Cần có sự quan tâm đầu tư và quản lý chặt chẽ để nâng tầm quần thể di tích Thác Bờ.

Cần có sự quan tâm đầu tư và quản lý chặt chẽ để nâng tầm quần thể di tích Thác Bờ.

Bài 2: Cần sớm được nâng tầm để phát huy giá trị

 

Bởi đã lọt vào “tầm ngắm” là tuyến du lịch trọng điểm quốc gia năm 2020, tầm nhìn 2030, vì vậy tỉnh ta cũng đã có những động thái tích cực trong công tác quản lý, quy hoạch để phát huy giá trị quần thể di tích Thác Bờ, tuy nhiên, tiến độ có phần chậm chạp và những khúc mắc cần giải quyết còn khá nhiều.

 

 

Tôi đem những lộn xộn ở chốn tâm linh - di tích Đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) trao đổi với các nhà quản lý văn hóa, đồng chí Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Quản lý nghiệp vụ (Sở VH -TT&DL) hé lộ: Quả thật chỉ riêng việc phân định quyền quản lý, người quản lý để nhằm giải quyết sự lộn xộn tại di tích Đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa đã tốn khá nhiều giấy mực, thời gian đi lại họp  bàn và thậm chí còn cả những cuộc tranh luận giữa những nhà quản lý. Thực sự trong mùa lễ hội 2014, những người được giao nhiệm vụ làm QLNN về lĩnh vực văn hóa luôn trong tình trạng lo lắng xảy ra sự cố ở đền Thác Bờ. May mắn, sự việc đã êm xuôi.

 

Theo quy định của Luật Di sản văn hóa, khi di tích được xếp hạng, được giao cho UBND quản lý (di tích cấp tỉnh thì được giao cho UBND cấp xã quản lý). Tuy nhiên, nếu trong quá trình hoạt động nhận thấy việc điều hành của BQL không tốt sẽ thành lập BQL di tích cấp huyện, xét thấy BQL cấp huyện hoạt động không hiệu quả tỉnh sẽ xem xét thành lập BQL di tích cấp tỉnh. Bám sát những quy định này, hướng tới một tầm nhìn xa hơn, vừa qua UBND tỉnh đã đã cử đoàn công tác liên ngành Sở VH -TT&DL và Sở Nội vụ đi học tập kinh nghiệm về quản lý di tích ở một số tỉnh bạn như: BQL Festivan chè Thái Nguyên; BQL di tích Pác Bó (Cao Bằng), BQL di tích Động Tam Thanh (Lạng Sơn);  BQL di tích hồ Ba Bể (Bắc Kạn). Ngay sau chuyến đi 2 Sở đã chung tay xây dựng Đề án “Thành lập BQL di tích tỉnh Hòa Bình” trình UBND tỉnh  phê duyệt. Trong phần đề dẫn nói về sự cần thiết của đề án nêu rõ: Trước tốc độ phát triển của xã hội, việc quản lý hoạt động di tích nảy sinh nhiều yếu tố phức tạp về quyền thừa kế, quyền sở hữu, tranh chấp về kinh tế, tệ nạn buôn thần, bán thánh có chiều hướng gia tăng, sự thống nhất phối hợp giữa các địa phương và các ban, ngành hữu quan còn chồng chéo, buông lỏng, dẫn tới sự bất cập cần được giải quyết. Điển hình nảy sinh ra những mâu thuẫn của cụm di tích Chùa Tiên (Lạc Thủy), cụm di tích tâm linh khu vực lòng hồ Hòa Bình, đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa (Đà Bắc), đền Thác Bờ, xã Thung Nai (Cao Phong); động Tiên Phi (TP Hòa Bình), xuất hiện nhiều thiết chế thờ tự mới được xây dựng trái phép, khó quản lý... gây mật trật tự, an ninh, khiếu kiện kéo dài và thất thu cho NSNN cần được giải quyết. Xuất phát từ điều kiện thực tế, đồng thời bám sát vào chủ trương, định hướng của tỉnh về việc phát triển du lịch giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo, coi trọng phát triển du lịch là ngành “công nghiệp không khói”, do vậy, việc thành lập BQL di tích  của tỉnh là vấn đề cấp bách và cần thiết đối với 69 di tích đã được các cấp xếp hạng công nhận. Theo đề án này, việc quản lý quần thể di tích đền Thác Bờ sẽ thuộc về BQL di tích tỉnh Hòa Bình và những người trong cuộc kỳ vọng sẽ khắc phục được tình trạng tranh giành quyền quản lý như hiện nay và có điều kiện để tu bổ, tôn tạo, quảng bá, phát huy giá trị văn hóa, tinh thần của cụm di tích. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2031, ngày 31/10/2013 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Tháng 6/2014, UBND tỉnh đã có Quyết định số 848 về việc thu hồi và giao đất cho Sở VH -TT&DL thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình bảo tồn và tôn tạo di tích này.

 

Lộ trình đã rõ nhưng con đường đi thực sự không bằng phẳng bởi khi thực hiện việc thu hồi đất hay nói rõ hơn là thu hồi những di tích đó để Nhà nước quản lý vẫn phải tính đến quyền lợi, tâm tư, nguyện vọng  những người dân đầu tư, tôn tạo, khai thác di tích suốt bao năm qua.  Trò chuyện với ông Hồ Xuân Chữ, người dồn tất cả tâm huyết và nguồn tài chính không nhỏ để đầu tư, tôn tạo di tích động Thác Bờ, được nghe nỗi niềm trăn trở: Tôi có nghe nói Sở VH -TT&DL đang chuẩn bị các thủ tục để giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư quần thể di tích Thác Bờ. Mới là nghe nói vậy thôi chứ cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi (những người đã đứng ra đầu tư, tôn tạo và khai thác quần thể di tích này) vẫn chưa được tham gia một cuộc họp bàn nào để tiếp nhận thông tin một cách cụ thể, chính thống. Có hồn cốt là phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, con người chân thành, hồn hậu cả trong truyền thuyết về Chúa Thác Bờ (bà Đinh Thị Vân) và hiện tại đã trở thành điểm du lịch thu hút đông đảo du khách thập phương suốt bao năm qua, quần thể di tích Thác Bờ cần được đầu tư, tôn tạo, quảng bá hình ảnh để nâng tầm giá trị đó là điều hợp lý. Tuy nhiên cần phải có sự bàn bạc thống nhất kỹ lưỡng, công việc mới thực sự trôi chảy. Đó cũng là một trong những tiếng vọng được cất lên từ quần thể di tích Thác Bờ mong cho hình ảnh, giá trị văn hóa tinh thần được nâng lên một tầm cao mới xứng đáng là điểm nhấn của tuyến du lịch vùng lòng hồ  sông Đà.

 

 

Thúy Hằng

 

Các tin khác

Du khách thập phương hành lễ tại di tích đền thờ Chúa Thác Bờ.
Đường vào xóm Diềm 2, xã Tân Dân (Mai Châu) còn lầy lội.
Nhân dân xóm Ênh, xã Tân Minh (Đà Bắc) phát triển nghề chẻ tăm, mành cho thu nhập cao, góp phần ổn định đời sống.
Trung tâm Công tác xã hội đã thực sự trở thành mái ấm gia đình luôn yêu thương, đùm bọc các em.

Miền Trung - nơi “gánh” 2 đầu đất nước (Tiếp theo và hết) 

Bài II: Vũng Chùa - yên bình với điệu hò khoan 

Miền Trung - nơi “gánh” 2 đầu đất nước

(HBĐT) - Giọng nói trúc trắc, sự chân tình nồng ấm của con người miền Trung - nơi cong mình “gánh” 2 đầu đất nước chẳng dễ để quên. Và càng không thể quên những huyền thoại bất tử của những người con miền “nắng lửa”...

Mùa vàng Thung Mây

(HBĐT) - Mường Bi là vùng mường lớn nhất, cái nôi của sử thi huyền thoại Đẻ đất, đẻ nước nổi tiếng của đồng bào Mường Hòa Bình. Nơi đây không chỉ chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo mà còn được thiên nhiên ưu đãi, đất đai mầu mỡ, phong cảnh hữu tình. Một ngày cuối thu, chúng tôi lên với các xã vùng cao của huyện Tân Lạc để cảm nhận cảnh sắc kỳ thú và gặp những con người chất phác.

Người dân tổ 1 + 2, phường Thái Bình bức xúc vì Nhà văn hóa đưa vào sử dụng gần 2 năm đã xuống cấp

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 3298 của UBND TP Hòa Bình về việc phê duyệt hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà văn hóa (NVH) tổ dân phố số 1+ 2, phường Thái Bình, vừa qua, nhân dân nơi đây đã đóng góp mỗi hộ 1 triệu đồng để xây dựng NVH chung của hai tổ. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhân dân, NVH được bàn giao đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã xuống cấp, nước tràn vào nhà sau mỗi trận mưa, phải đục lỗ gạch để thoát nước, trần xệ phải đóng lại và không minh bạch trong thu - chi tài chính.

Những người “thợ mỏ” trên mặt đất

(HBĐT) - Đó là cách gọi vui của nhiều người dành cho những người thợ làm than tổ ong. Họ được gọi là những “thợ mỏ” trên mặt đất khi hàng ngày phải tiếp xúc với lớp than đen đúa, làm việc trong không gian đen ngòm, nóng bức.

Thông tin tiếp bài báo “Chưa phát hiện có hiện tượng xe CSGT dẫn xe quá tải quay đầu trốn trạm cận trên tuyến QL 6”

(HBĐT) - Như Báo Hòa Bình điện tử đưa thông tin trong bài “Chưa phát hiện có hiện tượng xe CSGT dẫn xe quá tải quay đầu trốn trạm cân trên tuyến Quốc lộ 6” đăng ngày 24/9 trong mục Ký – Phóng sự. Cụ thể: Ngay sau khi nhận được những thông tin của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) về lực lượng CSGT làm nhiệm vụ tại trạm KTTTX trên QL6 của Tổng cục ĐBVN, đồng chí Giám đốc CAT đã có công văn số 398/CAT-PC64-PV11 ngày 22/9/2014 đề nghị lãnh đạo Tổng cục ĐBVN làm rõ một số nội dung nêu trong báo cáo số 4893/TCĐBVN-ATGT và cung cấp những tài liệu, chứng cứ, hình ảnh (nếu có) về dấu hiệu sai phạm của lực lượng CSGT để lực lượng chức năng CAT điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục