“Bức thư thế kỷ” đang được lưu giữ trang trọng trong quần thể công trình Thủy điện Høa Bình.

“Bức thư thế kỷ” đang được lưu giữ trang trọng trong quần thể công trình Thủy điện Høa Bình.

(HBĐT) - “Nơi đây lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư này sẽ được mở vào ngày 1/1/2100”. Dòng chữ được khắc trang trọng bằng cả tiếng Việt và tiếng Nga, thu hút sự chú ý đặc biệt của du khách mỗi khi đặt chân đến nơi lưu giữ “bức thư thế kỷ”.

 

Chị Nguyễn Thị Thanh Tú (tổ 1, phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình) thường đưa bạn bè và người thân đến thăm quan quần thể công trình Thủy điện Hòa Bình. Vốn là công nhân của Tổng Công ty xây dựng Sông Đà, chị rất trân trọng những giá trị tốt đẹp mà các thế hệ công nhân sông Đà đã tạo dựng được thông qua việc xây dựng thành công nhiều công trình trọng điểm quốc gia. Bố và mẹ của chị Tú đều là công nhân sông Đà. Hai bác từng cống hiến những năm tháng sung sức nhất của cuộc đời để tham gia xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình - công trình thế kỷ đã đi vào lịch sử ngành xây dựng Việt Nam như một mốc son sáng chói. Còn chị, qua những câu chuyện bố mẹ kể, chị càng thêm khâm phục nghị lực của thế hệ công nhân sông Đà đã vượt qua biết bao gian khó để làm nên một công trình mang tầm vóc thế kỷ như công trình Thủy điện Hòa Bình.

 

           

Khối bê tông thứ nhất lưu giữ Bức thư thế kỷ đã được gửi xuống lòng sông Đà cùng với hàng nghìn khối bê tông khác vào ngày ngăn sông Đà đợt 1, ngày 12/1/1983.

 

Để xây dựng thành công một nhà máy thủy điện tầm cỡ lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ, trong suốt 15 năm liên tục (1979 - 1994), hàng chục vạn con người đã ngày đêm lao động quên mình, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, cùng hướng tới một mục đích duy nhất là ngăn sông Đà xây nhà máy thủy điện. Đây là nhà máy thủy điện có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp và giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhà máy được xác định là công trình trọng điểm quốc gia, có nhiệm vụ cung cấp điện năng 8, 14 tỉ KW/năm, chống lũ cho đồng bằng hạ lưu sông Hồng với dung tích điều tiết của hồ chứa 5, 6 tỉ m3 nước, nâng cao mực nước mùa cạn cho hạ lưu sông Đà với sông Hồng và mang lại cho đất nước nhiều lợi ích to lớn khác. Từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình vĩ đại này, công trường luôn là một guồng máy khổng lồ với sự tham gia của hàng ngàn kỹ sư trẻ, hàng vạn thợ lành nghề, lái xe, phiên dịch, lao động thủ công, chuyên gia đến từ các nước thuộc Liên bang Xô Viết... Một khối lượng công việc đồ sộ đã được hàng chục vạn người “lính” công trường nơi đây hoàn thành xuất sắc sau hơn 4.400 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, quên ăn, quên ngủ: Xây dựng hàng trăm ngàn m2 nhà xưởng; đào hàng chục triệu m3 đất, đá; đào 16.000 m hầm; đắp đập 20 triệu m3; bê tông 1, 5 triệu m3; kết cấu thép 85.000 tấn Từng hạng mục công trình đã được hoàn thành với tiến độ đáng kinh ngạc, thể hiện một cách thuyết phục tinh thần “dời non, lấp biển” của một thế hệ lao động anh hùng.

 

“Đó là những con người có nghị lực thép” - chị Nguyễn Thị Thanh Tú xúc động bày tỏ - “Càng khâm phục họ, tôi càng mong muốn được biết nội dung của bức thư này. Đây là “bức thư thế kỷ” của một thế hệ anh hùng, là kỷ vật thiêng liêng gửi lại cho hậu thế. Chính vì vậy mà nó được đón nhận và giữ gìn một cách đầy tự hào và trân trọng”.

 

Bức thư được xem là kỷ vật thiêng liêng của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư được chép thành hai bản, mỗi bản để trong một ống đồng được hút chân không, mỗi ống để trong một hộp mika, mỗi hộp lại được để trong một khối bê tông nặng 12 tấn. Khối thứ nhất đã gửi xuống lòng sông Đà cùng với hàng nghìn khối bê tông khác vào ngày ngăn sông Đà đợt 1 (12/1/1983) như để khẳng định hùng hồn cho một quyết tâm thép: Bàn tay và khối óc kỳ diệu của con người nhất định sẽ biến sông đen trở thành “dòng sông ánh sáng”. Cùng ngày hôm đó, khối bê tông thứ hai có hình dáng như khối kim tự tháp được đặt trên cao trình 86 m, bên bờ trái sông Đà. Người được ủy quyền đặt bức thư vào khối bê tông là đồng chí Vũ Mão - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và nữ anh hùng vũ trụ Liên Xô Valentina Grếch -cô-va.

 

Được biết, vào ngày 1/1/2100, tức là vào thời khắc quan trọng cả thế giới cùng bước sang thế kỷ XXII, “bức thư thế kỷ” sẽ được trịnh trọng công bố. Đó sẽ là thời khắc vô cùng thiêng liêng để chúng ta tưởng nhớ công lao to lớn của một thế hệ anh hùng đã gắn tên tuổi của mình với sự trường tồn của một công trình thế kỷ: Công trình Thủy điện Hòa Bình.

                                                                

                       

 

                                                                       Thu Trang

 

 

 

Các tin khác

Anh Trần Xuân Thể giới thiệu tác phẩm “Cửu long tranh châu” đẹp mắt của xưởng.
Những cung đường Tây Bắc đã khá quen thuộc với nhóm xe phân khối lớn.
Với sự tận tâm, cống hiến hết mình, lực lượng CS113 đã góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp của người chiến sỹ công an trong lòng nhân dân.
Cơ sở sản xuất dịch vụ cơ khí Đức Phát của anh Nguyễn Mạnh Quang đã tổ chức dạy nghề cho 12 hội viên nông dân phường Chăm Mát (TPHB).

Nghịch lý ở một xã vùng đệm khu công nghiệp

(HBĐT) - Từ năm 2006 đến nay, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) đã tiếp nhận gần 20 dự án đầu tư tại xã, trong đó, 16 dự án chính thức đi vào hoạt động hứa hẹn sẽ mang lại cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Thực hiện các dự án này, nhân dân trong xã đã nhường 196 ha đất để các DN xây dựng nhà máy, xí nghiệp. Dân Hòa cũng đã được xếp vào vùng đệm của KCN Mông Hóa. Tuy nhiên, hiện nay, Dân Hòa là xã có người đi làm ăn xa đông nhất trong huyện. Nghịch lý này đang gây nhiều tác động trái chiều, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an sinh xã hội trên địa bàn.

Nam Phong - đất chuyển mình sinh sôi

(HBĐT) - Đi trên con đường từ QL6 vào trung tâm xã Nam Phong (Cao Phong) ngập tràn hương hoa trái. Trường học, nhà dân, các công trình hạ tầng ẩn mình trong màu xanh cây lá. Thiên nhiên, khí hậu ưu ái cho đất và người Nam Phong. Người dân đang nắm lấy cơ hội để thoát nghèo và làm giàu.

Công trình Thủy điện Hòa Bình - những mốc son lịch sử mang dấu ấn thời đại

(HBĐT) - Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, năm 1960, Đảng ta xác định, cùng một lúc, cách mạng Việt Nam phải tiến hành song song hai nhiệm vụ chiến lược: giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc, Đảng ta ý thức rõ: Muốn xây dựng CNXH thì “Điện khí hóa” phải đi trước một bước. Để tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của đất nước, kinh nghiệm KH -KT của Liên Xô thì xây dựng thủy điện là phương án kinh tế có khả thi nhất. Chính vì lẽ đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm tiến hành điều tra, khảo sát, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật tạo tiền để xây dựng công trình.

Những năm tháng hào hùng trên công trường Thanh niên cộng sản

(HBĐT) - Thủy điện Hòa Bình vẫn ngày đêm bền bỉ, cần mẫn phát sản lượng điện cao, an toàn và thực hiện các chức năng tổng hợp khác phục vụ sự nghiệp CNH -HĐH đất nước. Công trình này đã đi vào lịch sử của đất nước, là biểu tượng cao đẹp về tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô, nơi ghi dấu ấn của công trường Thanh niên Cộng sản sôi nổi, hào hùng, biểu tượng của những nỗ lực vượt khó, không quản ngày đêm của cán bộ, chiến sỹ, chuyên gia và công nhân, lao động vì dòng điện của Tổ quốc.

Những cái chết hóa thành bất tử

(HBĐT) - Khi công trình thế kỷ biến dòng nước sông Đà thành dòng điện quốc gia cũng là khi Đài tưởng niệm được dựng lên để tưởng nhớ 168 con người đã ngã xuống. Nơi đây được thiết kế thi công như một hình tháp có 6 cánh vươn rộng, bên trong lòng tháp đặt vừa vặn 168 tấm bia nhỏ quây đúng thành một vòng tròn. Tấm bia chính trang trọng khắc 6 chữ “Tổ quốc ghi công các anh”. Họ - những “người lính” sông Đà đã hòa dòng máu của mình để góp phần làm nên dòng diện cho Tổ quốc. Họ đã trở thành bất tử với những hy sinh mãi mãi được lưu danh.

Tự hào được rèn luyện và cống hiến cho công trình Thủy điện Hòa Bình

(HBĐT) - Anh hùng Lao động Trần Văn Cường năm nào, giờ đã lên chức ông và là Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi TP Hòa Bình. Nhắc lại thời kỳ xây dựng thủy điện Hòa Bình, những kỷ niệm gian khó nhưng đầy vinh quang khi được tham gia thi công công trình thủy điện tràn về ngập lòng, ông chia sẻ: Những người lính Đoàn 565 mang theo truyền thống bộ đội Trường Sơn chắc tay súng năm nào luôn tự hào được hy sinh, cống hiến xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình, công trình mang dấu ấn, tầm vóc thời đại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục