Hai nhân viên đường sắt là chị Nguyễn Thị Minh và Đỗ Thị Lan (cung chắn Biên Hòa 2, thuộc Công ty CP Đường sắt Sài Gòn) đã dũng cảm quên mình, hy sinh sự an toàn của bản thân, kịp thời cứu một cụ bà thoát chết trong gang tấc.


Hai nhân viên gác chắn dũng cảm quên mình cứu cụ bà thoát chết.

Vào lúc 8 giờ 20 phút sáng 12-2, tại đường ngang Hãng Dầu, km 1698+993 khu gian Biên Hòa, Dĩ An, tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh (phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa, Đồng Nai) trong lúc nhân viên đã đóng chắn đường bộ, và đang làm tín hiệu đón tàu số hiệu 7502 chạy hướng TP Hồ Chí Minh - Hà Nội thì bất ngờ một cụ bà cố tình lách qua chắn, băng qua đường ngang và bị té ngã trên đường ray khi đoàn tàu đang lao tới.

Thấy cụ bà vấp ngã, nằm giữa đường ray, hai nhân viên gác chắn vội lao ra cứu, dù khi đó, đoàn tàu cách chỉ vài chục mét. Ngay sau khi biết tin, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Vũ Anh Minh đã viết thư khen ngợi hai chị Nguyễn Thị Minh và Đỗ Thị Lan.

Bức thư có đoạn viết: "Tôi vô cùng xúc động khi nhận được tin, hai nhân viên gác chắn của chúng ta là chị Nguyễn Thị Minh và Đỗ Thị Lan đã dũng cảm cứu một cụ bà cố tình băng qua Đường sắt trước khi đoàn tàu lao tới. Khi trực tiếp xem những hình ảnh được camera ghi lại, trong tôi, xen lẫn nỗi xúc động nghẹn ngào là sự khâm phục và niềm tự hào. Hành động dũng cảm, đầy tình người của các chị đã khiến chúng ta cảm nhận về sự vô thường trong cuộc đời này, về những phút giây mà những con người bình thường - những người phụ nữ nhỏ bé khi đối mặt với ranh giới giữa sự sống và cái chết của người dân, họ đã trở thành những người hùng thật sự".

Được biết, chị Nguyễn Thị Minh (SN 1984) và chị Đỗ Thị Lan (SN 1986) đã vào nghề hơn 10 năm. Trong hơn 10 năm làm nghề, hai chị chưa từng gặp trường hợp nào lằn ranh sinh tử rất gần như vậy.

Chị Minh cho biết thêm, đã chứng kiến nhiều tai nạn tương tự, khi rào chắn đã đóng nhưng nhiều người vẫn cố tình băng qua. Nguy hiểm nhất là vào ban đêm, nhiều người nhất là thanh niên "choai choai" sau các cuộc nhậu thường chạy rất nhanh, cố vượt qua đường giao cắt dù gác chắn đang được kéo xuống.

"Cách đây vài năm, trong lúc kéo gác chắn đón tàu, một thanh niên lao nhanh tới cố vượt qua đã đâm vào barie văng trúng đầu tôi gây chấn thương chảy máu. Tôi mong rằng người dân tuân thủ luật giao thông để bảo đảm an toàn cho bản thân và người khác”, chị Minh cho biết.

TheoNhanDan

Các tin khác


Thủ lĩnh Đoàn năng động, nhiệt huyết

(HBĐT) -Năng động, nhiệt tình, không ngừng sáng tạo là cảm nhận của đoàn viên, thanh niên (ĐV-TN) phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) về Bí thư Đoàn phường Nguyễn Thị Minh Tuyết. Năm 2018, với những đóng góp nổi bật trong công tác Đoàn, Minh Tuyết đã vinh dự là 1 trong 2 cán bộ Đoàn tiêu biểu của tỉnh được nhận giải thưởng Lý Tự Trọng.

Cựu chiến binh làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

(HBĐT) - Phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã xuất hiện nhiều tấm gương CCB làm kinh tế giỏi. Trong đó, CCB Vì Văn Thìn, xóm Lầu, xã Mai Hạ là tấm gương điển hình.

Bác sỹ tâm huyết với chương trình chăm sóc, điều trị HIV/AIDS

(HBĐT) - Mặc dù đã về hưu nhưng bác sỹ Nguyễn Thị Thành, nguyên Trưởng khoa truyền nhiễm, Trưởng phòng khám ngoại trú (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) vẫn được mời tham gia giảng dạy tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình chăm sóc điều trị HIV/AIDS tại tỉnh. Nhìn những học viên say mê nghe chị giảng bài, cảm nhận được chị đang truyền lửa nhiệt tình, truyền cả tâm huyết nghề nghiệp cho thế hệ sau, những người đang tham gia chương trình chăm sóc, điều trị cho những bệnh nhân đặc biệt - bệnh nhân HIV/AIDS.

Nguyên Bí thư Đảng ủy xã “tay cuốc, tay cày”

(HBĐT) - Sau 35 năm công tác, từng giữ nhiều cương vị công tác từ đoàn thể, chính quyền, rồi Bí thư Đảng ủy xã Dũng Phong (Cao Phong), đồng chí Bùi Mộng Lân đã cùng tập thể lãnh đạo xã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, đưa Dũng Phong trở thành xã nông thôn mới (NTM) đầu tiên của tỉnh. Nay về nghỉ chế độ, đồng chí vẫn miệt mài lao động sản xuất, góp sức xây dựng quê hương, được sự tin yêu, trân trọng của cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây.

Chị Tùy “su su” ở xã Lũng Vân

(HBĐT) - Gặp chị Bùi Thị Tùy, xóm Lự, xã Lũng Vân (Tân Lạc) đúng ngày chợ phiên. Chị tất bật, luôn tay với công việc và thực sự ấn tượng bởi sự nhiệt tình, cần mẫn, chu đáo của người phụ nữ vùng cao đã nỗ lực thoát nghèo, ổn định cuộc sống gia đình từ trồng cây su su.

Lò Thị Kíu - người đưa nghề dệt thổ cẩm đến với du khách

(HBĐT) - Từ chỗ chỉ thêu thùa, may vá váy áo, giờ đây các sản phẩm thổ cẩm của chị Lò Thị Kíu được nhiều nơi biết đến. Sự đa dạng các sản phẩm thêu thủ công đã góp phần bảo tồn văn hoá truyền thống và trở thành nghề mang lại thu nhập ổn định cho hội viên phụ nữ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục