiện tại, quần thể di tích Đền Thác Bờ vẫn là điểm nhấn sắc nét cho tuyến du lịch lòng hồ sông Đà, vậy mọi người hãy nghĩ rộng hơn, xa hơn: làm thế nào để níu giữ bước chân du khách không chỉ cho hôm nay, hay mùa lễ hội 2015 đã cận kề mà còn hướng tầm nhìn cho tới mai sau.
(Còn tiếp)
(HBĐT) - Giọng nói trúc trắc, sự chân tình nồng ấm của con người miền Trung - nơi cong mình “gánh” 2 đầu đất nước chẳng dễ để quên. Và càng không thể quên những huyền thoại bất tử của những người con miền “nắng lửa”...
(HBĐT) - Mường Bi là vùng mường lớn nhất, cái nôi của sử thi huyền thoại Đẻ đất, đẻ nước nổi tiếng của đồng bào Mường Hòa Bình. Nơi đây không chỉ chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo mà còn được thiên nhiên ưu đãi, đất đai mầu mỡ, phong cảnh hữu tình. Một ngày cuối thu, chúng tôi lên với các xã vùng cao của huyện Tân Lạc để cảm nhận cảnh sắc kỳ thú và gặp những con người chất phác.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 3298 của UBND TP Hòa Bình về việc phê duyệt hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà văn hóa (NVH) tổ dân phố số 1+ 2, phường Thái Bình, vừa qua, nhân dân nơi đây đã đóng góp mỗi hộ 1 triệu đồng để xây dựng NVH chung của hai tổ. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhân dân, NVH được bàn giao đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã xuống cấp, nước tràn vào nhà sau mỗi trận mưa, phải đục lỗ gạch để thoát nước, trần xệ phải đóng lại và không minh bạch trong thu - chi tài chính.
(HBĐT) - Đó là cách gọi vui của nhiều người dành cho những người thợ làm than tổ ong. Họ được gọi là những “thợ mỏ” trên mặt đất khi hàng ngày phải tiếp xúc với lớp than đen đúa, làm việc trong không gian đen ngòm, nóng bức.
(HBĐT) - Như Báo Hòa Bình điện tử đưa thông tin trong bài “Chưa phát hiện có hiện tượng xe CSGT dẫn xe quá tải quay đầu trốn trạm cân trên tuyến Quốc lộ 6” đăng ngày 24/9 trong mục Ký – Phóng sự. Cụ thể: Ngay sau khi nhận được những thông tin của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) về lực lượng CSGT làm nhiệm vụ tại trạm KTTTX trên QL6 của Tổng cục ĐBVN, đồng chí Giám đốc CAT đã có công văn số 398/CAT-PC64-PV11 ngày 22/9/2014 đề nghị lãnh đạo Tổng cục ĐBVN làm rõ một số nội dung nêu trong báo cáo số 4893/TCĐBVN-ATGT và cung cấp những tài liệu, chứng cứ, hình ảnh (nếu có) về dấu hiệu sai phạm của lực lượng CSGT để lực lượng chức năng CAT điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định.
(HBĐT) - Kể từ đầu tháng 9 đến nay, tại 3 địa phương gồm xã Dân Hòa, Mông Hóa (Kỳ Sơn), Cuối Hạ (Kim Bôi), Tân Vinh, Trường Sơn, Cao Răm, Nhuận Trạch (Lương Sơn) bùng phát dịch tụ huyết trùng trên đàn trâu, bò. Hậu quả làm hàng trăm con trâu, bò nuôi trong dân bị ốm, chết. Nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng bởi với giá trị lên đến vài chục triệu đồng, mỗi con trâu, bò bị chết chẳng khác nào mất cả “đầu cơ nghiệp” đối với nông dân.