(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất "chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn” thuộc xóm Rò, xã Phú Lai (Yên Thuỷ) - nơi có điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đất đai chủ yếu là gò đồi, ruộng canh tác chủ yếu là ruộng bậc thang. Hàng năm, xóm thường xuyên thiếu nước tưới cộng với thói quen canh tác nhỏ, lẻ trồng các loại cây thuần túy như cây ngô, lạc, lúa… nên năng suất và hiệu quả kinh tế không cao.

Cựu chiến binh (CCB) Bùi Văn An chia sẻ: Năm 2006, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, bản thân luôn băn khoăn suy nghĩ phải làm thế nào để vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương mình, trong khi nhiều thanh niên tại địa phương đi làm ăn xa tại các khu công nghiệp thì bản thân lại chọn con đường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước”.

Ban đầu, anh trồng cây dưa hấu trên diện tích 5 sào đất nông nghiệp được Nhà nước giao khoán. Trong quá trình làm, anh phải tìm tòi về kỹ thuật chăm sóc qua sách, báo và tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do Trạm Khuyến nông khuyến lâm huyện Yên Thủy tổ chức. Nhờ đó đã đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp từ 4 - 5 lần so với trồng cây lúa. Từ năm 2006 - 2014, gia đình anh An đã không ngừng mở rộng diện tích trồng cây dưa hấu, cây bí xanh. Hàng năm gieo trồng từ 0,8 - 1 ha cho thu nhập từ 100 - 120 triệu đồng. Năm 2014, trong một lần tình cờ xem chương trình giới thiệu về mô hình chăn nuôi gà thả vườn của huyện Lạc Thủy, thấy có hiệu quả, anh đã tìm hiểu và mua 200 con gà giống về vừa nuôi vừa học hỏi kỹ thuật và tự tìm đầu ra cho sản phẩm. Lứa đầu tiên, nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật và giá bán cao sau khi trừ chi phí thu lãi gần 20 triệu đồng. Anh An chia sẻ: "Năm 2015, gia đình tôi đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng NN&PTNT để xây dựng chuồng trại nuôi gà với tổng diện tích là 1.200 m2. Gia đình thường xuyên nuôi 6.000 con gà thịt, 4.000 con gà mái đẻ trứng theo hình thức gối lứa, trung bình cứ 1,5 tháng gia đình đã xuất bán 2.000 con với trọng lượng từ 3.500 - 4.000kg gà thịt, 15.000 con gà giống mang lại thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/năm sau khi đã trừ chi phí. Trong quá trình sản xuất, bản thân luôn nhiệt tình tuyên truyền và giúp đỡ bà con Nhân dân tại địa phương học hỏi và làm theo mô hình chăn nuôi gà thả vườn. Hiện nay đã có 15 hộ dân trong xã làm theo mô hình chăn nuôi gà thả vườn với quy mô từ 1.000 - 5.000 con. Tất cả các hộ đều được tôi hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi và tìm được đầu ra tương đối ổn định.

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, anh An nhận thấy chăn nuôi gà thả vườn rất khó khăn trong việc quản lý và chăm sóc khi khi nuôi liên tục trên một diện tích đất nó thường xảy ra dịch bệnh ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Chính vì thế, đến năm 2017, gia đình bắt đầu chuyển sang chăn nuôi thêm lợn nái siêu nạc. Cuối năm 2018, gia đình anh chuyển đổi toàn bộ sang chăn nuôi lợn nái, lợn thịt siêu nạc. Trải qua nhiều giai đoạn khó khăn từ bão giá lợn hơi năm 2016 - 2017, sau đó là dịch tả lợn châu Phi từ tháng 2/2019 đến nay. Gia đình cũng đã bị ảnh hưởng rất lớn từ những biến động trên làm cho giá bán sản phẩm chăn nuôi xuống thấp và rất khó tiêu thụ. Tuy nhiên, bằng ý chí và nghị lực của bản thân được rèn luyện qua môi trường Quân đội nên anh An đã động viên gia đình ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi và thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn sinh học. Hiện nay, gia đình anh đang nuôi 60 lợn nái và 300 lợn thịt theo mô hình chuồng trại khép kín đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh môi trường. Hàng năm, gia đình xuất bán khoảng 80 tấn lợn hơi và 400 con lợn giống mang lại thu nhập từ 2 - 3 tỷ đồng sau khi đã trừ chi phí. Gia đình đang tạo ra việc làm cho 3 lao động thường xuyên với mức lương bình quân từ 7 - 8 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh việc làm kinh tế giỏi, hiện, anh còn là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã Phú Lai. Với những kết quả đạt được, năm 2018, anh được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. Năm 2020, anh được đi dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X. Năm 2021 được nhận giấy khen của Hội CCB huyện Yên Thủy đã có thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện phong trào "CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” giai đoạn 2016 – 2021 và nhiều năm được tặng giấy khen, bằng khen của các cấp.

Xuân Thiên (Trung tâm VH-TT&TT Yên Thủy)

Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục