(HBĐT) - Đó là anh Phạm Khắc Thường, sinh năm 1966 ở xã Tử Nê (Tân Lạc). Cách đây 5 năm, khi anh mạnh dạn đưa cây bưởi đỏ lên trồng ở trên đồi, không ít hộ làm vườn trong vùng lo ngại, hồ nghi. Còn hiện giờ, mọi người đều thán phục. Hàng chục hộ đã nhìn vào anh học tập, làm theo, cũng đưa cây bưởi đỏ lên đồi.



Anh Phạm Khắc Thường, xóm 3, xã Tử Nê (Tân Lạc) là người mở đầu phong trào đưa bưởi đỏ lên đồi.

"Trước đây, tôi đã từng làm đủ mọi nghề để kiếm sống sau khi xuất ngũ trở vào những năm 1990” - anh Thường mở đầu câu chuyện bằng cách nhớ về những năm tháng loay hoay khởi nghiệp. Trước khi đi đến quyết định đưa cây bưởi đỏ lên đồi thì khu đất này được xem là vùng đất khó, nguồn sinh thủy không có, chỉ có cây keo mới tồn tại được mà thôi. Có người bảo anh liều nhưng thực ra khi đưa ra quyết định anh đã bàn bạc rất kỹ với gia đình. Bản thân anh đã thăm dò, tìm hiểu cách đó chừng 2 km có một con suối nước chảy quanh năm. Đây chính là nguồn nước cần và đủ để anh thực hiện quyết tâm đưa cây bưởi đỏ lên đồi.

Vậy là được sự đồng thuận, ủng hộ của gia đình, anh chặt keo, cải tạo lại đất chuyển sang trồng bưởi đỏ. Đó là năm 2012, khởi điểm ban đầu anh vấp phải không ít khó khăn do thiếu vốn, kỹ thuật chưa có nên phải mày mò tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu từ những hộ trồng bưởi có tiếng trong và ngoài xã. Từng bước một, bằng sự kiên trì, nhẫn nại, đồng thời có sự góp sức của anh chị em trong gia đình, anh Thường đã gây dựng được sản nghiệp lớn với 5 ha bưởi đỏ, bưởi da xanh và cam, trong đó, diện tích chủ yếu là bưởi đỏ. Trồng bưởi không thể thiếu nước, anh sử dụng máy bơm công suất lớn, đầu tư hệ thống dẫn nước từ suối lên bể chứa để cung cấp nước tưới cho cây trồng. Về phân bón, anh sử dụng nguồn phân chuồng đã hoai mục để bưởi có chất lượng tốt nhất. Thời kỳ cây cho quả bói, anh không nôn nóng cho đậu nhiều quả để đảm bảo chu kỳ thu hoạch lâu dài, cây, cành phát triển không bị yếu.

Niên vụ 2017 là niên vụ đầu tiên anh Thường chính thức được thu hoạch với khoảng 300 gốc bưởi đỏ. Những quả bưởi tròn đều, vàng ruộm, lúc lỉu là thành quả suốt 5 năm dày công chăm bón. Anh Thường cho biết: Từ nay đến cuối vụ thu khoảng 3,5 - 4 vạn quả với giá bình quân 20.000 đồng/quả, doanh thu ước trên 700 triệu đồng. Khi đem đi giới thiệu ở thị trường trong, ngoài tỉnh, sản phẩm bưởi đỏ của anh được khách hàng ưa chuộng nhờ quả đều, múi mọng, màu sắc đỏ đẹp, vị ngọt đậm, dóc vỏ, tách múi không dính tay.

Hiện nay, học theo cách của anh Thường, hàng chục nông dân trong xã đã đưa cây bưởi đỏ lên trồng trên đồi, diện tích trồng bưởi đỏ trên đồi toàn xã đã tăng lên vài chục ha. Các hộ khắc phục nguồn nước tưới bằng cách làm bể chứa, bơm nước từ các nguồn, thực hiện quy trình tiêu thoát nước đảm bảo giúp cây sinh trưởng tốt.

Với sự mở đầu của anh Thường, quy mô diện tích trồng bưởi đỏ trên địa bàn phát triển nhanh, trở thành phong trào đưa bưởi đỏ lên đồi, tạo vùng hàng hóa lớn. Cũng từ đây, xã đã thành lập được HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc - Hòa Bình tại xóm 3 với 9 thành viên, anh Thường giữ vai trò là Giám đốc. Bưởi đỏ Tân Lạc vừa được chứng nhận nhãn hiệu tập thể và bằng nỗ lực của mình, anh Thường đã điều hành tốt việc sản xuất, kinh doanh của HTX. HTX hiện đã có 1 cửa hàng giới thiệu và bán đặc sản bưởi đỏ tại khu 3, thị trấn Mường Khến. Đơn vị cũng thực hiện liên kết tiêu thụ nông sản bưởi đỏ giúp nông dân. Là HTX đầu tiên của tỉnh triển khai công nghệ sơ chế, bao gói sản phẩm, đưa sản phẩm của các thành viên đi tiêu thụ tại các thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh và một số tỉnh phía Nam.

Bùi Minh


Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục