Anh Trần Xuân Thể giới thiệu tác phẩm “Cửu long tranh châu” đẹp mắt của xưởng.

Anh Trần Xuân Thể giới thiệu tác phẩm “Cửu long tranh châu” đẹp mắt của xưởng.

(HBĐT) - Độc đáo của gỗ lũa Lâm Sơn (Lương Sơn) là ở vẻ đẹp tự nhiên, vốn có. Có những gỗ lũa bản thân nó đã là những hình khối có dáng dấp, mang ý nghĩa. Có những gỗ lũa thoạt nhìn rất trìu tượng, qua bàn tay khéo léo, tài hoa của người thợ mới trở thành một tác phẩm đẹp, có giá trị...

 

Vẻ đẹp tự nhiên

 

Đến thăm cơ sở sản xuất gỗ lũa Lâm Sơn những ngày này, không khí khẩn trương của những ngày gần Tết như phảng phất đâu đây. Cái se lạnh của  tiết trời khi giao mùa, thoảng trong gió nhẹ là mùi thơm đặc trưng tỏa ra từ những tác phẩm gỗ lũa được bày tràn ngập trong khu sản xuất. Từ ngoài ngõ đến không gian nhỏ trong nhà đều có sự góp mặt của tác phẩm gỗ lũa, tác phẩm điêu khắc. Từ những bộ bàn ghế rất đời thường “Cửu long tranh châu”, đến tác phẩm mang màu sắc thiền như “Phật Di Lặc” hoặc tác phẩm cầu tài lộc “Thiềm Thừ” đến truyền thuyết “Thần Kim Quy”, “Cá chép hóa rồng”... đều toát lên vẻ đẹp kỳ lạ của gỗ lũa Lâm Sơn.

 

Mỗi một tác phẩm gỗ lũa ở Lâm Sơn đều mang những triết lý nhân sinh, phản ánh cái nhìn sâu sắc cũng như hàm chứa thông điệp của người nghệ nhân đã tạo ra nó. Tác phẩm gỗ lũa đẹp hay không, độc đáo hay không ngoài bàn tay tạo tác của con người thì bản chất nguyên sơ của chính những thân gỗ lũa tạo nên vẻ đẹp riêng có. Lũa được hình thành từ gỗ nhưng không phải thân gỗ nào cũng có thể tạo nên lũa. Trải qua thời gian, cùng với sự tác động của mưa, nắng đã tạo nên những gốc lũa có vẻ đẹp mê hoặc. Có những gốc cây nằm sâu dưới lòng đất cả trăm năm nên khi đào lên vẫn giữ được chất gỗ nguyên sơ. Những thân gỗ nằm trong vùng đầm lầy lại cho sắc lũa đen bóng như mun, như sừng. Một loại lũa quý, hiếm và đẹp nhất là lũa được hình thành dưới sự tác động của mưa gió với những đường vân uốn lượn vô cùng ấn tượng. Lũa được tạo thành từ những thân cây lâu năm như trai, nghiến, đinh hương, gù hương. Trong các loại lũa thì lũa được tạo bởi gỗ gù hương là được ưa chuộng nhất. Lũa gù hương vừa cho những hình dáng kỳ thú không giống bất kỳ một loại lũa nào lại có nước gỗ sáng và mùi thơm dịu nhẹ tạo cảm giác thư thái cho người thưởng lãm.

 

                               

           Một tác phẩm phối hợp nghệ thuật gỗ lũa và điêu khắc lạ mắt.

 

Vẻ đẹp của lũa không bao giờ lặp lại. Hình dáng của từng thân gỗ lũa là “độc nhất vô nhị”, có một đồ lũa này không thể đi tìm thấy cái thứ hai giống thế. Nét độc đáo không lặp lại ấy làm cho nó thấm đẫm chất nghệ thuật. Dường như thiên nhiên vùng rừng núi Hòa Bình như Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc ưu ái những người mê gỗ lũa hơn cả khi phần lớn những tác phẩm gỗ lũa có giá trị đều xuất phát từ những vùng đất này.

 

 

Và tài hoa của con người

 

Dưới con mắt nghệ thuật và bàn tay lành nghề của những người thợ ở xã Lâm Sơn đã tạo nên những kiệt tác gỗ lũa “có một không hai”. Trước tiên, để có được gỗ lũa, người thợ ở đây phải lặn lội lên các vùng đồi núi nguyên sơ tìm kiếm những gốc cây cổ thụ tốt, chất gỗ quý hiếm, rồi phải đợi khi trời có mưa, ngấm nước, đất mềm ra thì người ta mới đào. Công việc đào gốc này cần phải có nhiều kinh nghiệm và sự kiên trì vì nếu không kiên nhẫn mà cứ chặt hết những chiếc rễ cây ăn quanh thì coi như thất bại. Hình dáng của tác phẩm gỗ lũa trong tương lai có độc đáo hay không phụ thuộc vào chính những những thân rễ vây quanh nó. Anh Trần Văn Thuần - một người đã có gần 15 năm gắn bó với nghề sản xuất gỗ lũa chia sẻ: Có những lúc tìm thấy gốc gỗ lũa quý, anh em phải thuê hẳn một tốp thợ gần chục người làm việc cật lực hơn 6 tháng mới có thể ưa được về xưởng. Phải thật sự kiên trì và đam mê mới không bỏ cuộc giữa chừng. Những sản phẩm gỗ lũa của cơ sở anh Thuần vì thế có giá trị nghệ thuật rất cao.

 

          

Tác phẩm “Thần Kim Quy” đã đạt giải A tại nhiều triển lãm, Fistival sinh vật cảnh trong cả nước.

 

Miệt mài, yêu nghề, anh Đào Xuân Thành, người có hơn 10 năm gắn bó với nghề  suốt ngày say mê đục, đẽo, bào, gọt, đánh bóng... để “thổi hồn” vào những gốc cây vô tri, vô giác, biến chúng thành những tác phẩm đẹp mang đầy tính triết lý nhân sinh. Với trí tuệ sáng tạo và bàn tay khéo léo của người xuất thân từ điêu khắc những thân gỗ xù xì, xấu xí đã được khoác lên một diện mạo hoàn toàn mới. Anh chia sẻ: Gỗ lũa nghệ thuật rất gần với điêu khắc, tạc tượng, song nó phong phú, đa dạng hơn nhiều. Dựa trên những hình dạng, đường nét tự nhiên của cành cây, gốc cây, người nghệ nhân phải có tay nghề thợ mộc, sau đó là óc thẩm mỹ và mắt nhìn của người điêu khắc, thêm bớt chi tiết cho tác phẩm sinh động, có hồn.

 

Về Lâm Sơn, không thể không ghé thăm cơ sở sản xuất gỗ lũa của gia đình anh Trần Xuân Thể, người có hơn 20 năm trong nghề. Anh cho biết: Quá trình hình thành ý tưởng đòi hỏi người thợ phải cân nhắc, suy ngẫm để lựa chọn hình dáng, thế lũa phù hợp. Sau đó người nghệ nhân phải kiên nhẫn, tỉ mẩn gọt giũa, có khi phải mất mấy ngày chỉ để tạo nên một chi tiết cực nhỏ, có khi trong giấc ngủ cũng mơ về lũa. Người làm gỗ lũa ngoài trí tưởng tượng, khiếu tạo hình, bàn tay phải thật sự “nở hoa” mới tạo nên được những tác phẩm mang dấu ấn của cá nhân.

 

Giờ đây, trải qua bao thăng trầm, gỗ lũa Lâm Sơn đã có được vị trí nhất định và trở thành một trong những địa chỉ sản xuất gỗ lũa có giá trị, mang tính nghệ thuật độc đáo riêng. Tác phẩm gỗ lũa Lâm Sơn được nhiều chuyên gia mỹ nghệ đánh giá cao và đạt nhiều giải vàng, giải bạc tại các triển lãm, hội chợ, festival sinh vật cảnh trong cả nước. Một trong những trăn trở và tâm nguyện của người sản xuất gỗ lũa Lâm Sơn là Nhà nước sớm có chính sách hỗ trợ để bảo tồn, phát triển thành làng nghề chuyên sản xuất gỗ lũa trong thời gian tới.

 

 

 

 

                                                                             Hồng Nhung

 

 

Các tin khác

Những cung đường Tây Bắc đã khá quen thuộc với nhóm xe phân khối lớn.
Với sự tận tâm, cống hiến hết mình, lực lượng CS113 đã góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp của người chiến sỹ công an trong lòng nhân dân.
Cơ sở sản xuất dịch vụ cơ khí Đức Phát của anh Nguyễn Mạnh Quang đã tổ chức dạy nghề cho 12 hội viên nông dân phường Chăm Mát (TPHB).
Mới lập gia đình, anh Bùi Văn T., xóm Đồng Giang, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) được gia đình đầu tư mở cửa hiệu sửa chữa và bán phụ tùng xe máy nhưng anh quyết định đóng quán, cùng vợ đi lao động “chui” tại Trung Quốc.

Nam Phong - đất chuyển mình sinh sôi

(HBĐT) - Đi trên con đường từ QL6 vào trung tâm xã Nam Phong (Cao Phong) ngập tràn hương hoa trái. Trường học, nhà dân, các công trình hạ tầng ẩn mình trong màu xanh cây lá. Thiên nhiên, khí hậu ưu ái cho đất và người Nam Phong. Người dân đang nắm lấy cơ hội để thoát nghèo và làm giàu.

Công trình Thủy điện Hòa Bình - những mốc son lịch sử mang dấu ấn thời đại

(HBĐT) - Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, năm 1960, Đảng ta xác định, cùng một lúc, cách mạng Việt Nam phải tiến hành song song hai nhiệm vụ chiến lược: giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc, Đảng ta ý thức rõ: Muốn xây dựng CNXH thì “Điện khí hóa” phải đi trước một bước. Để tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của đất nước, kinh nghiệm KH -KT của Liên Xô thì xây dựng thủy điện là phương án kinh tế có khả thi nhất. Chính vì lẽ đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm tiến hành điều tra, khảo sát, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật tạo tiền để xây dựng công trình.

Những năm tháng hào hùng trên công trường Thanh niên cộng sản

(HBĐT) - Thủy điện Hòa Bình vẫn ngày đêm bền bỉ, cần mẫn phát sản lượng điện cao, an toàn và thực hiện các chức năng tổng hợp khác phục vụ sự nghiệp CNH -HĐH đất nước. Công trình này đã đi vào lịch sử của đất nước, là biểu tượng cao đẹp về tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô, nơi ghi dấu ấn của công trường Thanh niên Cộng sản sôi nổi, hào hùng, biểu tượng của những nỗ lực vượt khó, không quản ngày đêm của cán bộ, chiến sỹ, chuyên gia và công nhân, lao động vì dòng điện của Tổ quốc.

Những cái chết hóa thành bất tử

(HBĐT) - Khi công trình thế kỷ biến dòng nước sông Đà thành dòng điện quốc gia cũng là khi Đài tưởng niệm được dựng lên để tưởng nhớ 168 con người đã ngã xuống. Nơi đây được thiết kế thi công như một hình tháp có 6 cánh vươn rộng, bên trong lòng tháp đặt vừa vặn 168 tấm bia nhỏ quây đúng thành một vòng tròn. Tấm bia chính trang trọng khắc 6 chữ “Tổ quốc ghi công các anh”. Họ - những “người lính” sông Đà đã hòa dòng máu của mình để góp phần làm nên dòng diện cho Tổ quốc. Họ đã trở thành bất tử với những hy sinh mãi mãi được lưu danh.

Tự hào được rèn luyện và cống hiến cho công trình Thủy điện Hòa Bình

(HBĐT) - Anh hùng Lao động Trần Văn Cường năm nào, giờ đã lên chức ông và là Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi TP Hòa Bình. Nhắc lại thời kỳ xây dựng thủy điện Hòa Bình, những kỷ niệm gian khó nhưng đầy vinh quang khi được tham gia thi công công trình thủy điện tràn về ngập lòng, ông chia sẻ: Những người lính Đoàn 565 mang theo truyền thống bộ đội Trường Sơn chắc tay súng năm nào luôn tự hào được hy sinh, cống hiến xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình, công trình mang dấu ấn, tầm vóc thời đại.

Ký ức về công trình thủy điện thế kỷ

(HBĐT) - Nhưng những năm tháng lăn lộn trên công trường thanh niên cộng sản thủy điện Hòa Bình vẫn hiện hữu trong ký ức của tôi. Đó là những ký ức không thể nào quên về một công trình mang tầm vóc thế kỷ, một bản hùng ca của tinh thần lao động sáng tạo, sự hợp tác quốc tế cao cả và là mốc son sáng chói trên lộ trình CNH – HĐH đất nước. Công trình vĩ đại này mãi mãi gắn liền với tên tuổi và sự cống hiến của những người thợ sông Đà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục