Thanh tra Sở VH - TT&DL phối hợp với Công an tỉnh thanh, 

kiểm tra hoạt động lễ hội tại khu di tích Chùa Tiên (Lạc Thuỷ).

Thanh tra Sở VH - TT&DL phối hợp với Công an tỉnh thanh, kiểm tra hoạt động lễ hội tại khu di tích Chùa Tiên (Lạc Thuỷ).

(HBĐT) - Những tháng đầu năm, khi hoạt động lễ hội vào mùa, tại các điểm di tích thu hút hàng vạn lượt khách du lịch từ khắp các tỉnh, thành phố đổ về. Lễ hội đã giúp KT -XH, đời sống của người dân trong vùng từng bước được cải thiện. Nhưng cũng từ đó, vì ham cái lợi trước mắt, một số hộ kinh doanh, cá nhân đã thương mại hóa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo làm mất đi nét đẹp văn hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến cái nhìn của du khách về các lễ hội của địa phương.

 

Thương mại hóa hoạt động lễ hội

 

Theo thống kê của Sở VH -TT & DL, trên địa bàn tỉnh hàng năm có hàng trăm điểm tổ chức lễ hội, trong đó có 38 lễ hội đang được bảo tồn và phát huy. Các lễ hội lớn thu hút đông khách du lịch phải kể đến lễ hội  đền Bờ - tại các xã Thung Nai (Cao Phong), xã Vầy Nưa (Đà Bắc); lễ hội chùa Tiên -Phú Lão (Lạc Thủy), lễ hội chùa Hang  - Yên Trị (Yên Thủy), lễ hội Khai hạ Mường Bi - Phong Phú (Tân Lạc)... Trong tháng giêng, vào ngày khai hội và mùa lễ hội, các điểm du lịch đã đón hàng nghìn lượt khách. Tại chùa Tiên sau ngày khai hội mùng 4 âm lịch đến nay đã đón trên 100.000 lượt khách thăm quan, lễ Phật, tại lễ hội Khai hạ Mường Bi đã đón gần 60.000 lượt khách. Khu di tích đền Chúa Thác Bờ đã thu hút hàng ngàn lượt khách từ khắp các tỉnh, thành phố...

 

Hoạt động lễ hội là dịp để địa phương tăng nguồn thu ngân sách, các hộ kinh doanh, dịch vụ phát triển. Lợi dụng điều đó,  nhiều người đã thương mại hóa hoạt động lễ hội, lấy đó để trục lợi. Tại khu du lịch chùa Tiên, không ít khách tỏ ra khó chịu khi gặp hình ảnh các quầy thịt tươi sống được bày bán ngay tại cửa đền với những lời mời chào “đặc sản thịt rừng” để thu hút khách đã làm mất đi sự thanh tịnh vốn có nơi đây. Các cửa hàng tạp hóa được bày bán tràn lan, lấn chiếm lòng đường, nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng. Theo đồng chí Đỗ Danh Ngọc, Phó trưởng ban quản lý khu di tích chùa Tiên: Bất cập nhất tại đây đó là trong quản lý, khu chùa Tiên rộng 53 ha với 20 điểm di tích, trong đó, Ban chỉ quản lý 3 điểm là đền Mẫu, chùa Tiên và đền Trình. Các điểm còn lại do các thủ từ địa phương phối hợp quản lý. Việc cá nhân quản lý đã tự ý xây dựng phá đi giá trị di tích, đồng thời một số cá nhân đã lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng để thương mại hóa như việc bán thẻ, ấn phẩm mê tín dị đoan, xây dựng đặt tượng Phật và hòm công đức không đúng quy hoạch...  Bên cạnh đó, hiện tượng đổi tiền lẻ, ăn xin, xe ôm, xe ngựa, xe điện chèo kéo khách diễn ra thường xuyên.

 

Tại khu di tích đền Bờ, du khách luôn ấn tượng với đặc sản cá sông nướng. Sau khi hành lễ, hầu hết du khách đều mua một vài con cá nướng làm quà. Nhưng không ít khách đã giật mình vì chất lượng cá. Chị Nguyễn Thu Hương, một du khách người Hà Nội cho biết: Năm nào đại gia đình cũng tổ chức du xuân đền Chúa Thác Bờ, khi về, gia đình mua cá để ăn trên thuyền và làm quà cho người thân vì đã biết đến đặc sản cá lòng hồ Hòa Bình. Tuy nhiên năm nay, một số con cá có chất lượng kém, thịt bở, không thơm làm cả đoàn đều thất vọng.

 

Tại một số lễ hội vẫn còn tái diễn các trò chơi ăn tiền, cờ bạc bịp kiểu như trò “Tôm - cua - cá”, “Chiếc nón kỳ diệu”, “Phi tiêu đoán màu”, “Bóc bim bim trúng thưởng”...  thu hút nhiều thanh - thiếu niên.

 

Cần sự vào cuộc tích cực của cơ quan chức năng

 

Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước đảm bảo hoạt động lễ hội diễn ra lành mạnh, nhiều ý nghĩa, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, đầu tháng 3/2015, Sở VH - TT & DL đã có công văn đề nghị các huyện, thành phố trong tỉnh tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Theo đó, các địa phương triển khai  các văn bản hướng dẫn của T.ư, của Bộ VH -TT&DL. Thực hiện nghiêm túc nếp sống văn minh trong lễ hội, công khai, minh bạch việc thu, sử dụng tiền công đức, giải quyết triệt để hiện tượng đổi tiền lẻ, tranh giành, đeo bám, tăng giá, ép khách.

 

Đồng thời, trong tháng 3, Thanh tra Sở VH -TT&DL đã phối hợp với Công an tỉnh triển khai đợt thanh kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời biểu hiện tiêu cực trong hoạt động lễ hội, đặc biệt là hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để hoạt động trục lợi, tuyên truyền mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình và các hành vi vi phạm pháp luật tại hai điểm di tích chùa Tiên và đền thờ Chúa Thác Bờ. Đợt kiểm tra được tiến hành bất ngờ, đột xuất nên đã phát hiện, xử lý và nhắc nhở một số sai phạm trong hoạt động lễ hội như hiện tượng chèo kéo khách, đổi tiền lẻ, lấn chiếm lòng đường để buôn bán...

 

Tại các điểm lễ hội, chính quyền địa phương đã tích cực vào cuộc, 100% lễ hội đã thành lập ban quản lý, ban tổ chức. Tại khu di tích chùa Tiên, Ban quản lý đã hạn chế được những tiêu cực trong hoạt động, hệ thống loa đài tuyên truyền về quy định cấm đổi tiền lẻ, tổ chức trò chơi cờ bạc trá hình, ăn xin... được phát thanh liên tục trong ngày. Bà Quách Thị Thanh, Trưởng ban quản lý cho biết: Ban thường xuyên tổ chức kiểm tra đột xuất để phát hiện sai phạm, có lần để hạn chế hiện tượng trẻ con, các cụ già ngồi ăn xin tại đền, hang, Ban đã thuê xe chở các đối tượng đó về tận nhà, giao địa phương quản lý. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động lễ hội còn gặp nhiều khó khăn. Khi đoàn đến kiểm tra, những hiện tượng như đặt bát hương, hòm công đức không đúng nơi quy định, đổi tiền lẻ, chèo kéo khách... lại trật tự, sau khi đoàn đi thì đâu lại vào đó. Ban quản lý không có chế tài xử phạt chỉ nhắc nhở nên không có tính chất răn đe, việc quản lý hoạt động lễ hội rất cần sự vào cuộc tích cực hợn nữa của cơ quan chức năng có thẩm quyền.                 

