(HBĐT) - Trần Trung Đức, Giám đốc HTX chuối Viba; Nguyễn Mạnh Linh, Giám đốc HTX nông nghiệp Hòa Bình; Đinh Đức Chiến, Giám đốc HTX nông nghiệp an toàn Yên Thủy… Đó là những thanh niên tiêu biểu tiên phong tham gia và thành công từ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).


Trần Trung Đức, Giám đốc HTX chuối Viba, xã Liên Sơn (Lương Sơn) là một trong những thanh niên tiêu biểu tiên phong tham gia Chương trình OCOP.

Chàng thanh niên 9x Trần Trung Đức, Giám đốc HTX chuối Viba (Lương Sơn) là tấm gương sáng để thanh niên trong tỉnh noi theo. Với mục tiêu phát triển và nâng tầm giá trị sản phẩm chuối Viba, năm 2019, Đức mạnh dạn tham gia sân chơi OCOP và đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Sau khi đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, sản phẩm chuối Viba của HTX trở thành mặt hàng có uy tín tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch ở Hà Nội. 6 tháng đầu năm, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng HTX vẫn tiêu thụ được trên 600 tấn chuối, giá bán từ 4.000 - 10.000 đồng/kg. Với cương vị là Bí thư chi đoàn thôn Tân Sơn, Đức luôn lan tỏa tinh thần khởi nghiệp tới thanh niên trong thôn; thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm làm nông nghiệp sạch với thanh niên trong tỉnh và các tỉnh bạn.

Nông dân vùng trồng lạc ở huyện Yên Thủy luôn khâm phục ý chí và nghị lực của chàng trai trẻ Đinh Đức Chiến, Giám đốc HTX nông nghiệp an toàn Yên Thủy. Anh Chiến đã mạnh dạn liên kết với các hộ nông dân trong huyện để phát triển vùng nguyên liệu ổn định, xây dựng thành công thương hiệu dầu lạc Yên Thủy. Năm 2020, sản phẩm dầu lạc Yên Thủy đáp ứng đủ các tiêu chí trong Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm và trở thành sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. Năm 2021, HTX tiếp tục đăng ký tham gia Chương trình OCOP với sản phẩm dầu vừng đen.

Là lực lượng nòng cốt, có tri thức, hoài bão, luôn tiên phong, sáng tạo sử dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh, đó là những lợi thế để thanh niên tham gia tích cực, có hiệu quả Chương trình OCOP.

Ngay từ khi bắt đầu triển khai Chương trình OCOP, BTV Tỉnh Đoàn xác định OCOP là sân chơi lành mạnh để thanh niên phát huy được năng lực, sự sáng tạo và tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế. Từ đó, BTV Tỉnh Đoàn chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tổ chức tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, nội dung, bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng; các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Đồng thời trang bị kiến thức, kỹ năng xây dựng ý tưởng, dự án khởi nghiệp gắn với Chương trình OCOP. Qua đó, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của đoàn viên thanh niên với Chương trình OCOP. Bên cạnh đó, tại cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình” do Tỉnh Đoàn phối hợp Sở KH&CN, Liên minh HTX tỉnh phát động đã có nhiều ý tưởng của thanh niên, thể hiện quyết tâm phấn đấu đưa sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Các cấp bộ Đoàn còn có nhiều cơ chế hỗ trợ đoàn viên thanh niên tiếp cận vốn vay ưu đãi khởi nghiệp. Để thuận lợi cho việc vay vốn, hồ sơ vay thể hiện rõ sản phẩm được chọn, các thế mạnh và hướng phát triển của sản phẩm.

Song song với nỗ lực tham gia chuẩn hóa sản phẩm OCOP, tuổi trẻ trong tỉnh tích cực quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng cả nước thông qua hội chợ; trang thương mại điện tử, zalo, facebook, fanpage… Thực tiễn triển khai Chương trình OCOP cho thấy, đã có nhiều gương thanh niên phát triển kinh tế, dám nghĩ, dám làm, xây dựng thành công thương hiệu cho sản phẩm do mình sản xuất. Qua đó, khẳng định sự tiên phong, gương mẫu của tuổi trẻ trên mọi lĩnh vực.


Thu Thủy


Các tin khác


Công an phường Tân Thịnh: Lan tỏa những việc làm tốt đẹp

(HBĐT) - Cùng với việc tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện các giải pháp giữ vững tình hình ANCT - TTATXH trên địa bàn, nhiều năm nay, Công an phường (CAP) Tân Thịnh (TP Hòa Bình) đã có nhiều việc làm cụ thể lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong xã hội.

Điều dưỡng trẻ tích cực tham gia nghiên cứu khoa học

(HBĐT) - Hầu hết họ là những điều dưỡng trẻ, thế hệ 8X, 9X đang công tác tại các cơ sở y tế được tập hợp trong "ngôi nhà chung" Hội Điều dưỡng tỉnh. Từ khi thành lập vào cuối năm 2017 đến nay, bên cạnh nhiệm vụ công tác chuyên môn, những hội viên của Hội đã tích cực tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Cán bộ Công an điển hình trong công tác dân vận

(HBĐT) - Nhiều năm gắn bó với cơ sở, với Nhân dân huyện Tân Lạc, Trung tá Phạm Vũ Hà Minh - Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông (Công an huyện Tân Lạc) cảm nhận cuộc sống khó khăn, vất vả của người dân. Chính vì vậy, sau khi Công an huyện Tân Lạc triển khai phong trào "Dân vận khéo”, anh đề xuất thí điểm mô hình "Điện sáng giao thông” do Đội Cảnh sát giao thông chủ trì. Chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện, mô hình đã mang dòng điện thắp sáng nhiều bản làng vùng cao.

Cựu chiến binh Bùi Văn Tý phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ

(HBĐT) - Đến thôn Rú Mới, xã Hợp Phong (Cao Phong), hẳn ít ai không biết đến ông Bùi Văn Tý, người cựu chiến binh (CCB) gương mẫu với phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới. Những đóng góp của ông thể hiện phẩm chất sáng ngời của Bộ đội Cụ Hồ góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo nên diện mạo mới cho địa phương.

Chàng thanh niên đam mê nghề bonsai tiểu cảnh

(HBĐT) - Giữa cái nắng nóng cao điểm của mùa hè, mồ hôi ướt đẫm tấm áo bảo hộ lao động, Nguyễn Quang Tuấn, thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) vẫn say sưa với khối đá đang chế tác. Năm nay, Tuấn 29 tuổi nhưng đã gắn bó với nghề làm bonsai tiểu cảnh hơn chục năm.

Đi lên từ rừng

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên giữa núi rừng, cuộc sống, sinh hoạt gắn liền với rừng và làm giàu nhờ khai thác đúng lợi thế, phát triển kinh tế bền vững từ rừng, anh Bùi Huy Tiến, xóm Khăm, xã Bình Sơn (Kim Bôi) đã có hơn 200 ha rừng ở nhiều xã của huyện Kim Bôi, Lương Sơn. Nhờ sự cần cù, chịu khó, nhạy bén với những cơ hội kinh doanh, anh Tiến đã vươn lên làm giàu trên chính đất quê hương còn nhiều gian khó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục