Cơ sở sản xuất dịch vụ cơ khí Đức Phát của anh Nguyễn Mạnh Quang đã tổ chức dạy nghề cho 12 hội viên nông dân phường Chăm Mát (TPHB).
(HBĐT) - Họ là những người nông dân sống ở chốn thành thị nên không thể bám mãi lấy cái cày, con trâu bên những thửa bờ xôi, ruộng mật mà phải tích cực cày đường nhựa để sinh nhai. Theo khả năng, họ chọn cho mình một hay vài nghề phù hợp vừa kết hợp SX -KD dịch vụ và họ đã thành công. Năm 2014, TPHB có 3.285 hộ nông dân đăng ký SX -KD giỏi, tăng 875 hộ so với năm 2013, đó thực sự là điều đáng mừng.
Theo cán bộ HND thành phố, chúng tôi đến thăm một vài mô hình kinh tế được coi là những mô hình SX -KD giỏi. Điểm đến đầu tiên tôi là cơ sở dịch vụ cơ khí Đức Phát ở tổ 16, phường Chăm Mát, chủ nhân là anh Nguyễn Mạnh Quang. Dẫu đã hẹn trước nhưng phải mất cả tiếng đồng hồ chờ đợi, chúng tôi mới có thể gặp được Quang với lời phân trần: Em đang đưa thợ đi làm ở Cao Phong, cũng may công việc vừa xong mới về kịp. Vội vàng, tất bật, dáng dấp của Quang giống một người nông dân thực thụ nhưng trong lúc chuyện trò, anh tiết lộ: Gia đình không có đất trồng trọt, chăn nuôi, có nghề cơ khí trong tay, em đã mở xưởng làm nghề từ năm 2005. Lúc đầu làm một mình, sau này, đơn hàng nhiều lên đã tuyển thêm 5 thợ làm thường xuyên. Thấy nghề nghiệp của mình gần gũi với người nông dân nên em đã tình nguyện xin gia nhập HND phường. Tham gia sinh hoạt hội được tham quan học hỏi các mô hình kinh tế, được giao lưu, mở rộng quan hệ nâng cao tầm hiểu biết và phục vụ cho công việc hiệu quả. Năm qua, cơ sở sản xuất của gia đình đã được HND phường chọn làm điểm tổ chức dạy nghề cho 12 hội viên.
Rời xưởng cơ khí Đức Phát, chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất chổi chít của gia đình ông Phạm Văn Vang, bà Nguyễn Thị Thịnh, tổ 21, phường Chăm Mát. Ngưng tay tết chổi, ông Vang tâm sự: Hơn 10 năm trước, gia đình tôi vào tận xóm Đồng Gạo, xã Thống Nhất phát nương, làm rẫy để có cái ăn. Một lần đi thăm người bạn ở phố Thái, xã Trung Minh (TPHB), tôi đã được bạn chia sẻ nghề làm chổi chít. Có được khởi đầu tốt đẹp, vợ chồng tôi đã “bén duyên” nghề 14 năm nay và luôn giữ được mức thu nhập ổn định. Nhiều lúc khan hàng còn góp phần tạo việc làm cho 5-10 lao động.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó Chủ tịch HND thành phố cho biết: Do điều kiện đặc thù, thiếu đất sản xuất nên hiện có trên 24,7% hội viên phát triển kinh tế bằng các ngành nghề kinh doanh dịch vụ, thương mại và TTCN. Thực tế, ở lĩnh vực này khá nhiều mô hình có thu nhập cao, ổn định, vươn tới mức sống khá, giàu so với các hộ gia đình khác ở thành phố. Lực lượng chính, đông đảo, trên 70% hội viên nông dân vẫn bám nghề nông. Họ đã khắc phục khó khăn, tích cực lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ KH -KT vào sản xuất. Đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững đem lại thu nhập cao cho nông dân như: mô hình trồng mía tím của nông dân xã Thống Nhất, Yên Mông; trồng rau sạch tại xã Hòa Bình, Dân Chủ, Sủ Ngòi, Đồng Tiến; cây ăn quả bưởi, nhãn, ổi tại các xã Trung Minh, Yên Mông, phường Thái Bình; trồng hoa tại Chăm Mát, Dân Chủ; nuôi lợn thịt, gà thả vườn, bò lấy thịt tại xã Dân Chủ; nuôi cá lồng tại phường Tân Hòa, xã Thái Thịnh... Với những nỗ lực của người nông dân, năm qua, thành phố duy trì được sản lượng cây lương thực có hạt trên 7.143 tấn, đạt 100,55% kế hoạch tỉnh giao; sản xuất 8.040 tấn rau xanh các loại, đạt 100% kế hoạch năm; duy trì 159 ha diện tích ao, hồ phục vụ cho nuôi thủy sản, riêng Thái Thịnh có 146 lồng cá, tăng 53 lồng so với năm 2013.
Bằng hướng đi, cách làm cụ thể, những người nông dân ở chốn thành thị đã tỏ rõ sự nhanh, nhạy trong việc nắm bắt thị trường, nhu cầu xã hội để phát triển nghề đúng hướng, đem lại nguồn thu nhập cao và đóng góp cho mục tiêu phát triển ở nơi trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh.
(HBĐT) - Khi công trình thế kỷ biến dòng nước sông Đà thành dòng điện quốc gia cũng là khi Đài tưởng niệm được dựng lên để tưởng nhớ 168 con người đã ngã xuống. Nơi đây được thiết kế thi công như một hình tháp có 6 cánh vươn rộng, bên trong lòng tháp đặt vừa vặn 168 tấm bia nhỏ quây đúng thành một vòng tròn. Tấm bia chính trang trọng khắc 6 chữ “Tổ quốc ghi công các anh”. Họ - những “người lính” sông Đà đã hòa dòng máu của mình để góp phần làm nên dòng diện cho Tổ quốc. Họ đã trở thành bất tử với những hy sinh mãi mãi được lưu danh.
(HBĐT) - Anh hùng Lao động Trần Văn Cường năm nào, giờ đã lên chức ông và là Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi TP Hòa Bình. Nhắc lại thời kỳ xây dựng thủy điện Hòa Bình, những kỷ niệm gian khó nhưng đầy vinh quang khi được tham gia thi công công trình thủy điện tràn về ngập lòng, ông chia sẻ: Những người lính Đoàn 565 mang theo truyền thống bộ đội Trường Sơn chắc tay súng năm nào luôn tự hào được hy sinh, cống hiến xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình, công trình mang dấu ấn, tầm vóc thời đại.
(HBĐT) - Nhưng những năm tháng lăn lộn trên công trường thanh niên cộng sản thủy điện Hòa Bình vẫn hiện hữu trong ký ức của tôi. Đó là những ký ức không thể nào quên về một công trình mang tầm vóc thế kỷ, một bản hùng ca của tinh thần lao động sáng tạo, sự hợp tác quốc tế cao cả và là mốc son sáng chói trên lộ trình CNH – HĐH đất nước. Công trình vĩ đại này mãi mãi gắn liền với tên tuổi và sự cống hiến của những người thợ sông Đà.
(HBĐT) - Những năm gần đây, nhu cầu chăm sóc răng, miệng của người dân tăng. Các phòng khám răng, nha khoa thẩm mỹ trên địa bàn tỉnh cũng vì thế mà tăng đáng kể. Bên cạnh những phòng khám răng được cấp giấy chứng nhận hoạt động vẫn còn nhiều phòng khám hoạt động “chui”. Đằng sau những biển hiệu bắt mắt, lời quảng cáo hoa mỹ là hàng loạt những vấn đề cần chấn chỉnh.
(HBĐT) - 15 năm xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, trong chừng ấy thời gian, “Công trường thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” luôn ầm vang tiếng thi công chạy đua không ngừng với tiến độ. Một khối lượng công việc khổng lồ đã được hàng chục ngàn người “lính” công trường hoàn thành xuất sắc sau hơn 4.400 ngày đêm quên ăn, quên ngủ. Họ - những công nhân sông Đà khi xưa đã làm việc hết mình giống như những người lính đã quên mình chiến đấu vì màu cờ của Tổ quốc. Gặp lại họ ngày hôm nay vẫn thấy rạo rực trong trái tim họ niềm tự hào khi nhớ về quãng thời gian đã cống hiến tuổi thanh xuân cho một đại công trình mang tầm vóc thế kỷ: công trình thủy điện Hòa Bình.
(HBĐT) - Trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, sản phẩm cam Cao Phong ngày càng khẳng định được lợi thế nổi bật so với các loại đặc sản khác của địa phương. Đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh đã đăng ký bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Kết quả này mở ra nhiều cơ hội để cam Cao Phong trở thành một thương hiệu mạnh, có sức vươn bền bỉ ra thị trường trong và ngoài nước.