 

 

                                                                                

                                                                                  P.V

 

Các tin khác

40 năm, những người lính từng chiến đấu tại chiến trường B3 giải phóng Tây Nguyên vẫn là đồng chí, đồng đội sát cánh bên nhau.
Không còn đất đẹp, những mảnh đất đồi dốc được nhiều người cải tạo đầu tư trồng cam.
Tượng Đài mẹ Việt Nam anh hùng được xây dựng tại thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) và Khánh thành vào dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng tỉnh Quảng Nam.
Những “ổ voi, ổ gà” là hình ảnh dễ gặp trên QL 21A đoạn qua xã Cao Thắng.

Hành trình về miền cực Bắc của Tổ quốc

(HBĐT) - “Hành trình về miền cực Bắc của Tổ quốc - Hà Giang”, chỉ nghe đến tên của hành trình trong lòng chúng tôi đã dâng trào cảm xúc, háo hức lạ thường. Vậy là sẽ không chỉ còn hướng về nơi ấy mà sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh vật, được dang rộng cánh tay, phóng trọn tầm mắt để ôm niềm mong nhớ, tự hào, thiêng liêng vào lòng. Và như lời một người đồng hành trong hành trình của chúng tôi đã nói: “Đến với Hà Giang chỉ cần một trái tim nóng và chiếc máy ảnh”… Chúng tôi đã trở về sau hành trình với ấm áp yêu thương, tự hào và những khoảnh khắc đẹp, ấn tượng không bao giờ phai.

Nơi lưu giữ “Bức thư thế kỷ”

(HBĐT) - “Nơi đây lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư này sẽ được mở vào ngày 1/1/2100”. Dòng chữ được khắc trang trọng bằng cả tiếng Việt và tiếng Nga, thu hút sự chú ý đặc biệt của du khách mỗi khi đặt chân đến nơi lưu giữ “bức thư thế kỷ”.

Độc đáo nghệ thuật gỗ lũa Lâm Sơn

(HBĐT) - Độc đáo của gỗ lũa Lâm Sơn (Lương Sơn) là ở vẻ đẹp tự nhiên, vốn có. Có những gỗ lũa bản thân nó đã là những hình khối có dáng dấp, mang ý nghĩa. Có những gỗ lũa thoạt nhìn rất trìu tượng, qua bàn tay khéo léo, tài hoa của người thợ mới trở thành một tác phẩm đẹp, có giá trị...

Mô tô phân khối lớn thú chơi của người đam mê tốc độ

(HBĐT) - Ai đã từng được thử một lần cầm lái hay ngồi sau những chiếc xe mô tô phân khối lớn đều có chung cảm giác bay bổng, choáng ngợp xen lẫn phấn khích khi nghe tiếng máy nổ giòn tan, mạnh mẽ cùng pha tăng tốc “xé gió” của những “ông hoàng tốc độ”. Đối với các địa phương khác, thú chơi mô tô phân khối lớn không mấy xa lạ, nhưng với người dân Hòa Bình đây là thú chơi mới đầy xa xỉ. Những người có chung niềm đam mê đã thêm gắn bó cùng nhau trải nghiệm, khám phá những địa danh mới và trên hết, họ đã đi khắp mọi miền đất nước để mang tấm lòng sẻ chia tới đồng bào vùng sâu, vùng xa.

Cảnh sát 113 - điểm tựa của lòng dân

(HBĐT) - Với phương châm “Nhanh nhất, mạnh nhất, hiệu quả nhất”, những năm qua, Đội Cảnh sát 113 (Công an tỉnh) đã trở thành điểm tựa của lòng dân trong đảm bảo sự bình yên của cuộc sống.

Chuyện về những người nông dân ở chốn thành thị

(HBĐT) - Họ là những người nông dân sống ở chốn thành thị nên không thể bám mãi lấy cái cày, con trâu bên những thửa bờ xôi, ruộng mật mà phải tích cực cày đường nhựa để sinh nhai. Theo khả năng, họ chọn cho mình một hay vài nghề phù hợp vừa kết hợp SX -KD dịch vụ và họ đã thành công. Năm 2014, TPHB có 3.285 hộ nông dân đăng ký SX -KD giỏi, tăng 875 hộ so với năm 2013, đó thực sự là điều đáng mừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục