(HBĐT) - Thuộc thế hệ 8X nhưng anh Lường Văn Vinh ở xóm Trung Tằm, xã Trung Thành (Đà Bắc) đã có thâm niên hơn 10 năm làm trưởng xóm. Phát huy sức trẻ cùng sự năng động, nhiệt tình, anh không chỉ tạo dựng kinh tế gia đình ổn định mà còn giúp nhân dân trong xóm tích cực xóa đói, giảm nghèo, vươn tới cuộc sống ấm no.


Anh Lường Văn Vinh, Trưởng xóm trẻ tuổi năng động, tích cực mở hướng phát triển kinh tế cho người dân xóm Trung Tằm, xã Trung Thành (Đà Bắc).

Trung Tằm là xóm đặc biệt khó khăn với 120 hộ, chủ yếu là dân tộc Tày. Nguồn thu nhập chính của bà con dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Là trưởng xóm, anh Vinh tích cực tuyên truyền, vận động các hộ mở rộng diện tích canh tác cây ngô, sắn trên đất dốc, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng, chăm sóc để mang lại hiệu quả cao hơn. Hiện nay, cả xóm có 17 ha ngô. Gia đình anh Vinh là một trong những hộ có diện tích trồng ngô lớn với gần 2 ha. Mỗi vụ trừ chi phí, anh thu lãi 6 tạ hạt khô, trị giá trên dưới 30 triệu đồng.

Do đặc thù đường giao thông từ trung tâm huyện lên xã và đến xóm khó khăn, việc cung ứng giống, phân bón chonông dân có nhiều trở ngại, nhất là vấn đề giá cả và chủng loại vật tư phù hợp. Anh Vinh đã lặn lội về huyện tìm đầu mối đại lý cung ứng giống, phân bón uy tín, đảm bảo chất lượng để kết nối, vận chuyển đến tận xóm phục vụ bà con. Dần dà, để chủ động hơn, anh đứng ra làm dịch vụ cung ứng phân bón. Ngoài phục vụ người dân trong xóm, điểm dịch vụ của anh còn đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân các xóm lân cận với giá vật tư bằng hoặc nhỉnh hơn chút ít so với thị trường vùng thấp. Anh cũng tạo điều kiện hỗ trợ nhiều hộ nghèo bằng cách ứng hàng hóa đến kết thúc vụ thu hoạch mới phải trả tiền mua giống, vật tư, phân bón.

Năm 2021, HTX nông nghiệp Hòa Bình liên kết với một số xóm triển khai mô hình trồng cây gai xanh. Anh Vinh cùng các thành viên Ban quản lý xóm rất quan tâm, hy vọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ làm thay đổi nhiều hơn về tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp của bà con. Anh Vinh cho biết: Tuy giá cả năm nay ổn định và cao hơn so với mùa vụ trước nhưng trồng sắn, ngô cũng chỉ giúp các hộ đủ ăn, không mấy hộ có cuộc sống khấm khá. Với cây trồng mới là gai xanh, nếu chuyển đổi thành công, giá trị mang lại trên mỗi ha canh tác sẽ cao hơn các cây trồng truyền thống khác gấp 5 - 10 lần.

Mong muốn góp phần thay đổi cuộc sống của người dân vùng đất khó, anh Vinh tiên phong đưa cây gai xanh vào trồng thử nghiệm trên diện tích 1,5 ha đất. Với mức độ đầu tư thâm canh không nhiều, không phải sử dụng thuốc diệt cỏ như trong canh tác cây ngô, diện tích cây gai xanh của gia đình anh phát triển tốt, đạt bình quân thu nhập gần 130 triệu đồng/ha. Trong những ngày tổ chức thu hoạch, sơ chế, bà con trong xóm đến giúp và chứng kiến rất đông. Thấy được hiệu quả, hàng chục hộ đã đăng ký tham gia thực hiện mô hình.

Cùng với Ban quản lý xóm, anh Vinh cũng đóng góp vai trò quan trọng trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng khu dân cư văn hóa. Xóm nhiều năm đạt danh hiệu làng văn hóa tiêu biểu, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa hàng năm đạt trên 80%. Xóm không có người sinh con thứ 3, duy trì địa bàn không tệ nạn xã hội.


Bùi Minh


Các tin khác


Tiên phong làm giàu ở vùng phên giậu

Là tấm gương điển hình trong xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, ông Lỳ Nọ Pó (trong ảnh) được cộng đồng người H’Mông ở bản Na Niếng, xã Tri Lễ, huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An) tín nhiệm bầu là người có uy tín tiêu biểu suốt nhiều năm qua.

Chàng trai dân tộc Mông gieo hy vọng trên thung lũng Hang Kia

(HBĐT) - Với sự sáng tạo, khát khao của tuổi trẻ, tình yêu quê hương và trăn trở tìm hướng đi đúng đắn, giúp tạo sinh kế cho đồng bào, chàng thanh niên người dân tộc Mông Giàng A La (sinh năm 1996), xóm Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu) đã học hỏi kinh nghiệm, xây dựng ý tưởng làm du lịch bền vững, hy vọng một ngày không xa quê hương mình sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn du khách trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Xa Thị Huệ - cô học trò nhỏ vượt khó học giỏi

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo tại xóm Sổ, xóm đặc biệt khó khăn của xã vùng sâu, vùng xa Trung Thành (Đà Bắc), trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Xa Thị Huệ đạt tổng 29,75 điểm. Nhiều người thân, bạn bè ngỡ ngàng bởi điểm số quá cao, nhưng nếu biết được sự cố gắng, vượt khó của cô học trò nhỏ người dân tộc Tày, chắc hẳn không khỏi thán phục.

Cô giáo “giỏi việc trường - đảm việc nhà"

(HBĐT) - 22 năm bước chân vào nghề giáo cũng là 22 năm cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thanh gắn bó với trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình), ngôi trường được coi là trung tâm chất lượng cao khối THPT của tỉnh.

Người thầy 5 năm mang lập trình STEM đến với học sinh dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Với những nỗ lực trong tìm kiếm cơ hội, ứng dụng công nghệ vào giảng dạy để góp phần mang những môn học thời đại công nghệ 4.0 đến với học sinh dân tộc thiểu số (DTTS), thầy giáo Bùi Minh Đức, trường TH&THCS Phú Lương (Lạc Sơn) là 1 trong 50 giáo viên tiêu biểu của cả nước được vinh danh trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2021, do T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp Bộ GD&ĐT, Tập đoàn Thiên Long tổ chức.

Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi từ mô hình kinh tế tổng hợp

(HBĐT) - Với mong muốn phát triển kinh tế gia đình và góp phần xây dựng quê hương, cựu chiến binh (CCB) Đinh Văn Kỳ, xóm Đá Đỏ, xã Tân Thành (Mai Châu) đã đầu tư phát triển mô hình nuôi cá, trồng rừng… Không phụ công người, sau nhiều năm cần cù lao động, thành quả thu được là một trang trại tổng hợp mỗi năm mang về nguồn thu nhập khoảng trên 400 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục