(HBĐT) - Với sự sáng tạo, khát khao của tuổi trẻ, tình yêu quê hương và trăn trở tìm hướng đi đúng đắn, giúp tạo sinh kế cho đồng bào, chàng thanh niên người dân tộc Mông Giàng A La (sinh năm 1996), xóm Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu) đã học hỏi kinh nghiệm, xây dựng ý tưởng làm du lịch bền vững, hy vọng một ngày không xa quê hương mình sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn du khách trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Giàng A La, xã Hang Kia (Mai Châu) trình bày ý tưởng tại vòng chung kết cuộc thi Thách thức sáng kiến kinh doanh năm 2021.
Sinh ra và lớn lên nơi vùng cao, Giàng A La sớm thấu hiểu cuộc sống nhọc nhằn, vất vả của những người dân nơi đây. Sau một thời gian theo học tại trường Cao đẳng Nghệ thuật Tây Bắc (TP Hòa Bình), Giàng A La trở về quê. Từ đó, La nung nấu ý tưởng phát triển kinh tế từ mô hình nông nghiệp, thời gian đầu mô hình không hiệu quả, không nản chí, Giàng A La trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ, đồng hành từ địa phương.
Tháng 6/2020, HTX dịch vụ du lịch và nông nghiệp Hang Kia được thành lập, Giàng A La đảm nhiệm vị trí Giám đốc HTX. La chia sẻ: "Mong muốn lớn nhất của tôi là có thể tạo việc làm cho thanh niên, phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS); thay đổi quan điểm của người dân trong xã về vai trò của phụ nữ; thay đổi nhận thức, tư duy làm du lịch của người dân, qua đó giúp họ ý thức về các vấn đề khác như môi trường, an ninh, đặc biệt là lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Được các ngành, đoàn thể địa phương đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện, HTX được thành lập với 11 hộ thành viên. Từ nguồn vốn huy động được, em đã cải tạo, xây dựng homestay, thành lập đội văn nghệ và hướng dẫn viên để phục vụ đón khách du lịch. Quy hoạch khu trồng cây ăn quả, rau củ; phát triển một số dịch vụ trải nghiệm cho du khách như vẽ sáp ong, săn mây, giã bánh dày, thăm vườn cây ăn quả, nhuộm chàm..., hướng tới có nhiều hoạt động trải nghiệm hơn. Đồng thời, đưa HTX tham gia Chương trình OCOP để được định hướng và phát triển bền vững…".
Nhờ được đầu tư xây dựng, một góc thung lũng Hang Kia ngày càng trở nên xinh đẹp, thơ mộng với những điểm săn mây, khung cảnh hung vĩ hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ tận tình cùng nét ẩm thực độc đáo giúp lượng khách đến thăm và lưu trú tăng lên rõ rệt. Vượt qua những khó khăn sau khi dịch Covid-19 bùng phát, từ khi hoạt động đến nay, khu du lịch đón hàng nghìn lượt khách mỗi tháng, bao gồm cả du khách trong nước và quốc tế. Cuối năm 2020, sản phẩm du lịch cộng đồng Hang Kia được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh.
Đồng chí Hà Văn Linh, Bí thư Huyện Đoàn Mai Châu cho biết: Bằng tình yêu quê hương và quyết tâm lập nghiệp, Giàng A La tuy còn trẻ nhưng đã thu được những thành công ban đầu và góp phần quảng bá văn hóa địa phương. Không chỉ thành công trong phát triển kinh tế, góp phần thay đổi diện mạo quê hương, khu du lịch còn tạo việc làm ổn định cho khoảng 15 đoàn viên thanh niên (ĐVTN) và phụ nữ địa phương. Noi gương La, một số ĐVTN của xã, huyện từng bước tiếp cận với cách làm du lịch cộng đồng, nhờ đó mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho địa phương.
Chưa dừng lại với những gì đã đạt được, với quyết tâm mở rộng quy mô khu du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển thêm nhiều dịch vụ trải nghiệm độc đáo để quảng bá văn hóa dân tộc, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương, Giàng A La đã xây dựng ý tưởng, tham gia và giành giải vàng với giá trị hỗ trợ dự án 120 triệu đồng trong cuộc thi Thách thức sáng kiến kinh doanh. Đây là cuộc thi dành riêng cho thanh niên DTTS có các sáng kiến khởi nghiệp và kinh doanh đổi mới, sáng tạo, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế địa phương do Tổ chức Aide et Action, Trung tâm Hợp tác phát triển Tây Bắc cùng Hội LHTN 2 tỉnh Hòa Bình, Lào Cai phối hợp tổ chức.
Thu Hằng
(HBĐT) -Trên 4 vùng Mường (Bi - Vang - Thàng - Động), những người lưu giữ và biết xem bộ lịch cổ xưa của người Mường (lịch Đoi) chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay. Một trong số ít người đang nắm giữ "bảo bối” này là ông Bùi Văn Lựng, nghệ nhân mo Mường ở xóm Mường Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc).
(HBĐT) - Không chỉ nhiệt tình, trách nhiệm trong mọi phong trào, hoạt động của Hội Phụ nữ tại địa phương, chị Bùi Thị Tường, sinh năm 1988, hội viên Chi hội Phụ nữ xóm Chầm, xã Thạch Yên (Cao Phong) còn được biết đến là một tấm gương trong phát triển kinh tế. Vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng, gia đình chị có mức thu nhập ổn định từ 200 - 300 triệu đồng/năm.
(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn (Lương Sơn), chàng thanh niên trẻ Nguyễn Bá Cường ở xóm Kẽm đã nung nấu ý tưởng khởi nghiệp với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo trên những khúc gỗ vô tri, vô giác. Từ đó quyết tâm giữ gìn và quảng bá, phát huy truyền thống làng nghề, đưa các sản phẩm gỗ lũa độc đáo đến tay khách hàng.
(HBĐT) - Ngày 28/9, anh Khuất Duy Hiếu, trú tại phố Bãi Nai, xã Mông Hoá (TP Hòa Bình) đi từ trung tâm thành phố về nhà, đến khu vực cầu Hoà Bình 3 thuộc phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) đánh rơi 1 chiếc ví da, trong đó có 11,3 triệu đồng và một số giấy tờ cá nhân.
(HBĐT) - Là một trong những cá nhân tiên phong thử sức với mô hình nuôi giun quế, đến nay, anh Bùi Văn Đáng, xóm Cỏ Giữa, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) đã có hơn 6 năm kinh nghiệm. Với niềm đam mê và mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, mô hình cho hiệu quả kinh tế, mang lại thu nhập ổn định.
(HBĐT) - Ông Đỗ Văn Chiến, xóm Bu Chằm, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình) là người tiên phong đưa những cây trồng mới có giá trị kinh tế cao về trồng tại địa phương; mạnh dạn đầu tư máy móc chế biến nông sản. Không chỉ vậy, ông còn truyền nhiệt huyết, khát vọng làm giàu cho bà con. Năm 2021, ông được vinh danh là 1 trong 63 nông dân Việt Nam xuất sắc do T.Ư Hội Nông dân (HND) Việt Nam bình chọn.