Sau những vụ bê bối, bị buộc thôi việc, Thạch Sanh phải trở về nghề cũ với bẫy, nỏ, cung, rìu khiến cuộc sống gia đình ngày càng thêm nheo nhóc, thiếu thốn. Vì quá thương con gái lam lũ và lũ cháu lít nhít, vua cha đành muối mặt xin cho Công chúa vào làm ở Bệnh viện Đa khoa vùng rừng xanh, núi đỏ. Sau một khóa đào tạo “cấp tốc”, Thạch phu nhân được điều về làm nữ hộ sinh tại Khoa sản.

 

Vốn chỉ quen với nữ công gia chánh, bước vào công việc mới, Thạch phu nhân không tránh khỏi bỡ ngỡ. Nhưng với bản tính hiền lành, chăm chỉ, chịu khó học hỏi nên chẳng bao lâu Công chúa đã thành thạo công việc và luôn được mọi người nể trọng. Ai ai cũng khen là bà đỡ mát tay.

 

Vợ bộn bề với công việc, nhiều hôm trực cả ngày lẫn đêm mà thu nhập cũng chỉ cải thiện được đôi chút. Ngoài những lúc săn, bắt, hái lượm là quanh quẩn ở nhà lo cơm, nước, lợn, gà, cám bã và quát tháo lũ nhóc nghịch như quỷ sứ khiến chàng tiều phu mệt mỏi. Nhưng kể ra cũng có nhiều thời gian để ngẫm nghĩ sự đời và tìm hiểu sâu hơn công việc của bà xã.

 

Hôm ấy, sau khi lũ trẻ đã chìm sâu trong giấc ngủ, hai vợ chồng chàng tiều phu mới thì thầm to nhỏ. Chẳng biết họ tâm sự những gì, chỉ thỉnh thoảng nghe Thạch phu nhân xuýt xoa: “Sao bây giờ anh mới nói”, “Vậy mà em chẳng nghĩ ra”...

 

Sau đêm hôm ấy, mọi người thấy phong cách làm việc của nữ hộ sinh Thạch khác hẳn, luôn xăng xái, gần gũi với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân từ lúc vào cho đến lúc ra viện. Ai có nhu cầu gì, từ việc nho nhỏ như  mua bỉm, mua sữa, mua thuốc ngoài bảo hiểm đến thay băng, tiêm thuốc, tắm bé, chăm mẹ, chuyển viện, thuê xe đều hướng dẫn, chỉ bảo  rất tận tình chu đáo, có địa chỉ cụ thể, rõ ràng, thậm chí nữ hộ sinh Thạch còn là người giới thiệu kíp phẫu thuật này hay bác sỹ kia chẩn đoán tốt, chi phí cụ thể “bồi dưỡng” cho mỗi ca sinh nở, phẫu thuật là bao nhiêu...

 

Mọi chuyện những tưởng suôn sẻ, êm thấm và Thạch phu nhân tha hồ gặt hái hoa hồng vì tất cả những địa chỉ bán tạp hóa, thuốc men, xe cộ đều là vệ tinh của các nữ hộ sinh Khoa sản. Cứ bán được hàng, được thuốc, có khách thuê xe là người giới thiệu được hưởng phần trăm. Nhưng không phải bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nào cũng nghe theo sự tư vấn, hướng dẫn của nữ hộ sinh. Bởi vậy, những khách hàng ương bướng bị đối xử bằng thái độ cáu bẳn, thăm khám qua loa, sơ sài, cấp thuốc muộn, chăm sóc lấy lệ, thủ tục xuất viện dềnh dàng... khiến không ít người bức xúc. Đơn, thư khiếu nại - tố cáo những tiêu cực và sự sa sút về ý đức của CB - CNV Khoa sản cùng nữ hộ sinh Thạch được gửi đi khắp nơi. Các cơ quan chức năng lập tức vào cuộc và sự thật đã được phơi bày.

 

Ít lâu sau, người ta thấy, vợ chồng Thạch Sanh cũng lũ con lít nhít gồng gánh đi về hướng rừng sâu, núi thẳm. Lúc ấy, mọi người mới vỡ lẽ vì ham mê “dịch vụ trọn gói” mà xao nhãng việc chuyên môn, bỏ qua y đức  nên Thạch phu nhân đã bị buộc thôi việc.

 

 

                                                                            Đại Quang

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nàng tiên mùa hạ

(HBĐT) - Tháng 6 về, trời trong xanh, nàng tiên mùa hạ được Ngọc Hoàng phái xuống hạ giới. Từ trên cao giữa những đám mây trắng, mây hồng, nàng bay qua những cánh rừng già, đồi núi, con suối tuôn dòng nước dội xuống trắng xóa từ lưng chừng núi. Nàng tiên đội chiếc vương miện, tuôn mái tóc chảy dài, tha thướt, bộ xiêm y lộng lẫy, rực rỡ như được kết bằng những tia nắng và những màu sắc của hoa mùa hạ phượng hồng, bằng lăng tím…

Khám phá thác Bạc Long Cung

(HBĐT) - Đi từ Hà Nội đến thác Bạc Long Cung mất khoảng 2 giờ. Trên đường đi, bạn sẽ gặp nhiều cảnh đẹp của đồi núi, nếu đi vào sáng sớm bạn sẽ được ngắm nhìn những ngọn núi tuyệt đẹp được những đám mây trắng ôm vào mình. Cảnh tượng lãng mạn như đang lạc vào một cõi tiên.

Không muốn thoát nghèo

(HBĐT) - Nhân ngày nghỉ lễ dài ngày, vợ chồng anh Tuyến cho cả nhà một chuyến “pích ních” về quê. Xuống xe, con đường về nhà khoảng 2 cây số đi bộ, bé Nguyên Anh không đi bộ quen nhõng nhẽo đòi bố đi tắc xi. Ghé vai cho Nguyên Anh ngự trên vai bố, vừa đi anh bảo với hai mẹ con:

Đánh yến - trò chơi dân gian của người Tây Bắc

(HBĐT) - Trong các lễ hội xuân đầu năm, người Mông Tây Bắc thường tổ chức những cuộc thi đánh yến.

Vùng đất của những người yêu nhau nhuộm răng cho nhau

(HBĐT) - Người dân tộc Mường vẫn lưu giữ cho mình tục nhuộm răng đen. Những thiếu nữ ngay từ khi 10 tuổi đã nhuộm răng và nhai trầu.

Kỷ niệm tháng bảy

(HBĐT) - Năm nay được mùa nhãn, cây nhãn nhà bà Lương thấp, tỏa cành trĩu quả. Những ngày tháng bảy này, bà Lương đi ra, đi vào, trong lòng bà xốn xang, bà quét dọn bàn thờ rồi nhấp nháy đôi mắt già nhìn lên di ảnh của ông. Một buổi sáng thứ bảy, bà gọi thằng cháu nội đích tôn lên 10 tuổi cùng bà ra vườn bẻ những cành nhãn, những quả nhãn tròn trĩnh, no nước. Bà bảo với cháu Thiện:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục