(HBĐT) - Đang là chủ một doanh nghiệp khai thác khoáng sản lớn nhất, nhì huyện Lạc Sơn nhưng anh Nguyễn Văn Tứ quyết định dồn hết tài sản của mình để về “chăn trâu”.
Anh Nguyễn Văn Tứ bỏ doanh nghiệp khai khoáng đầu tư nuôi trâu, bò cho thu nhập 600 triệu đồng/năm.
Cách đây vài năm, khi đang là một chủ doanh nghiệp khai thác khoáng sản, anh Nguyễn Văn Tứ ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) quyết định dồn vốn đầu tư vào nông nghiệp. Anh đi nhiều nơi như Cao Phong, Ba Vì (Hà Nội), Mộc Châu (Sơn La), thậm chí lặn lội vào trong Nam để tìm hướng đầu tư. Qua tìm hiểu, anh được biết chăn nuôi gia súc là một trong những hướng đi bền vững, tỷ lệ rủi ro thấp, không bị đọng vốn. Muốn thành công ngoài nguồn thức ăn dồi dào, chuồng trại bài bản cần chọn được giống trâu, bò tốt. Sau khi tham khảo nhiều nơi, anh bỏ tiền mua 5 ha và thuê thêm 6 ha ở xã Phúc Tuy (Lạc Sơn). Đây là vùng đất hoang hóa, cách xa KDC để trồng cỏ và có bãi chăn thả không ô nhiễm môi trường. Mua đất xong anh quyết định xây chuồng và mua 60 con trâu, bò về nuôi.
Để có nguồn thức ăn dồi dào cho trâu, bò, anh tìm mua giống cỏ VA 06 trồng ở Ba Vì, nhờ những người có kinh nghiệm trong chăn nuôi chọn mua giống. Với khí hậu miền Bắc có thời gian rét dài, cỏ mọc ít nên khó khăn về thức ăn trong mùa đông, anh chủ động xây dựng bể ủ thức ăn được 80 m3. Mùa hè, cỏ, rơm, rạ nhiều, anh lấy về thái ủ men cho mùa đông. Anh cho biết: Nuôi gia súc tuy đơn giản hơn các con vật khác nhưng điều đầu tiên là phải chọn được giống tốt, nguồn thức ăn dồi dào. Đặc biệt chú ý thức ăn dự trữ vào mùa đông. Người chăn nuôi đừng quá tiếc tiền đầu tư vào con giống và nguồn thức ăn bởi đây là yếu tố then chốt để thành công. Ngoài ra, khâu phòng bệnh cũng rất quan trọng nên thường xuyên tiêm phòng theo định kỳ các bệnh. Sau gần 2 năm, tôi thấy chăn nuôi gia súc hơn hẳn các con vật khác. Tuy đầu tư vốn ban đầu cao nhưng không phải đầu tư thức ăn hàng ngày. Gia súc là giống khỏe, ít bệnh tật, đầu tư chuồng trại đơn giản. Theo tính toán sơ bộ, nuôi một con gia súc mỗi năm lãi chừng 7-8 triệu đồng, chưa kể nguồn phân bón cho cây. Nếu nuôi ít, chăm sóc được, lãi trên đầu con sẽ lớn hơn. Như vậy, mỗi năm chuồng trâu, bò của anh trừ chi phí cho thu lãi trên, dưới 500 triệu đồng.
Sau khi nuôi bò ổn định, anh đầu tư giống vốn để trồng 6 ha cam. Hàng năm anh không phải mua phân bón. Cây được chăm bón thường xuyên nên sinh trưởng nhanh. Anh Tứ cho biết: Với diện tích trồng cam và các cây ăn quả khác, mỗi năm, tôi phải mua khoảng 200 triệu đồng phân chuồng. Như vậy, ngoài khoản lãi từ trâu, bò đẻ và trưởng thành, anh lãi ra khoản tiền đó. Đây là mô hình phù hợp với phương thức lấy ngắn nuôi dài. Cách đây vài tháng, để có tiền tiếp tục đầu tư trồng cây ăn quả, anh đã bán hơn 40 con trâu, bò thu về hơn 1 tỷ đồng. Với cách làm này, anh đầu tư trồng cây ăn quả không phải lo vốn. Do giống tốt nên trâu, bò của gia đình anh được thương lái ở Hà Nội chọn mua. Anh trở thành điển hình mạnh dạn làm ăn kinh tế ở huyện Lạc Sơn.
Việt Lâm
(HBĐT) - Sau thời gian chiến đấu, trở về với cuộc sống đời thường, cũng như nhiều người lính năm xưa, ông Ngần Văn Uốn, Chủ tịch Hội CCB xã Bao La (Mai Châu) tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống và đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
(HBĐT) - Những năm gần đây, phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, vượt khó vươn lên làm giàu đang được các cấp Hội phụ nữ huyện Cao Phong triển khai thực hiện hiệu quả và có sức lan tỏa sâu rộng. Từ phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi. Một trong những tấm gương đó là bà Trần Thị Cầm, sinh năm 1959, tại khu 4, thị trấn Cao Phong.
(HBĐT) - Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong công tác Đoàn, đó là những ấn tượng đẹp của tôi về đại úy Đinh Lê Hòa, Phó Đội trưởng Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh.
(HBĐT) - Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/năm; nhiều năm qua, trên địa bàn không có phạm pháp hình sự và các tai - tệ nạn xã hội; mọi hủ tục lạc hậu đều được xóa bỏ; những mâu thuẫn, vướng mắc trong cộng đồng dân cư đều được hoà giải thấu tình, đạt lý... Trong thành tích đó, cán bộ, nhân dân thôn Yên Tiến (xã Yên Trị) luôn ghi nhận và đánh giá cao vai trò tiên phong, gương mẫu của Phó bí thư chi bộ, Trưởng thôn Bùi Hồng Sơn (ảnh) - một điển hình tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của huyện Yên Thuỷ.
(HBĐT) - Anh Đỗ Văn Chiến ở xóm Phú Châu, xã Phú Minh (Kỳ Sơn) được nhiều người biết đến là một Bí thư chi bộ năng nổ, nhiệt huyết với công việc và cũng là tấm gương làm kinh tế giỏi, đóng góp vào phát triển kinh tế của xã.
(HBĐT) - Qua phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn xuất hiện nhiều tấm gương điển hình. Một trong những tấm gương tiêu biểu được biết đến là Hoàng Thị Thùy Linh (ảnh), cán bộ trẻ hiện công tác tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh. Tham gia hiến máu tình nguyện 12 lần, chị là 1 trong 100 gương mặt được tôn vinh tấm gương hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2016.