(HBĐT) - Băn khoăn, trăn trở với mảnh đất bỏ hoang nhiều năm, lãng phí cùng với thu nhập thấp từ những việc làm bấp bênh, đoàn viên Quách Thu Hương, Chi đoàn thôn Đồi, xã Thanh Nông (Lạc Thủy) quyết tâm phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Hương đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh cây trồng, mang lại thu nhập cao bằng mô hình trồng thanh long ruột đỏ.


Đoàn viên Quách Thu Hương thu hoạch thanh long ruột đỏ.

Thu Hương kể: Gia đình có 1 ha đồi nhưng cằn cỗi, nhiều năm trồng các loại cây khác nhau không đem lại hiệu quả kinh tế. Năm 2012, ngồi xem tivi, đọc báo thấy người ta nói nhiều đến mô hình trồng thanh long ruột đỏ và nghĩ mình cũng có đất rộng, có sức khỏe, tại sao không thử sức? Kể từ đó, Hương tìm đọc các tài liệu về kỹ thuật trồng, chăm sóc thanh long ruột đỏ qua các nguồn thông tin có thể tiếp cận.

Nhận thấy tiềm năng, lợi thế của cây thanh long ruột đỏ, năm 2013, Hương bàn với gia đình mua 700 gốc thanh long ruột đỏ từ một nhà vườn ở xã bên về trồng. Lúc đầu, vì chưa có kinh nghiệm và chưa nắm được kỹ thuật nên việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với bản tính chịu khó cùng với quyết tâm cao nên ngoài thời gian ở vườn, Hương dành gần như toàn bộ thời gian để nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu về trồng và chăm sóc cây thanh long. Vì vậy, ngay năm đầu tiên được thu hoạch, vườn thanh long đã đem về cho gia đình Hương 50 triệu đồng, năm thu hoạch thứ hai được 100 triệu đồng. Chỉ sau 3 vụ thu hoạch, Hương đã trả được số nợ 100 triệu đồng vốn vay để đầu tư trồng thanh long. Đến nay, vườn thanh long đã cho thu hoạch 5 năm, mỗi năm thu đều 300 triệu đồng, trừ hết chi phí còn lãi 200 triệu đồng.

Hương cho biết, trồng thanh long ngoài chăm sóc tốt, nắm vững kỹ thuật thì việc lựa chọn phân bón sao cho phù hợp với từng chất đất cũng là điều rất quan trọng để cho chất lượng quả ngon. Hiện tại, Hương thuê thêm đất để chuẩn bị tăng diện tích thanh long ruột đỏ. Bên cạnh đó, ngoài việc tìm tòi học hỏi kinh nghiệm sao cho đúng thì việc lựa chọn nơi mua giống cũng là công đoạn hết sức quan trọng để quyết định đến chất lượng quả sau này. Qua nhiều tham khảo và tìm hiểu sách, báo, Hương quyết định đặt mua giống cây ngay tại nhà vườn gần nơi mình sống. Bởi như thế, Hương biết rõ nguồn gốc cây giống, hiểu rõ vườn thanh long đó đã phát triển rất tốt và điều quan trọng nữa là dễ dàng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm khi cần thiết.

Hiệu quả từ mô hình đã giúp Hương và gia đình vươn lên thoát nghèo. Hương cho hay: Thanh long là loại cây chịu hạn tốt, thích nghi với nhiều loại đất, ít sâu bệnh mà không mất nhiều công chăm sóc. Ngoài thời gian chuẩn bị lúc đầu, cùng với kinh nghiệm được học, giá đất sử dụng chủ yếu nguồn phân hữu cơ và phân chuồng để bón cho cây, giúp cây mau lớn và đạt sản lượng cao.

Bước đầu thành công với kinh nghiệm có được, cùng thu nhập khả quan, Hương nhận thấy trồng thanh long ruột đỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng các loại cây trồng khác. Vì vậy, Hương không ngại chia sẻ, tuyên truyền cho ĐV-TN trong các buổi sinh hoạt chi đoàn và các buổi họp xóm, vận động bà con mạnh dạn bỏ các loại cây hiệu quả kinh tế kém để phát triển cây thanh long.

 Minh Quang

(Bí thư Đoàn xã Thanh Nông - Lạc Thủy)


Các tin khác


Người mang “kho tàng” tri thức về với quê nghèo

(HBĐT) - Xuất phát từ mong muốn cộng đồng xung quanh mình có sân chơi lành mạnh, bổ ích và an toàn, anh Bùi Phi Diệp, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Trị (Yên Thủy) không ngần ngại bỏ ra số tiền gần 700 triệu đồng đầu tư xây dựng phòng đọc sách miễn phí với diện tích 250 m2 để mang "kho tàng” tri thức về gần hơn với người dân nơi quê nghèo.

Thượng úy Bùi Văn Trọng - “cây sáng kiến” của LLVT tỉnh

(HBĐT) - Là nhân viên thuộc Ban Xe máy, phòng Kỹ thuật (Bộ CHQS tỉnh) nhưng những năm qua, thượng úy Bùi Văn Trọng được biết đến là một "cây sáng kiến” của LLVT tỉnh.

Tình nguyện viên chữ thập đỏ 32 lần hiến máu nhân đạo

(HBĐT) - Từng e dè khi đăng ký tham gia hiến máu vì chưa hiểu hết ý nghĩa, mục đích của phong trào hiến máu nhân đạo, tuy nhiên, sau khi được tuyên truyền, vận động, hiểu được những giá trị nhân văn to lớn mà hoạt động hiến máu nhân đạo mang lại, chị Trịnh Thị Hồng Thu (ảnh), tiểu khu 8, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn đã trở thành tình nguyện viên tiêu biểu trong phong trào hiến máu nhân đạo tỉnh Hòa Bình với 32 lần tham gia.

Người chỉ huy trưởng gương mẫu

(HBĐT) - Đó là anh Nguyễn Văn Ninh, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Độc Lập (Kỳ Sơn). Nhờ những đóng góp quan trọng của anh trong công tác quốc phòng - quân sự địa phương (QP-QSĐP) trên địa bàn, xã Độc Lập nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Bùi Văn An - nông dân tiêu biểu sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Sinh ra trên mảnh đất nghèo tài nguyên, kinh tế chậm phát triển, anh Bùi Văn An, xóm Rò, xã Yên Trị (Yên Thủy) luôn trăn trở tìm hướng đi đúng đắn để phát triển kinh tế gia đình, giúp nông dân địa phương cải thiện đời sống, từng bước vươn lên thoát nghèo. Với suy nghĩ đó, anh đã tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi rồi trở về quê hương gây dựng mô hình khởi nghiệp.

Khắc tinh của tội phạm

Hơn 10 năm gắn bó với nghề "đánh án ma túy”, những chuyến công tác đột xuất, làm việc bất kể ngày đêm, lắm lúc "ăn bờ, ngủ bụi” đã trở thành "chuyện như cơm bữa" với Đại úy Lê Thăng Bằng (SN 1983), Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận Đống Đa. Không chỉ đấu tranh, triệt phá nhiều trọng án về ma túy, anh còn đánh thức lương tri cho nhiều tội phạm cộm cán trẻ tuổi trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục