(HBĐT) - Bằng việc làm nhỏ bé với một tình yêu lớn, cô giáo Nguyễn Phương Lan, giáo viên dạy tiếng Anh trường THCS Lê Quý Đôn (TP Hòa Bình) đã giúp đỡ, chia sẻ với những số phận không may mắn.

Khởi nguồn hành động đẹp bắt đầu từ chuyện buồn của người bạn thân, cũng là một giáo viên tiếng Anh. Căn bệnh ung thư tuyến vú khiến người bạn kiệt quệ về sức khỏe và tinh thần. Người bạn cô nói với nỗi đau chán chường: Tớ bị cắt hết rồi, cả hai bên, đau lắm! Giờ chẳng dám đi đâu. Sao còn mặc áo dài được nữa! Thương bạn, cô Lan lặng lẽ đan cái áo ngực giả. Cô cẩn thận chọn loại len tốt, mềm, không để mấu nối bên trong, tránh va chạm vào vết thương do bị khoét ngực, bạn bị đau, tạo hình sao cho đẹp, nhồi bông rút sợi. Bạn cô nhận rồi, khóc, cười trong nỗi đau và niềm hạnh phúc được sẻ chia.

Từ hiểu nỗi buồn của bạn, cô Lan tham gia câu lạc bộ đan len. Cùng với những người bạn tâm đức chắp nối với câu lạc bộ "Những người phụ nữ kiên cường" Bệnh viện K Tân Triều, Thanh Trì (Hà Nội). Đó là những phụ nữ mắc ung thư vú. Cô cùng bạn đến tận nơi trao món quà nghĩa tình, rất phụ nữ, rất tinh tế ấy cho các cô, các chị. 

Biết được việc làm của cô Nguyễn Phương Lan, nhiều chị em bị bệnh nhắn tin nhờ giúp. Cô giáo lại cần mẫn. Một cô ở Nghệ An bị bệnh nặng muốn có để mặc đẹp kịp cưới con, kịp dự ngày 8/3 với áo dài. Cô Lan gửi tặng. Gần 2 tháng sau, con gái cô thông tin lại, cô ấy đã mất và kịp nhận niềm vui cuối cùng trong ngày cưới của con. Một cô giáo dạy văn đã nghỉ hưu ở Hoà Bình, bị bệnh, đã ôm lấy cô Phương Lan lặng lẽ khóc. Hai mẹ con cô Lan mang đến tận nhà tặng để cô kịp dự ngày hội trường.

Cô Lan tâm sự: "Tôi nghĩ có thể việc làm của mình rất nhỏ thôi, nhưng khi thấy họ vui vì được an ủi, mình cũng vui. Tôi thường đan cẩn thận. Từ việc chọn len, loại không gây hại cho da, đến kim đan. Tôi chọn kim tre chứ không đan kim sắt để tránh nguy hiểm cho các bệnh nhân". Ngoài đan áo ngực giả, cô còn đan mũ tặng bệnh nhân rụng hết tóc khi trị bệnh bởi hóa chất, đan và móc giầy, tất cho trẻ sơ sinh nghèo trong viện.

Cô giáo Nguyễn Phương Lan không chỉ là giáo viên dạy giỏi tiếng Anh cấp thành phố, mà còn là một tổng phụ trách giỏi, năng động, sáng tạo. Cô đã 3 lần được nhận bằng khen của T.Ư Đoàn về những đóng góp cho công tác đội. Cô cũng rất hay tổ chức các chuyến thiện nguyện cùng các bạn đến những vùng đồng bào còn khó khăn như xã Nánh Nghê (Đà Bắc). Nói về thời gian tới, cô Lan hào hứng: Tôi vẫn tiếp tục đan. Dự định đan khoảng 50 đôi để trao tặng các bệnh nhân. Việc làm của cô tuy nhỏ bé nhưng đong đầy sự yêu thương, chia sẻ, mang lại niềm vui cho những người không may mắc bệnh hiểm nghèo.

Lê Mai Thao
(TTV)

Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục