(HBĐT) - Năng động, nhiệt tình trong các phong trào, hoạt động của địa phương, chị Đào Thị Tiếp, hội viên chi hội phụ nữ xóm Thung, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) còn được biết đến là một điển hình trong phát triển kinh tế, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho gần 40 lao động địa phương.



Chị Đào Thị Tiếp (thứ hai từ trái sang) kiểm tra sản phẩm của xưởng may gia đình tại xóm Thung, xã Ngọc Lương (Yên Thủy). 

Cùng lãnh đạo xã và Hội Phụ nữ xã Ngọc Lương thăm xưởng may của gia đình chị Đào Thị Tiếp với tổng doanh thu mỗi năm trên 3,5 tỷ đồng, chúng tôi thật sự khâm phục sự năng động, quyết tâm, dám nghĩ, dám làm của người phụ nữ trẻ. Dù đang bận rộn hướng dẫn công nhân làm việc, chị Tiếp vẫn nhiệt tình, vui vẻ trò chuyện: Xuất phát từ việc đi làm công nhân tại các công ty may, khi có tay nghề ổn định và nhận thấy tại địa phương mình sinh sống vẫn chưa có nghề bền vững. Trong khi đó, hầu hết chị em trong xã ngoài làm ruộng chưa có việc làm thêm lúc nông nhàn để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, tôi đã bàn với chồng để liên  kết với công ty và mở xưởng may để nâng cao thu nhập cho gia đình và tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động trong xã.

Nghĩ là làm, năm 2017, chị Tiếp vay vốn mở xưởng, thành lập Công ty may Hưng Việt, đặt trụ sở tại xóm Thung. Thời gian đầu gặp không ít khó khăn do kinh nghiệm kinh doanh chưa có, công nhân mới tuyển tay nghề yếu, thiếu vốn đầu tư... Vừa làm vừa rút kinh nghiệp, sai đâu sửa đấy để cho ra những sản phẩm đạt yêu cầu. Từ những lô hàng bị lỗi, kém chất lượng, đến nay, sản phẩm của công ty đều đảm bảo về mẫu mã, chất lượng, có nhiều đơn đặt hàng hơn. Sau một thời gian ký được nhiều hợp đồng với số lượng sản phẩm lớn, chị tiếp tục mở rộng nhà xưởng, đầu tư thêm máy móc, tuyển thêm lao động. Hiện, xưởng may của gia đình chị tạo việc làm thường xuyên cho 30 - 40 lao động là người địa phương với mức lương từ 6 - 10 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, ngoài kinh doanh trong lĩnh vực may mặc, gia đình chị Tiếp còn kinh doanh hàng tạp hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân trong xóm và các địa bàn lân cận trong, ngoài huyện. 

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Tiếp còn là thành viên tích cực trong các hoạt động của chi hội phụ nữ xóm, tuyên truyền, vận động chị em trong công ty và hội viên thực hiện tốt phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn mới; đóng góp xây dựng "Mái ấm tình thương”; nhiệt tình tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT của xóm; vận động hội viên trồng hoa tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp trong khu di tích đình Thung; hỗ trợ hội viên khó khăn… Thực hiện mô hình  "Phụ nữ Hoà Bình may khẩu trang miễn phí, chung tay đẩy lùi dịch Covid-19”, chị Tiếp tham gia là thành viên mô hình "May khẩu trang miễn phí”, đồng thời, chị cùng công nhân trong xưởng may ủng hộ 2.000 chiếc khẩu trang vải tặng hội viên nghèo, hội viên khó khăn, may tặng đại hội đại biểu phụ nữ xã trên 450 chiếc khẩu trang vải.

Chị Tiếp chia sẻ: Hiện, tôi tiếp tục mở rộng quy mô, diện tích xưởng, đầu tư đổi mới máy móc, dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống cho công nhân, phấn đấu doanh số năm 2021 đạt 4,5 tỷ đồng, đảm bảo việc  làm thường xuyên và tăng thu nhập người lao động.


Đỗ Hà

Các tin khác


Chuyện tất bật của người thủ lĩnh áo trắng

Đã một tháng qua, với BS-CKII Trần Văn Khanh, thời gian dường như được chắt chiu từng phút. Vừa tham gia tổ chức xây dựng gấp rút bệnh viện và trực tiếp điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 3 (phường An Khánh, TP Thủ Đức, TPHCM), ông vừa chỉ đạo trực tiếp công việc ở Bệnh viện Lê Văn Thịnh.

Chuyện về một gia đình nhà báo cách mạng

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của ông Đặng Minh Phương gắn với sự nghiệp báo chí và văn thơ. Khi nghỉ hưu ông vẫn không ngơi nghỉ. Ở vào lứa tuổi 90, ông vẫn thông tuệ, minh mẫn lựa chọn và sáng tác. Ông anh như vậy, còn ông em Hà Đăng cũng "mười phân vẹn mười”, nhưng xem bề "chính luận”, "quản lý” thì có phần "chuyên hơn”.

Trung tá Bùi Văn Dựng - điển hình học tập và làm theo Bác

(HBĐT) - Là người năng động, nhiệt tình, trách nhiệm cao trong công việc, Trung tá Bùi Văn Dựng, Phó đội trưởng đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự - kinh tế - ma túy (Công an huyện Cao Phong) được chỉ huy, cấp trên đánh giá cao. Ngoài việc luôn hoàn thành tốt, xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao, Trung tá Bùi Văn Dựng còn là tấm gương sáng trong học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ ở lối sống giản dị, khiêm tốn, hòa đồng, được đồng nghiệp tin tưởng, quý mến.

Thanh niên khởi nghiệp cùng Chương trình OCOP

(HBĐT) - Trần Trung Đức, Giám đốc HTX chuối Viba; Nguyễn Mạnh Linh, Giám đốc HTX nông nghiệp Hòa Bình; Đinh Đức Chiến, Giám đốc HTX nông nghiệp an toàn Yên Thủy… Đó là những thanh niên tiêu biểu tiên phong tham gia và thành công từ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Người thương binh, nạn nhân chất độc da cam nhiệt huyết

(HBĐT) - Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, năm 1965, người con quê Mường Vang Bùi Văn Chếch hăng hái lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu ở các chiến trường B, K, C và biên giới phía Bắc. 

Đại uý Nguyễn Kim Phương - phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ

(HBĐT) - Đại uý Nguyễn Kim Phương, nhân viên thống kê thuộc Ban Cán bộ, Phòng Chính trị (Bộ CHQS tỉnh) là người thân thiện, năng nổ, tràn đầy nhiệt huyết trong công việc. Với mỗi nhiệm vụ được giao, đồng chí luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc, được cấp trên ghi nhận, đánh giá cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục