(HBĐT) - Vì nhiệm vụ, họ tạm xa gia đình, bất chấp hiểm nguy để điều trị cho những người nhiễm Covid-19. Mặc dù cuộc chiến chống dịch Covid-19 chưa kết thúc, nhưng đóng góp của những người hùng áo trắng cho cộng đồng vô cùng đáng trân trọng.



Cán bộ, y, bác sỹ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh làm thủ tục đón tiếp và cách ly công dân trở về từ Angola.

Trắng đêm với người bệnh

Bệnh nhân 401 đã được điều trị khỏi Covid-19 ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh chia sẻ: Tận mắt chứng kiến những nhọc nhằn, vất vả mà các y, bác sỹ trải qua, chúng tôi mới thấm thía sự khắc nghiệt, nhọc nhằn và nỗ lực mạnh mẽ của họ. Ngoài lịch sinh hoạt bị đảo lộn với những bữa quên ăn, đêm quên ngủ, họ căng mình trực chuẩn bị ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp nhất. Mong ước được chơi đùa với con, được ăn bữa cơm gia đình là một điều xa xỉ đối với họ.

Là người trực tiếp điều trị cho những bệnh nhân, bác sỹ Hà Lê Cường, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Sau khi tiếp nhận những ca bệnh đầu tiên, chúng tôi phân công thành 3 ca trực. Mỗi ca trực 8 tiếng đồng hồ, gồm 1 bác sỹ, 2 điều dưỡng và y tá. Khi trực ca đêm phải thức để theo dõi diễn biến tình hình sức khỏe bệnh nhân. Dù cơn hơi ho cũng phải cảm nhận được. Đối với y, bác sỹ không trong ca trực phải ở lại khoa mang đồ bảo hộ, khẩu trang, kính chống giọt bắn, găng tay để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm virus. Trong những ngày điều trị, thời tiết luôn nắng nóng nên chỉ mặc bộ bảo hộ vào một lúc là mồ hôi ra rất khó chịu. Không chỉ mặc cả ca trực 8 tiếng đồng hồ, mà các y, bác sỹ, điều dưỡng phải mặc 24/24h để phòng tránh bệnh. Nhưng đây là điều trị cho bệnh nhân nguy cơ lây nhiễm cao nên mọi quy trình phải tuân thủ nghiêm ngặt. Để "chặn” được dịch bệnh ra cộng đồng thì công tác dự phòng rất quan trọng. Nhiều y, bác sỹ đã thức trắng đêm kiểm soát ở các chốt, xét nghiệm khi có đoàn cách ly về tỉnh…

Đồng chí Bùi Văn Phón, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết: Từ khi có dịch, công việc của cán bộ khoa gấp thêm nhiều lần ngày thường. Chuyện làm thông ca, nửa đêm mới về nhà không phải là lạ nữa. Mỗi khi có đoàn cách ly về đêm, cán bộ trực đón kiểm tra y tế, lấy mẫu xét nghiệm, làm hồ sơ, báo cáo… gần sáng mới xong. 15 cán bộ của Khoa mấy tháng nay lúc nào cũng căng mình làm việc để đáp ứng công tác phòng dịch. Khoa đã chủ động điều tra dịch tễ, bám sát địa bàn nhằm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm, trường hợp nghi ngờ do tiếp xúc gần; điều tra dịch tễ các trường hợp nghi nhiễm; tiến hành giám sát, khoanh vùng gọn và phòng dịch kịp thời.

Lá thư từ phòng cách ly

Không mấy ai hiểu được công việc, nỗi lòng của y, bác sỹ, điều dưỡng khi làm việc trong những bức tường cách ly, chỉ có những người bệnh mới hiểu họ. Trong thư cảm ơn của bệnh nhân 398 từ Liên bang Nga trở về điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh chia sẻ: Tôi thật sự bất ngờ, hoang mang khi nhận được tin mình dương tính với SARS-CoV-2. Nhưng các bác sỹ đã tiếp xúc, trò chuyện xua tan những lo âu bằng tinh thần lạc quan. Nhưng ẩn sâu bên trong là sự lo lắng của các y, bác sỹ, điều dưỡng bởi vì nhiệm vụ, công việc mà họ phải xa gia đình, xa các con. Thay vào những bữa cơm gia đình là những bữa cơm hộp. Đó là sự hy sinh rất lớn lao.

Còn bệnh nhân 399 cho hay: Hôm đầu tiên vào khu điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh tôi có chút bất ngờ, vì vào viện mà lại cảm nhận được sự ấm áp, gần gũi đến vậy. Chúng tôi là những bệnh nhân Covid-19 bị mọi người tránh tiếp xúc. Nhưng khi vào viện cảm giác như một gia đình, các y, bác sỹ coi bệnh nhân như người thân. Tôi cảm thấy không còn cô đơn, không còn bị xa lánh. Còn nhớ khi vào viện hỏi chị Bích có sợ Covid-19 không? Chị trả lời ngay: Các chị không sợ, các em cứ yên tâm chữa trị, đã có các anh, chị ở đây. Anh Cường là Trưởng khoa nhưng rất gần gũi với bệnh nhân và các anh chị em trong khoa. Không thấy được khoảng cách cấp trên với cấp dưới. Anh Toàn ít nói nhưng khi bệnh nhân có vấn đề gì thì luôn sát sao, quan tâm và giúp đỡ. Như hôm tôi bị đau mắt, anh đã hội chẩn ngay cùng bác sỹ khoa mắt để có phương pháp điều trị. Chị Quỳnh, một người phụ nữ vất vả. Chồng đi công tác xa nhà, chị lại phải chống dịch, xa con nhỏ. Chị nhân viên tận tụy chăm sóc bệnh nhân ngày 3 bữa, phòng sạch sẽ, quần áo luôn thơm tho...

Lời cuối bức thư, bệnh nhân mong muốn dịch bệnh sớm qua mau, chúc Việt Nam sớm đẩy lùi dịch bệnh và cám ơn đội ngũ y, bác sỹ, những người hùng của đất nước trong cuộc chiến chống "giặc" Covid-19.


Việt Lâm


Các tin khác


Nữ Đại úy Công an xã nhiệt huyết, gần gũi với người dân

"Nhiệt huyết trong công việc, gắn bó với địa bàn, gần gũi với người dân” - đó là những lời nhận xét và tình cảm mà cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như người dân dành cho Đại úy Lê Thị Thanh Xuân Nhung, cán bộ Công an xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi sau nhiều năm gắn bó, cống hiến cho công tác giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) tại địa bàn cơ sở.

Chàng trai 9X khởi nghiệp từ nuôi cá trên lòng hồ

Khai thác điều kiện tự nhiên sẵn có, anh Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1993 ở xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình và trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp trong thanh niên trên địa bàn.

Gương sáng phát triển kinh tế ở xã Phú Lai

Nhận thấy địa phương có điều kiện phù hợp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh Nguyễn Văn Việt, hội viên nông dân xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thủy) đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển sang nuôi dê thương phẩm. Từ khi xóm chưa có hộ nào nuôi dê, anh đã đi đầu cùng 3 hộ tham gia mô hình nuôi dê thương phẩm. "Tôi đã đi tham quan học tập các mô hình ở trong và ngoài huyện, từ đó mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư chăn nuôi dê", anh Nguyễn Văn Việt chia sẻ.

Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục