CCB Tạ Duy Sản trong một lần trò chuyện, tiếp lửa truyền thống với thế hệ thanh niên phường Tân Thịnh, thành phố Hoà Bình.
(HBĐT) - “... Xưa có một màu xanh cây lúa, bước lên đường hôm nào. Nay đã thành một chiến sỹ pháo binh, đứng vững trên chiến hào...”. Trong những cuộc chiến, người chiến sỹ pháo binh ấy đã 2 lần vinh dự được tặng danh hiệu “dũng sỹ bắn máy bay”. Ông là Tạ Duy Sản, phó Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy phường Tân Thịnh, thành phố Hoà Bình.
Đi theo tiếng gọi từ phương
“Đầu năm 1966, theo tiếng gọi của Đảng, của Bác Hồ, tôi đã làm đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Được biên chế vào đơn vị pháo cao xạ c1, d14, e210 bảo vệ khu gang thép Thái Nguyên...”. Câu chuyện của CCB Tạ Duy Sản được mở đầu thật tự nhiên như vậy. Sau quá trình huấn luyện, tham gia bảo vệ khu gang thép Thái Nguyên, anh lính pháo binh Tạ Duy Sản cùng đồng đội được giao nhiệm vụ bảo vệ sân bay Kép (Bắc Giang), cầu Thị Cầu (Bắc Ninh) sân bay Bạch Mai (Hà Nội). Sau đó, anh lính Tạ Duy Sản cùng đồng đội lên đường vào
Ngày ấy, con đường vào
... Trở thành “dũng sỹ bắn máy bay”
Trên những chặng đường chiến đấu, với anh lính Tạ Duy Sản không chỉ có máu và nước mắt, mà ở đây còn có cả những niềm tự hào. Nói như CCB Tạ Duy Sản đó là tôi đã tham gia chiến đấu và góp công sức nhỏ bé vào việc cùng với đồng chí, đồng đội bắn rơi hơn 80 máy bay các loại. Trong đó, bản thân tôi đã bắn rơi 2 chiếc để góp vào thành tích chung của đơn vị. Trong số 2 chiếc máy bay Tạ Duy Sản bắn hạ có 1 chiếc bị bắn hạ bằng súng... tiểu liên AK. Theo trí nhớ của CCB Tạ Duy Sản, vào ngày 3/5/1972, khi đang chốt ở cao điểm 751, cách thị xã Kom Tum 6 km về phía tây bắc có 2 chiếc OH6A và 3 chiếc trực thăng vũ trang AH1G quần thảo tìm mục tiêu bắn phá. Khi đó, trên trận địa chỉ có tôi và đồng chí tên Huynh. Sau khi hội ý chớp nhoáng, cả hai chúng tôi đã thống nhất đồng chí Huynh bắn 12,7 mm còn tôi bắn bằng tiểu liên AK. Đợi cho 2 chiếc OH6A đi vào trận địa, cả 2 bất ngờ nổ súng. Cả 2 chiếc máy bay trúng đạn rơi ngay tại chỗ. Ngay sau khi bị mất 2 chiếc máy bay OH6A, 3 chiếc máy bay trực thăng vũ trang AH1G đã đồng loạt phóng rocket vào trận địa. Tuy nhiên, hàng tấn bom đạn dội xuống cũng chỉ làm... đứt dây điện thoại liên lạc của đơn vị. Sau trận đánh đó, ông đã được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba và phong tặng danh hiệu “dũng sỹ bắn máy bay” lần 2. Cứ thế, đi tiếp trên con đường chiến thắng của cả dân tộc, anh lính Tạ Duy Sản đã lập thêm được nhiều chiến công. Đến cuối con đường đã được hưởng trọn vẹn niềm vui trong ngày đại thắng khi đã cùng đồng đội tiến về giải phóng Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975.
Dù đã 40 năm nhưng những ký ức thủa nào vẫn như vẹn nguyên trong tâm trí CCB Tạ Duy Sản. Những ký ức đó, giống như một ngọn lửa được ông truyền cho các thế hệ trẻ sau này. Ông chia sẻ: Có làm như vậy, các cháu mới biết được cha anh mình thủa trước đã phải chịu đựng gian khổ, kiên cường và anh dũng như thế nào để giành độc lập, tự do. Trở về từ sau cuộc chiến, CCB Tạ Duy Sản đã luôn phát huy bản chất anh bộ đội Cụ Hồ, nhiệm vụ nào được giao cũng hoàn thành xuất sắc. Đến bây giờ, dù đã 70 tuổi nhưng ông vẫn mang nhiệt huyết của người lính đi tiếp lửa cho thế hệ trẻ.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Trong vài năm lại đây, trên địa bàn huyện Cao Phong, cùng với cam, chanh được giá thì giá đất nông nghiệp cũng được sốt theo. Chỗ đất đẹp, thuận lợi điện, nước, đường giao thông giá tăng theo từng ngày. Không chỉ chỗ đẹp nhiều mảnh đất “khỉ ho cò gáy” cũng được nhiều người lùng mua để đầu tư trồng.
(HBĐT) - Chúng tôi về thăm vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng vào cuối tháng 3, đúng vào dịp vùng đất kiên cường cách mạng này kỷ niệm 40 năm giải phóng. Thành phố Đà Nẵng phát triển năng động nhất miền Trung - Tây Nguyên, đẹp như hòn ngọc bên bờ biển Đông, nơi có huyện đảo Hoàng Sa đầu sóng, ngọn gió. Còn tỉnh Quảng Nam nổi tiếng anh hùng với những địa danh lịch sử, những con người huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ.
(HBĐT) - Đã một thời QL 21A là tuyến đường huyết mạch của các xã vùng nam Lương Sơn và địa phương lân cận. Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay, tuyến đường đã xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, giao thông của người dân quanh vùng.
(HBĐT) - “Hành trình về miền cực Bắc của Tổ quốc - Hà Giang”, chỉ nghe đến tên của hành trình trong lòng chúng tôi đã dâng trào cảm xúc, háo hức lạ thường. Vậy là sẽ không chỉ còn hướng về nơi ấy mà sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh vật, được dang rộng cánh tay, phóng trọn tầm mắt để ôm niềm mong nhớ, tự hào, thiêng liêng vào lòng. Và như lời một người đồng hành trong hành trình của chúng tôi đã nói: “Đến với Hà Giang chỉ cần một trái tim nóng và chiếc máy ảnh”… Chúng tôi đã trở về sau hành trình với ấm áp yêu thương, tự hào và những khoảnh khắc đẹp, ấn tượng không bao giờ phai.
(HBĐT) - “Nơi đây lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư này sẽ được mở vào ngày 1/1/2100”. Dòng chữ được khắc trang trọng bằng cả tiếng Việt và tiếng Nga, thu hút sự chú ý đặc biệt của du khách mỗi khi đặt chân đến nơi lưu giữ “bức thư thế kỷ”.
(HBĐT) - Độc đáo của gỗ lũa Lâm Sơn (Lương Sơn) là ở vẻ đẹp tự nhiên, vốn có. Có những gỗ lũa bản thân nó đã là những hình khối có dáng dấp, mang ý nghĩa. Có những gỗ lũa thoạt nhìn rất trìu tượng, qua bàn tay khéo léo, tài hoa của người thợ mới trở thành một tác phẩm đẹp, có giá trị...