Là tấm gương điển hình trong xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, ông Lỳ Nọ Pó (trong ảnh) được cộng đồng người H’Mông ở bản Na Niếng, xã Tri Lễ, huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An) tín nhiệm bầu là người có uy tín tiêu biểu suốt nhiều năm qua.
Ông Pó nhớ lại, trước đây, bản Pà Khốm của người H’Mông ở tít trên núi cao. Do điều kiện đi lại khó khăn, bà con sống chủ yếu vào rừng và phát nương làm rẫy cho nên đời sống rất khổ cực… Lúc đó, trên cương vị Bí thư Chi bộ bản, với mong muốn thoát khỏi cái nghèo, ông đã bàn bạc với chi bộ, quy hoạch vùng chăn thả tập trung để vận động mọi người chăn nuôi trâu bò, tăng thêm thu nhập. Phát huy vai trò "đảng viên đi trước”, ông Pó đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách huyện Quế Phong để mua cặp bò mẹ-con cùng với số tiền gia đình tích cóp mua thêm ba con bò nữa. Không phụ công chăm bẵm, đàn bò của gia đình ông Pó đã tăng dần lên 30 con. Thấy ông Pó nuôi trâu bò có lãi, bà con trong bản cũng học tập làm theo. Đối với các gia đình nghèo khó, ông Pó giúp con giống bằng cách cho mượn bò chửa, rồi hằng ngày, ông trực tiếp hướng dẫn cho gia đình đó cách chăm sóc, tiêm phòng bệnh... Sau khi bò đẻ, ông tặng bò con cho họ để nhân giống.
Đến năm 2003, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc đưa người dân ở trên núi cao xuống thấp để ổn định cuộc sống, toàn bộ bản Pà Khốm đã được dời xuống thấp ở bản Na Niếng, nơi được đầu tư đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, điện, nước sạch, trường học, chợ... Lúc này, với cương vị là Trưởng ban Công tác Mặt trận bản Na Niếng, ông Pó tiếp tục vận động bà con nuôi trâu bò ở vùng bản cũ, đồng thời, phát động mọi người trồng cỏ, nuôi bò vỗ béo ở bản mới. Đến nay, đàn trâu bò trong bản đã lên đến cả nghìn con, riêng gia đình ông Pó sở hữu đàn gia súc 75 con, cho thu nhập bình quân hàng trăm triệu đồng/năm. Không chỉ vậy, ông còn tiên phong nhận ruộng nước, học hỏi kỹ thuật từ cán bộ khuyến nông để làm lúa nước, bảo đảm lương thực cho gia đình và phục vụ chăn nuôi. Từ đó, ông hướng dẫn bà con cách trồng, chăm sóc lúa nước theo kiểu cầm tay, chỉ việc…
Chủ tịch UBND xã Tri Lễ Vi Văn Cường đánh giá: "Ông Lỳ Nọ Pó không chỉ là người tiên phong mở lối phát triển kinh tế, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mà còn giúp nhiều bà con dân tộc H’Mông vươn lên thoát nghèo. Trong hoàn cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ông Pó đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con trong bản cùng chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh”.
Theo Nhandan
(HBĐT) - Với mong muốn phát triển kinh tế gia đình và góp phần xây dựng quê hương, cựu chiến binh (CCB) Đinh Văn Kỳ, xóm Đá Đỏ, xã Tân Thành (Mai Châu) đã đầu tư phát triển mô hình nuôi cá, trồng rừng… Không phụ công người, sau nhiều năm cần cù lao động, thành quả thu được là một trang trại tổng hợp mỗi năm mang về nguồn thu nhập khoảng trên 400 triệu đồng.
(HBĐT) -Trên 4 vùng Mường (Bi - Vang - Thàng - Động), những người lưu giữ và biết xem bộ lịch cổ xưa của người Mường (lịch Đoi) chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay. Một trong số ít người đang nắm giữ "bảo bối” này là ông Bùi Văn Lựng, nghệ nhân mo Mường ở xóm Mường Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc).
(HBĐT) - Không chỉ nhiệt tình, trách nhiệm trong mọi phong trào, hoạt động của Hội Phụ nữ tại địa phương, chị Bùi Thị Tường, sinh năm 1988, hội viên Chi hội Phụ nữ xóm Chầm, xã Thạch Yên (Cao Phong) còn được biết đến là một tấm gương trong phát triển kinh tế. Vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng, gia đình chị có mức thu nhập ổn định từ 200 - 300 triệu đồng/năm.
(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn (Lương Sơn), chàng thanh niên trẻ Nguyễn Bá Cường ở xóm Kẽm đã nung nấu ý tưởng khởi nghiệp với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo trên những khúc gỗ vô tri, vô giác. Từ đó quyết tâm giữ gìn và quảng bá, phát huy truyền thống làng nghề, đưa các sản phẩm gỗ lũa độc đáo đến tay khách hàng.
(HBĐT) - Ngày 28/9, anh Khuất Duy Hiếu, trú tại phố Bãi Nai, xã Mông Hoá (TP Hòa Bình) đi từ trung tâm thành phố về nhà, đến khu vực cầu Hoà Bình 3 thuộc phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) đánh rơi 1 chiếc ví da, trong đó có 11,3 triệu đồng và một số giấy tờ cá nhân.
(HBĐT) - Là một trong những cá nhân tiên phong thử sức với mô hình nuôi giun quế, đến nay, anh Bùi Văn Đáng, xóm Cỏ Giữa, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) đã có hơn 6 năm kinh nghiệm. Với niềm đam mê và mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, mô hình cho hiệu quả kinh tế, mang lại thu nhập ổn định.