(HBĐT) - Năm hết, Tết đến, gia đình Thạch phò mã cùng con đàn, cháu đống dắt díu nhau tạm rời xa nhà tranh, vách đất nơi rừng xanh, núi đỏ để về đón một cái Tết đoàn viên bên vua cha. Những câu chuyện khóc giở, mếu giở cũng bắt đầu từ đấy.

 

Bữa đó, vua cha tổ chức yến tiệc linh đình để thiết đãi rể quý và những đứa cháu vàng, cháu bạc nơi rừng xanh, núi đỏ trở về. Khỏi phải nói gia đình nhà Thạch được đánh chén một bữa no say tưởng chưa bao giờ được ăn nhiều đến thế. Có lẽ, nhiều ngày không được ăn uống đầy đủ nên miệng đứa nào đứa nấy cứ nhồm nhoàm, bóng nhẫy những mỡ, bụng căng tròn, những chiếc cúc áo do Quỳnh Nga công chúa gắn vội vì thế mà bung ra hết. Từ ông quan lớn đại thần đến anh quan cửu phẩm, từ cung tần, mỹ nữ đến tỳ thiếp, nô tài của tam cung lục viện được một phen mắt tròn, mắt dẹt nhìn gia đình nhà Thạch như nhìn những sinh vật lạ lắm, tưởng như từ cõi trên hạ giáng. Khổ nhất là mấy vị thái y phải huy động hết quân số để tìm cách hóa giải những triệu chứng chướng bụng, đầy hơi mà lạ thay là nhà Thạch ai cũng có một triệu chứng giống nhau như một. Cũng vì thế, việc cứu chữa những ca khó hôm đó được đưa vào y văn của hoàng gia như một bài thuốc kinh điển và là nội dung bắt buộc trong đào tạo thái y.

 

Người ta nói là họa vô đơn chí. Câu nói này đúng là để nói về câu chuyện của Thạch Sanh năm ấy. Hôm sau, nhà vua thiết triều để lì xì chúc phúc, cầu tài lộc, mong cho mùa màng tốt tươi, quốc thái dân an. Đương nhiên, gia đình Thạch phò mã cũng được tham dự với một vị trí trang trọng nhất có thể. Vốn dĩ lần đầu cha cho về kinh thành, lại được gặp ông ngoại là đương kim hoàng đế mấy đứa con của Thạch đứa nào cũng háo hức, chờ đón lắm. Sau khi được lì xì, mấy đứa tranh nhau xé phong bao. Có lẽ, do quá kỳ vọng hoặc quá ảo tưởng nên khi bóc phong bao ra năm đứa như một, miệng méo xệch rồi khóc rống lên:

 

- ông lì xì cho cháu thế này thà đừng có thì hơn. Mấy đồng bạc trắng này không đủ để uống một cốc trà nóng, mua một gói  bim bim.

 

Vua cha giận lắm. Mặt Thạch đỏ quạch như cua rang, vội vội vàng vàng bái biệt vua cha, dắt díu vợ con trở lại nơi thâm sơn cùng cốc. Nghe đâu ngay khi trở về, vợ chồng Thạch quyết định đầu tư cho mấy đứa con đi học trở lại và bài học đầu tiên mà lũ trẻ được học là “ý nghĩa của phong tục lì xì đầu năm mới”.

 

 

                                                                                  Lam Hồng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

“Râu ông nọ cắm cằm bà kia”

Sau một loạt những vụ bê bối của Thạch phò mã đã khiến nhà vua rất khó xử với quần thần nhưng vì quá thương công chúa cùng đàn cháu ngoại, vua cha đành miễn cưỡng sắp xếp cho Thạch Phò mã một chức quan nho nhỏ. Vậy là từ hôm ấy chàng tiều phu được giao chịu trách nhiệm làm Trưởng phòng vật tư, thiết bị ở bệnh viện nơi vùng rừng xanh, núi đỏ.

“Cờ bạc ngóng”

(HBĐT) - Chán nản với nghề cũ chàng tiều phu Thạch Sanh trèo đèo, lội suối “bữa đực, bữa cái”, thời gian chủ yếu là vắt vẻo trên chiếc trõng tre với chai rượu nút lá chuối và vài củ lạc cho qua ngày. Hôm ấy, đang nửa tỉnh, nửa mê chàng tiều phu bỗng nghe tiếng gõ cửa, ngỡ ngàng thấy mẹ con bà hàng xóm quà bánh khệ nệ bước vào. Chủ nhà chưa kịp rót nước, khách đã vồn vã: “Mẹ con tôi nghĩ mãi rồi mới quyết định sang nhờ vả chú. Dù sao chú cũng là phò mã lại từng công tác ở huyện nên quan hệ rộng. Sắp tới có đợt thi tuyển viên chức, chú chạy chọt lo giúp, chi phí hết bao nhiêu nhà tôi bán bò, trâu, lợn gửi chú”. Lúc đầu chàng tiều phu chối đây đẩy nhưng thấy mẹ con bà hàng xóm cứ năn nỉ, ỉ eo đành “tặc lưỡi” nhận lời.

“Đa năng”

(HBĐT) - Kể từ ngày cải cách giáo dục, trở về làm hiệu trưởng một trường THCS ở vùng rừng xanh, núi đỏ mà Thạch Sanh cứ rối như canh hẹ. Bí nhất là việc bố trí giáo viên dạy môn công nghệ, vì môn học này đã được đưa vào chương trình chính khóa nhưng nhà trường lại không có giáo viên chuyên về công nghệ.

Mô hình điểm

(HBĐT) - Sau một số vụ việc tai tiếng bị buộc thôi việc, để tránh phải nghe những “lời ong, tiếng ve” và cũng để kiếm kế sinh nhai, chàng tiều phu quyết định bìu ríu vợ con rời chốn phồn hoa về với nghề cũ. Nhưng thời buổi này, chim muông trong rừng cũng ngày một khan hiếm, cua, ốc, cá, tôm cũng ít dần vì ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, diệt cỏ, nên quần quật suốt từ tờ mờ sáng đến chạng vạng tối Thạch Sanh không kiếm đủ cái ăn, cái mặc cho vợ con.

Nàng tiên mùa hạ

(HBĐT) - Tháng 6 về, trời trong xanh, nàng tiên mùa hạ được Ngọc Hoàng phái xuống hạ giới. Từ trên cao giữa những đám mây trắng, mây hồng, nàng bay qua những cánh rừng già, đồi núi, con suối tuôn dòng nước dội xuống trắng xóa từ lưng chừng núi. Nàng tiên đội chiếc vương miện, tuôn mái tóc chảy dài, tha thướt, bộ xiêm y lộng lẫy, rực rỡ như được kết bằng những tia nắng và những màu sắc của hoa mùa hạ phượng hồng, bằng lăng tím…

Khám phá thác Bạc Long Cung

(HBĐT) - Đi từ Hà Nội đến thác Bạc Long Cung mất khoảng 2 giờ. Trên đường đi, bạn sẽ gặp nhiều cảnh đẹp của đồi núi, nếu đi vào sáng sớm bạn sẽ được ngắm nhìn những ngọn núi tuyệt đẹp được những đám mây trắng ôm vào mình. Cảnh tượng lãng mạn như đang lạc vào một cõi tiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục