Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn Văn Thu, thôn An Thịnh, xã Long Sơn (Lương Sơn) cho thu nhập cao.
(HBĐT) - Được cán bộ UBND xã Long Sơn (Lương Sơn) giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Thu ở thôn An Thịnh, một trong những hộ tiêu biểu của xã đã mạnh dạn đầu tư, nhân rộng mô hình chăn nuôi lợn. Sau 2 năm phát triển, hiện lợi nhuận đem lại cho gia đình lên đến hàng trăm triệu đồng/năm.
Bên chén trà nóng, ông Nguyễn Văn Thu chia sẻ: “Năm 1989, hai vợ chồng chưa có việc làm ổn định, tận dụng diện tích đất vườn, gia đình tôi quyết định phát triển chăn nuôi lợn. Tuy nhiên lúc đó quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ với 3, 4 con lợn nái. Sản phẩm làm ra chủ yếu là cung ứng tiêu dùng cho gia đình, còn lại là bán tại địa phương. Năm 2014, nhận thấy nhu cầu của thị trường tiêu thụ thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc, xuất xứ, gia đình tôi đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng CSXH đầu tư hệ thống chuồng trại khép kín, đáp ứng nhu cầu chăn nuôi”.
Đến nay, mô hình nuôi lợn của gia đình ông Thu đã được nhân rộng với 40 con lợn nái. Khác với các gia đình, do diện tích chuồng trại có hạn, không đáp ứng được nhu cầu chăn thả. Gia đình ông lựa chọn cách bán lợn “xách tai”, tức là sau khi đẻ được 1 tháng, lợn con được từ 7- 8 kg sẽ xuất bán cho thương lái. Năm 2015, gia đình ông Thu bán 400 con lợn “xách tai”, trung bình mỗi con giá 1,6 triệu đồng, tổng thu nhập từ 500 - 600 triệu đồng/năm. Song song với chăn nuôi lợn nái, gia đình ông còn nuôi thêm lợn rừng để tăng thu nhập. Hàng năm, gia đình ông cung ứng ra thị trường 1 tấn thịt lợn rừng, mức giá ổn định 130.000 đồng/kg, lợi nhuận sau khi trừ chi phí lãi 80- 90 triệu đồng/năm.
Theo ông Thu, để có hiệu quả, năng suất cao nhất, hệ thống chuồng trại phải được đầu tư xây dựng khép kín đáp ứng nhu cầu chăn nuôi. Vật nuôi cần phải được ở trong điều kiện môi trường tốt nhất để tránh dịch bệnh. áp dụng tiến bộ KH - KT vào chăn nuôi để nâng cao năng suất, lai tạo các giống lợn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và được mua tại các cơ sở có uy tín, chất lượng.
Với việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kỹ thuật chăn nuôi, áp dụng KH-KT để sản phẩm có chất lượng tốt nhất, hiện nay, các sản phẩm của gia đình ông Thu được thương lái tin dùng. Thị trường tiêu thụ của gia đình khá rộng, chủ yếu là các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hưng Yên.
Đức Anh
(HBĐT) - Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/năm; nhiều năm qua, trên địa bàn không có phạm pháp hình sự và các tai - tệ nạn xã hội; mọi hủ tục lạc hậu đều được xóa bỏ; những mâu thuẫn, vướng mắc trong cộng đồng dân cư đều được hoà giải thấu tình, đạt lý... Trong thành tích đó, cán bộ, nhân dân thôn Yên Tiến (xã Yên Trị) luôn ghi nhận và đánh giá cao vai trò tiên phong, gương mẫu của Phó bí thư chi bộ, Trưởng thôn Bùi Hồng Sơn (ảnh) - một điển hình tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của huyện Yên Thuỷ.
(HBĐT) - Anh Đỗ Văn Chiến ở xóm Phú Châu, xã Phú Minh (Kỳ Sơn) được nhiều người biết đến là một Bí thư chi bộ năng nổ, nhiệt huyết với công việc và cũng là tấm gương làm kinh tế giỏi, đóng góp vào phát triển kinh tế của xã.
(HBĐT) - Qua phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn xuất hiện nhiều tấm gương điển hình. Một trong những tấm gương tiêu biểu được biết đến là Hoàng Thị Thùy Linh (ảnh), cán bộ trẻ hiện công tác tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh. Tham gia hiến máu tình nguyện 12 lần, chị là 1 trong 100 gương mặt được tôn vinh tấm gương hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2016.
(HBĐT) - Đã qua nhiều công việc khác nhau như cán bộ phòng Tài chính - thương nghiệp, phòng Kế hoạch - Đầu tư; Phó Văn phòng, Chánh Văn phòng UBND thành phố; Trưởng phòng LĐ-TB&XH, dù ở cương vị nào, anh cũng luôn được đồng nghiệp đánh giá cao bởi tinh thần làm việc tận tụy, gương mẫu, chí công, vô tư.
(HBĐT) - Ngoài có bài thuốc dân gian của người Dao chữa trị cho nhiều người bệnh vô sinh, trĩ nội, trợ ngoại và dạ dày, bà Triệu Thị Lan ở xóm Tiến Lâm 1, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong là một lang y hay giúp đỡ người bệnh ở xa.
(HBĐT) - Những năm gần đây, xã Phú Thành (Lạc Thủy) có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao thu nhập cho người dân. Tiêu biểu như mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi kết hợp trồng trọt của ông Nguyễn Duy Lành, Bí thư chi bộ thôn Bột, hiện cho thu nhập từ 800 triệu - 1 tỷ đồng/năm.