Ngoài bốc thuốc chữa bệnh cho nhiều người, bà Triệu Thị Lan còn thường xuyên giúp đỡ bệnh nhân khó khăn.
(HBĐT) - Ngoài có bài thuốc dân gian của người Dao chữa trị cho nhiều người bệnh vô sinh, trĩ nội, trợ ngoại và dạ dày, bà Triệu Thị Lan ở xóm Tiến Lâm 1, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong là một lang y hay giúp đỡ người bệnh ở xa.
Khác với 8 người con trong gia đình, từ bé, bà Lan thường được mẹ cho đi theo hái thuốc trên rừng. Cũng từ những chuyến đi đó, bà đã nhớ rõ từng cây thuốc. Có lần, mẹ bà bảo với các con: “Trong 9 đứa thì mẹ thấy Lan hợp với nghề bốc thuốc, giúp đời, giúp người”. Cũng từ đó, cụ thường xuyên chỉ dạy cho bà Lan công dụng của những loại cây trên rừng và cây ở vườn nhà. Bà bảo: “Với cây thuốc nam, không chỉ cây trên rừng mà những cây ngay trong vườn, có khi cây ngay ở bờ rào cũng là những cây thuốc quý. Quan trọng là người bốc thuốc dùng cây đó như thế nào? Chế biến ra sao? Hầu hết những bệnh về xương khớp, dạ dày, thận, trĩ, vô sinh, bà đều chữa được”.
Chị Lâm Thị Minh Thu và anh Hà Phân Công ở tổ 1, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) lấy nhau được 6 năm không có con. Sau khi đi khám, chị mới biết mình tắc kinh. Được người nhà ở Hòa Bình giới thiệu chị đến bà Lan bốc thuốc uống. Sau vài tháng, chị có bầu. Đến nay, con trai chị đã 4 tuổi thi thoảng cả gia đình lại lên thăm bà Lan và nhận là bà ngoại thứ 2 của cháu. Anh Công cho biết: Tôi đã đi chữa nhiều nơi nên tài chính cũng cạn kiệt. Khi đến bà, Lan coi đây là hy vọng nhỏ nhoi để chữa bệnh. Có lúc vợ, chồng tôi đến nhà bà Lan lấy thuốc thiếu tiền bà cho nợ. Có lúc nằm dưỡng thai, vợ chồng tôi ở lại nhà bà mà không tính toán. Không chỉ có vợ chồng tôi mà nhiều người cũng được bà giúp đỡ như vậy.
Sau 12 năm anh, Hoàng Văn Hà lập gia đình với chị Nguyễn Thị Thu ở thôn Liên Xá, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh (Hà Nội) vẫn không có con. Khi đi khám bệnh, bác sĩ kết luận chị bị tắc tử cung khó có thai được. Cả gia đình đã dốc hết tiền bạc và công sức đi chữa trị nhưng vẫn không được. Tưởng chừng như hết thuốc chữa, anh gặp một người quen giới thiệu đến bà Lan. Anh chia sẻ: Tôi cũng không nghĩ là có thể chữa được vì đi quá nhiều nơi. Thôi thì còn nước còn tát. Sau khi chữa đến tháng thứ 4 thì đã có bầu. Vợ chồng tôi mừng lắm. Có lần tưởng chừng không được tôi gọi điện cho bà Lan lúc 12 giờ đêm. Nghe xong điện thoại không kể đêm hôm bà soi đèn đi lấy thuốc cho tôi. Gần sáng khi tôi lên đã có thuốc. Nhờ đó, vợ tôi đã sinh được cháu mẹ tròn con vuông. Đến nay, cháu đã được 8 tuổi đang học lớp 3. Thỉnh thoảng tôi vẫn lên thăm bà Lan và gọi bà là mẹ nuôi. Cũng từ đó, tôi giới thiệu cho nhiều người đến chữa khỏi.
Việt Lâm
(HBĐT) - Phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”. Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã xuất hiện nhiều tấm gương CCB làm kinh tế giỏi tăng thu nhập cho gia đình, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Một trong những tấm gương đó là CCB Lò Thị Xiền, xóm Tòng Đậu, xã Tòng Đậu (Mai Châu).
(HBĐT) - Khi nghe về thành tích 19 lần hiến máu nhân đạo, chúng tôi nghĩ, hẳn đó phải là một chàng thanh niên khỏe mạnh hay ít nhất cũng là một người trẻ tuổi. Nhưng thật bất ngờ khi chủ nhân của nghĩa cử cao đẹp đó lại là một người phụ nữ năm nay đã ngoại ngũ tuần.
(HBĐT) - Được lãnh đạo UBND xã Tử Nê (Tân Lạc) giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình CCB Đỗ Tùng Lâm ở xóm 3. Vừa bước vào cổng đã thấy vườn bưởi xanh tươi, rợp bóng mát, lúc lỉu quả hứa hẹn 1 vụ bội thu. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang, ông Lâm tâm sự: “Năm 1966, tôi tình nguyện lên đường nhập ngũ chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên và bị thương ở đó. Năm 1974, tôi trở về địa phương công tác ở Tỉnh đội rồi sau đó chuyển ngành. Năm 1991, tôi về hưu và tham gia công tác ở xã cho đến nay”. Với cương vị là ủy viên UBKT Đảng ủy, UV BCH Hội CCB xã, Bí thư chi bộ xóm 3, ông luôn gương mẫu, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - “Chơi cây cảnh là một nghệ thuật, buôn nghệ thuật không hề dễ. Niềm đam mê cháy bỏng sẽ tạo ra một tác phẩm nghệ thuật thật đẹp mang lại ý nghĩa nhân văn cao cả. Trồng cây mang đến “sự cát tường” cho gia đình, xóm làng. Cây mang lại lá xanh, hoa đẹp và cũng từ đó hình thành nên một phần cốt cách làm người, tạo nên triết lý sống thảnh thơi”. Đó là những tâm sự của anh Đặng Đình Tiến, xóm Đồng Chanh, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn), một người đam mê và tâm huyết với cây cảnh.
(HBĐT) - Yên Lập là xã vùng cao của huyện Cao Phong, cơ sở hạ tầng, đời sống người dân còn khó khăn. Tuy nhiên, thực hiện chương trình xây dựng NTM, đặc biệt là phong trào hiến đất làm đường GTNT đã được nhân dân tích cực hưởng ứng. Tiêu biểu hiến nhiều đất nhất xã phải kể đến gia đình cựu chiến binh Bùi Thanh Xuân ở xóm Chầm đã hiến 500 m2 đất thổ cư.
(HBĐT) - Trời tháng 5 nắng nóng, chị leo đồi cùng công nhân phát dọn vườn đồi, chăm sóc cây trồng; cùng xúc đá, trộn bê tông làm gạch với anh chị em trong xưởng sản xuất gạch bê tông của gia đình; trên môi luôn mỉm cười, trò chuyện thân mật với mọi người... Đó là những ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi gặp chị Hà Thị Hoa, dân tộc Mường, sinh năm 1972 ở xóm Máy, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) - chi hội trưởng chi hội phụ nữ gương mẫu, tấm gương phụ nữ nhanh nhẹn, quyết đoán đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, tạo việc làm thêm cho hàng chục công nhân, lao động.