Tượng Đài mẹ Việt Nam anh hùng được xây dựng tại thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) và Khánh thành vào dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng tỉnh Quảng Nam.

Tượng Đài mẹ Việt Nam anh hùng được xây dựng tại thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) và Khánh thành vào dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng tỉnh Quảng Nam.

(HBĐT) - Chúng tôi về thăm vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng vào cuối tháng 3, đúng vào dịp vùng đất kiên cường cách mạng này kỷ niệm 40 năm giải phóng. Thành phố Đà Nẵng phát triển năng động nhất miền Trung - Tây Nguyên, đẹp như hòn ngọc bên bờ biển Đông, nơi có huyện đảo Hoàng Sa đầu sóng, ngọn gió. Còn tỉnh Quảng Nam nổi tiếng anh hùng với những địa danh lịch sử, những con người huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ.

 

Từ ngày 25 - 30/3, chúng tôi ở vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng. Đoàn được đi nhiều nơi thấy nhiều điều và được nghe nhiều câu chuyện. Anh Hoàng Hữu Lượng ở Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), anh Việt Anh ở tạp chí Người làm báo, anh Thế Dũng - Hội Nhà Báo Bắc Giang và đặc biệt là anh Lê Quang Á (Báo Đà Nẵng, quê ở Quảng Nam)... là những người lính trực tiếp có mặt ở Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Nam trong những ngày khói lửa đã kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm sâu sắc trong những ngày bom rơi, đạn nổ, là những chứng nhân của ngày đại thắng 40 năm trước. Đêm ở Quảng Nam cũng vậy. Các anh trong Ban Biên tập cũng kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện bi thương nhưng hào hùng, những con người thật, việc thật mà sách giáo khoa, văn, thơ, điện ảnh chưa đề cập tới.

    

Vào 21h ngày 28/3, những màn pháo hoa rực rỡ chào mừng 40 năm giải phóng Đà Nẵng. Ngày 24/3, Quảng Nam khánh thành Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng cùng nhiều hoạt động hết sức sôi động, đầy ý nghĩa.

 

Riêng tôi vô cùng ấn tượng với vùng đất Quảng Nam. May mắn hơn, tôi được nhà báo Lê Quang Á (Báo Đà Nẵng), anh Quang Mười, Văn Nam (Báo Quảng Nam) kể cho nghe nhiều câu chuyện xúc động. Anh Á có 5 thân nhân là ông, bà, bố mẹ và chú là liệt sỹ. Quê anh ở không xa xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn là quê hương của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ có 9 người con ruột và 2 người thân là liệt sỹ. Những địa danh nổi tiếng trong văn, thơ mà thế hệ chúng tôi ai cũng biết giờ được đặt chân tới, trải nghiệm. Con sông Thu Bồn mùa này có vẻ khỏe khoắn hơn so với những vần thơ mềm mại của Tế Hanh, Giang Nam. Vẫn còn đó: "…Quê hương tôi có con sông xanh biếc; nước xanh trong soi bóng những hàng tre...". Còn địa danh Chu Lai chắc ai cũng biết. Đây là vùng đất lửa trong chiến tranh, được nhà văn Phan Tứ kể lại về những chiến công bất tử của những người con đất Quảng, về mối tình đẹp nhất trong chiến tranh làm xao động bao thế hệ trẻ Việt Nam qua tiểu thuyết nổi tiếng “Mẫn và Tôi”... Tôi đã được các đồng nghiệp báo Quảng Nam kể về nguyên mẫu của chị Mẫn trong tiểu thuyết. Bà vẫn còn sống, tên thật là Võ Thị Phận, năm nay đã gần 80 tuổi ở xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành. Xem bức ảnh hiện tại của nguyên mẫu chị Mẫn (bà Phận), tôi nghĩ hồi trẻ tham gia du kích chị mới dũng cảm như vậy, có mối tình với anh giải phóng lãng mạn như vậy. Có điều, danh phận của bà hiện tại còn nhiều uẩn khuất. Dưới chân tượng mẹ Việt Nam anh hùng, tôi được nghe những câu chuyện về sự chiến đấu hy sinh của những người con đất Quảng trong chiến tranh của anh Á. Tượng đài Mẹ Việt Nam được kiến trúc sư Đinh Gia Thắng lấy nguyên mẫu từ Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ được thi công trên đỉnh núi Cấm thuộc xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ. Tượng đài hùng vĩ, mang đầy tính sáng tạo nghệ thuật cao 18 mét, đặt trong khuôn viên quảng trường rộng 15 ha. Đây cũng là tượng đài biểu tượng cho hơn 50 ngàn mẹ Việt Nam anh hùng của cả nước. Trong suốt cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài hơn 30 năm, Quảng Nam có hơn 65 ngàn liệt sĩ và những người con ưu tú ở khắp mọi miền đất nước đã ngã xuống trên vùng đất Quảng Nam. Toàn tỉnh có 11.234 bà mẹ Việt Nam anh hùng và hàng trăm tập thể, cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân. Hàng chục ngàn người là thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng.

 

             

Bà Võ Thị Phận, nguyên mẫu của nhân vật Mẫn trong tiểu thuyết nổi tiếng "Mẫn và tôi" của nhà văn Phan Tứ đang kể về những kỷ vật của thời kháng chiến.

 

Sau 40 năm giải phóng và 18 năm tái lập tỉnh, Quảng Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH, QP-AN. Năm 2014, tăng trưởng kinh tế đạt 11,5%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Từ một nền kinh tế hầu như chưa phát triển và là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, đến nay, tổng thu ngân sách trên địa bàn đã đạt khoảng 9.000 tỉ đồng, đứng vào hàng các tỉnh khá trong khu vực và cả nước. Lĩnh vực dịch vụ, nhất là du lịch có bước phát triển đột phá, đặc biệt sau khi khu đô thị cổ Hội An và đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Cù Lao Chàm cũng được công nhận là khu sinh quyển thế giới hàng năm thu hút khoảng 2,5 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan. Trên địa bàn các huyện Điện Bàn, Quế Sơn, Tam Kỳ... là những vùng làng quê thanh bình, trù phú, những cánh đồng tươi tốt, trải dài...

 

Khó có thể kể hết về một vùng đất Quảng Nam anh hùng trong kháng chiến, vươn mình trỗi dậy mạnh mẽ trong xây dựng, đổi mới. Đi dưới những hàng cây rợp hoa và bóng mát của thành phố Tam Kỳ trong những ngày đầu hè, tôi thực sự cảm nhận được nội lực của Quảng Nam đã được đánh thức và Quảng Nam đang trên đà phát triển sánh vai cùng cả nước.

 

 

                                                                          Thùy An

 

 

 

Các tin khác

Những “ổ voi, ổ gà” là hình ảnh dễ gặp trên QL 21A đoạn qua xã Cao Thắng.
Danh thắng núi Đôi nằm ở thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ - Hà Giang) - địa điểm khiến bao du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của tạo hoá.
“Bức thư thế kỷ” đang được lưu giữ trang trọng trong quần thể công trình Thủy điện Høa Bình.
Anh Trần Xuân Thể giới thiệu tác phẩm “Cửu long tranh châu” đẹp mắt của xưởng.

Mô tô phân khối lớn thú chơi của người đam mê tốc độ

(HBĐT) - Ai đã từng được thử một lần cầm lái hay ngồi sau những chiếc xe mô tô phân khối lớn đều có chung cảm giác bay bổng, choáng ngợp xen lẫn phấn khích khi nghe tiếng máy nổ giòn tan, mạnh mẽ cùng pha tăng tốc “xé gió” của những “ông hoàng tốc độ”. Đối với các địa phương khác, thú chơi mô tô phân khối lớn không mấy xa lạ, nhưng với người dân Hòa Bình đây là thú chơi mới đầy xa xỉ. Những người có chung niềm đam mê đã thêm gắn bó cùng nhau trải nghiệm, khám phá những địa danh mới và trên hết, họ đã đi khắp mọi miền đất nước để mang tấm lòng sẻ chia tới đồng bào vùng sâu, vùng xa.

Cảnh sát 113 - điểm tựa của lòng dân

(HBĐT) - Với phương châm “Nhanh nhất, mạnh nhất, hiệu quả nhất”, những năm qua, Đội Cảnh sát 113 (Công an tỉnh) đã trở thành điểm tựa của lòng dân trong đảm bảo sự bình yên của cuộc sống.

Chuyện về những người nông dân ở chốn thành thị

(HBĐT) - Họ là những người nông dân sống ở chốn thành thị nên không thể bám mãi lấy cái cày, con trâu bên những thửa bờ xôi, ruộng mật mà phải tích cực cày đường nhựa để sinh nhai. Theo khả năng, họ chọn cho mình một hay vài nghề phù hợp vừa kết hợp SX -KD dịch vụ và họ đã thành công. Năm 2014, TPHB có 3.285 hộ nông dân đăng ký SX -KD giỏi, tăng 875 hộ so với năm 2013, đó thực sự là điều đáng mừng.

Nghịch lý ở một xã vùng đệm khu công nghiệp

(HBĐT) - Từ năm 2006 đến nay, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) đã tiếp nhận gần 20 dự án đầu tư tại xã, trong đó, 16 dự án chính thức đi vào hoạt động hứa hẹn sẽ mang lại cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Thực hiện các dự án này, nhân dân trong xã đã nhường 196 ha đất để các DN xây dựng nhà máy, xí nghiệp. Dân Hòa cũng đã được xếp vào vùng đệm của KCN Mông Hóa. Tuy nhiên, hiện nay, Dân Hòa là xã có người đi làm ăn xa đông nhất trong huyện. Nghịch lý này đang gây nhiều tác động trái chiều, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an sinh xã hội trên địa bàn.

Nam Phong - đất chuyển mình sinh sôi

(HBĐT) - Đi trên con đường từ QL6 vào trung tâm xã Nam Phong (Cao Phong) ngập tràn hương hoa trái. Trường học, nhà dân, các công trình hạ tầng ẩn mình trong màu xanh cây lá. Thiên nhiên, khí hậu ưu ái cho đất và người Nam Phong. Người dân đang nắm lấy cơ hội để thoát nghèo và làm giàu.

Công trình Thủy điện Hòa Bình - những mốc son lịch sử mang dấu ấn thời đại

(HBĐT) - Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, năm 1960, Đảng ta xác định, cùng một lúc, cách mạng Việt Nam phải tiến hành song song hai nhiệm vụ chiến lược: giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc, Đảng ta ý thức rõ: Muốn xây dựng CNXH thì “Điện khí hóa” phải đi trước một bước. Để tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của đất nước, kinh nghiệm KH -KT của Liên Xô thì xây dựng thủy điện là phương án kinh tế có khả thi nhất. Chính vì lẽ đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm tiến hành điều tra, khảo sát, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật tạo tiền để xây dựng công trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục