Tạo mái ấm cho những người khuyết tật


 
Bà Vì Thị Thuận, chủ cơ sở bảo trợ Thuận Hòa, bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu)

Xuất phát từ trăn trở với nghề thêu dệt thổ cẩm truyền thống và cảm thông với những số phận kém may mắn, năm 2008, bà Vì Thị Thuận, chủ cơ sở bảo trợ Thuận Hòa, bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) thành lập cơ sở Thuận Hòa làm nghề dệt thổ cẩm kết hợp phát triển du lịch cộng đồng để dạy nghề, tạo việc làm cho những phụ nữ khuyết tật. Hiện nay, cơ sở đã dạy nghề và tạo việc làm ổn định cho 35 phụ nữ là người dân tộc thiểu số (có 16 chị bị khuyết tật) hoàn cảnh khó khăn, với thu nhập từ 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm của cơ sở được dệt và may thủ công bằng tay, các sản phẩm chính như: túi sách, khăn quảng cổ, vải may quần áo, khăn trải bàn, dép đi trong nhà, ba lô, thú nhồi bông, đồ lưu niệm… Sản phẩm của cơ sở đã được xuất khẩu ra nước ngoài, chủ yếu là các nước: Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý. 
Cơ sở không chỉ giải quyết việc làm cho chị em phụ nữ, mà còn góp phần tích cực giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Với những đóng góp cho xã hội, bà Vì Thị Thuận được trao tặng huy hiệu của Chủ tịch nước về nghệ nhân tiêu biểu, bằng khen của UBND tỉnh, được T.Ư Hội LHPN Việt Nam tặng giải thưởng KOVA hạng mục sống đẹp.


              Đam mê bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường



Ông Bùi Huy Vọng, (xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn), UVBCH Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh

Là văn nghệ sỹ hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực hoạt động nghiên cứu, sưu tầm và phổ biến các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, trong giai đoạn 2015 - 2020, ông Bùi Huy Vọng(xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn), UVBCH Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh đã sưu tầm, nghiên cứu và in gần 20 đầu sách in riêng, 5 đầu sách in chung với nhiều tác giả; sưu tầm, biên dịch hơn 100 bài dân ca Mường. Ông đã nghiên cứu 5 đề tài khoa học cấp bộ và cấp tỉnh; công bố hơn 50 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành cấp tỉnh và cấp T.Ư. Bên cạnh đó, ông tham gia sưu tầm, khảo tả lập hồ sơ cho gần 10 di sản văn hóa phi vật thể như các lễ hội đình Khênh, đình Băng, đình Khói…; tham gia đạo diễn phục dựng các lễ hội dân gian Mường có giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo, góp phần phát triển kinh tế du lịch của địa phương. Trực tiếp tham gia soạn tài liệu và giảng dạy tiếng Mường cho cán bộ, giáo viên trong tỉnh; viết báo và dịch sang tiếng Mường trên Báo Hòa Bình Điện tử và một số báo khác. Ngoài ra, lập 2 kênh YouTube để quảng bá văn hóa Mường, thu hút hơn 2 triệu lượt người truy cập...

Với những nỗ lực, đóng góp, cống hiến cho việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc, năm 2015, ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú đợt 1, thuộc loại hình tri thức dân gian. Năm 2017, được Chủ tịch nước tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật; được Chủ tịch UBND tỉnh tặng 5 bằng khen vì có nhiều thành tích xuất sắc.


Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục