(HBĐT) - Trở về với cuộc sống đời thường, thương binh Đặng Xuân Đích, xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) phải đối mặt với không ít khó khăn. Thế nhưng phát huy phẩm chất "bộ đội Cụ Hồ”, ông tiếp tục vươn lên, trở thành người thương binh "tàn nhưng không phế”.


Cùng cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện Cao Phong, chúng tôi đến thăm gia đình thương binh Đặng Xuân Đích. Ông kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của một thời khói lửa hào hùng đã trở thành một phần ký ức không thể nào quên. ông Đích còn nhớ khi chiến dịch Đường 9 Nam Lào đang thời kỳ ác liệt. Với sức trẻ và nhiệt huyết, đang ngồi trên ghế nhà trường, ông đã khai thêm tuổi, viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Năm 1971, sau vài tháng huấn luyện ở xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, ông cùng đồng đội hành quân vào chiến trường miền Nam vào đúng giáp Tết. Chiến trường ác liệt, hầu như người chiến sỹ không nhìn thấy mặt trời, ngày dưới lòng đất, đem lại hành quân. Trong 1 trận đấu ác liệt với địch vào tháng 5/1972, ông bị thương. Sau 10 ngày điều trị ở bệnh viện, ông tiếp tục trở về đơn vị tham gia chiến đấu. Năm 1974, ông xuất ngũ trở về tham gia công tác ở xã.


Cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện Cao Phong thăm gia đình thương binh Đặng Xuân Đích phát triển kinh tế từ kinh doanh dịch vụ nông nghiệp.

Ông Đích bộc bạch: "Tôi là một trong những người lính may mắn trở về khi đất nước thống nhất. Phát huy phẩm chất tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ "thương binh tàn nhưng không phế”, tôi nghĩ mình có trách nhiệm xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình và xã hội”. Năm 1975, ông Đích lập gia đình với cô giáo cùng xã và sinh được 5 con. Thời kỳ này, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Không cam chịu nghèo, thương binh Đặng Xuân Đích cùng gia đình cần cù làm ăn. Được các đồng chí lãnh đạo xã tạo điều kiện, anh em ở Nông trường tạo điều kiện cho vay vốn, ông Đích mạnh dạn phát triển sản xuất. Thời kỳ đầu, gia đình trồng đậu tương, khoai sọ, phát triển chăn nuôi lợn nái cũng chỉ đủ cái ăn, cái mặc. Sau này, ông cùng các hộ dân trong xã mạnh dạn chuyển sang trồng mía, cộng với kinh doanh vật tư nông nghiệp, cuộc sống gia đình dần khấm khá, nuôi dạy con cái học hành đầy đủ.

Nay, tuy được hưởng chế độ thương binh hạng 4/4, nhiễm chất độc hóa học, các con đã trưởng thành nhưng hai vợ chồng ông vẫn duy trì trồng 3.000 m2 mía, kinh doanh đại lý vật tư nông nghiệp, trồng 3.000 m2 cam, chanh, bưởi. Thu nhập bình quân từ phát triển kinh tế gia đình đạt trên 100 triệu đồng/năm.

Ông Đích luôn tâm niệm: Khi còn sức khỏe là tiếp tục cống hiến. Đây cũng là cách mà ông rèn luyện để sống vui, sống khỏe. Là đảng viên, thương binh, ông Đặng Xuân Đích luôn gương mẫu cùng gia đình động viên bà con hàng xóm thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH ở xã.


Hương Lan

Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục