Đoàn công tác của HĐND tỉnh thăm quan Bảo tàng Ngục Kon Tum.                             Ảnh: P.V

Đoàn công tác của HĐND tỉnh thăm quan Bảo tàng Ngục Kon Tum. Ảnh: P.V

(HBĐT) - Nằm ở vị trí phía bắc địa bàn chiến lược Tây Nguyên, Kon Tum là một địa danh lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ của Tổ quốc. Không những vậy, Kon Tum còn là mảnh đất mang đậm dấu ấn sử thi Tây Nguyên. Với tôi, những hiểu biết đầu tiên, sâu đậm về Tây Nguyên là từ những bức thư của anh tôi - một người lính gửi từ vùng đất Kon Tum thời chiến tranh, khi tôi còn là học trò ngờ nghệch.

 

Kon Tum là tỉnh đầu tiên của vùng đất Tây Nguyên lừng danh trong kháng chiến chống Mỹ mà chúng tôi đến thăm đúng vào dịp “tháng ba mùa con ong đi lấy mật”, cũng vào dịp Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh này kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng. Hành trình qua các địa danh trên đường 14 như Đắkglei, Ngọc Hồi, Đắc Tô, Đắc Hà, qua ngã ba biên giới tới cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, hai bên đường của vùng cao nguyên đất đỏ là những vùng cà phê, cao su, cây ăn trái ngút ngàn, dù thời gian này, Tây Nguyên đang là mùa khô hạn. Hạ tầng giao thông của Kon Tum khá tốt, do mới được xây dựng nên dân cư tương đối thưa thớt. Những ai đã từng đến, từng yêu vùng đất lừng danh này chắc vẫn nhớ về lễ hội đâm trâu của người Ba Na, mừng nhà Rông mới của người Ja Rai. Những người may mắn hơn thì được dự lễ El pơleh, thưởng thức rượu ghè ngọt nồng, nghe khúc tình ca giao duyên dạt dào của người Ba Na hoặc xem nghi thức Tinh Pênh - một nghi thức tín ngưỡng của người Xê Đăng Tơdra, thấy được tài nghệ nghề rèn truyền thống của người Ca Dong. Đến Tây Nguyên, du khách còn được thưởng thức ẩm thực độc đáo nấu bằng ống Lồ ô. Tất cả cơm, canh, thịt, cá... đều đươc nấu trong ống Lồ ô. Đây là nét độc đáo trong chế biến ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng.

 

Địa danh Kon Tum còn được biết qua đặc sản rượu Đoát Ngọc Tem, nghi lễ thổi tai và bài hát “Bóng cây Kơ Nia", sáng tác ở Tê Xăng của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Người ta còn biết đến Kon Tum nhờ loại sâm Ngọc Linh quý nổi tiếng cả nước. Kon Tum có dân số khoảng 50 vạn, 21 dân tộc, trong đó chỉ có 6 dân tộc là người bản địa. Người Hoà Bình di cư tự do vào Tây Nguyên, trong đó có Kon Tum khá đông. Trong đoàn có anh Dũng ở Sở LĐ -TB&XH, anh Minh từng công tác ở Ban Dân tộc đã nhiều lần đến đây công tác. Qua câu chuyện của các anh, được biết cách đây trên dưới chục năm, đồng bào các dân tộc Hoà Bình từ các xã Tiền Phong, Vầy Nưa, Thung Nai vào đây lập nghiệp còn nghèo lắm. Giờ đã khá hơn nhiều. Nhờ làm ăn chăm chỉ kinh tế đã có tích lũy, xây được nhà kiên cố. Ở thành phố Kon Tum còn có một xã của người Hoà Bình di cư vào từ năm 1954, là xã Hoà Bình. Ông Quách Cao Yềm, nguyên là Phó trưởng Đoàn đại biểu QH tỉnh Kon Tum cho biết, đại đa số đồng bào Hoà Bình vào đây đều chịu khó làm ăn. Ông kể, nhiều hộ chuyển từ Long An tới lập nghiệp cũng khá. “ Khỉ ra biển thì khó sống”, có già làng ở vùng cao Đà Bắc đã nói vui với ông Yềm như vậy khi rời Long An đến Kon Tum lập nghiệp.

 

Trong kháng chiến chống Mỹ, Kon Tum là địa bàn chiến sự ác liệt của mặt trận Bắc Tây Nguyên. Có một viên tướng Pháp đã từng nói đại khái: Ai chiếm được Tây Nguyên thì có thể kiểm soát được toàn Đông Dương. Quả thật, trong kháng chiến chống Mỹ, tính ra, trên chiến trường Tây Nguyên diễn ra 10 chiến dịch lớn thì riêng tại Kon Tum đã diễn ra 7 chiến dịch với những địa danh nổi tiếng như Đắc Tô, Tân Cảnh, Ngọc Tô Ba, Ngọc Rinh Rua, Đắc Xiêng, Bu Prang, Sa Thầy, chiến dịch Bắc Tây Nguyên... làm xoay chuyển tình thế, cục diện chiến trường. Sống trên địa bàn là vùng chiến sự ác liệt nhưng đồng bào các dân tộc ở Kon Tum đã đóng góp rất nhiều sức người, sức của cho kháng chiến. Trước đây, nơi này là căn cứ kháng chiến, nhiều căn cứ hậu cần, “là rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Các địa bàn của Kon Tum thời đó cũng được gọi theo mật danh như H16, H29, H30, H67, H80, riêng thành phố Kon Tum có mật danh là H5, vùng Kon Hrung (nay là huyện Đăk Hàn) là H9. Cuối năm 1974, Bộ Chính trị T.Ư Đảng họp phân tích tình hình địch, ta trên chiến trường, từ đó quyết định chớp thời cơ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thực hiện chủ trương trên, quân và dân Kon Tum đã chuẩn bị về mọi mặt, sức người, sức của cho trận quyết thắng cuối cùng. Ngày 4-3- 1975, chiến dịch Tây Nguyên mở màn. Cùng với các mặt trận khác, tại Kon Tum, bộ đội địa phương đã phối hợp với lực lượng chủ lực tiến hành đánh chiếm các khu quân sự, khống chế sân bay, tấn công khu cảnh sát dã chiến, trạm tiếp điện Chư Hreng... Sau khi Buôn Mê Thuột thất thủ, ngày 14- 3, Tổng thống nguỵ Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân chiến thuật khỏi địa bàn Tây Nguyên để tử thủ vùng quanh Sài Gòn. Tỉnh trưởng Kon Tum khi đó là Phạm Đình Hùng và bộ máy chính quyền sở tại không hề hay biết. Ngày 15-3, trên đường rút khỏi Tây Nguyên, quân địch bị ta chặn đánh cho tan tác trên đường 14. Ngày 16-3- 1975, quân giải phóng từ nhiều hướng áp sát thị xã Kon Tum, chiếm quận Đắc Tô lưu vong, tiếp đó chiếm Toà thị chính các vị trí quân sự, chính trị trọng yếu... và toàn bộ tỉnh Kon Tum chính thức được giải phóng. Chiến thắng vang dội này đã góp phần cùng cả nước làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đất nước.

                                                                              

 

 

                                                                        Thùy An

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục