(HBĐT) - Trong số 117 học sinh, sinh viên xuất sắc vừa được Hội Khuyến học tỉnh trao chứng nhận đạt danh hiệu "Học không bao giờ cùng”, có Bùi Thị Hồng Tuyết - cựu học sinh lớp 12B2, trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh, tân sinh viên khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 

Cách đây hơn 1 tháng, Bùi Thị Hồng Tuyết đã tự tin bước chân vào ngôi trường đại học mà mình mong ước với tư cách là thủ khoa đầu vào của khoa Địa lý. Để có kết quả đáng tự hào này, cô gái dân tộc Mường nhỏ bé đến từ xã Ngọc Lâu - một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn đã nỗ lực không ngừng trên con đường học tập. Và "chìa khóa” thành công của Hồng Tuyết chính là tinh thần tự học.



Bùi Thị Hồng Tuyết​​​​ (áo xanh) không ngừng cố gắng trong học tập và đã chinh phục ước mơ trở thành sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 

3 năm học THPT, Bùi Thị Hồng Tuyết cũng như hàng vạn học sinh niên khóa 2019 - 2022 trải qua khoảng thời gian học tập hết sức đặc biệt, khi dịch Covid-19 tác động trực tiếp đến việc dạy và học của toàn ngành GD&ĐT. Xảy ra dịch bệnh chưa từng có, một cách thức học tập mới ra đời, đầy lùi mọi quan niệm về cách học truyền thống như trước đây, đó là học trực tuyến. Chỉ với chiếc điện thoại nhỏ bé được kết nối mạng internet và tinh thần tích cực, lạc quan, Hồng Tuyết đã tham gia học trực tuyến hiệu quả, đồng thời, nỗ lực tự học để đạt kết quả học tập cao nhất có thể.

Bùi Thị Hồng Tuyết tâm sự: Em luôn tâm đắc câu nói nổi tiếng của nhà văn Lỗ Tấn: "Trên con đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng”. Muốn thành công trên con đường học tập, tất cả học sinh đều phải nỗ lực không ngừng, hoàn cảnh khó khăn đến mấy cũng không được ngừng cố gắng. Bản thân em sinh ra và lớn lên ở xã đặc biệt khó khăn, gia cảnh cũng khó khăn nên em càng phải cố gắng vươn lên trong học tập. Những ngày đầu xa gia đình ra TP Hòa Bình học trường DTNT tỉnh, em rất bỡ ngỡ và tự ti, nhưng luôn tự nhủ bản thân cần cố gắng hết sức để chạm đến ước mơ của mình. Em ước mơ trở thành cô giáo dạy bộ môn Địa lý, được bước chân vào giảng đường của Đại học Sư phạm Hà Nội. Nung nấu ước mơ này, em xác định phải tự học và tự học không ngừng với phương pháp khoa học, hiệu quả. Đối với em, những đêm cần cù đèn sách là một điều rất quen thuộc...

Sự cố gắng không ngừng nghỉ được nuôi dưỡng trong một môi trường giáo dục tốt, điều đó đã mang lại thành công cho Bùi Thị Hồng Tuyết trong năm học 2021 - 2022. Với môn học sở trường là Địa lý, em xuất sắc đạt giải nhất cấp tỉnh, giải ba cấp quốc gia. Đặc biệt, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, em đạt tổng số 28,75 điểm đối với 3 môn xét tuyển đại học, trở thành thủ khoa khối C00 của trường, lọt top học sinh có tổng điểm 3 môn khối C00 cao nhất trong toàn tỉnh cũng như toàn quốc. Tuyết đã trở thành thủ khoa đầu vào của khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chính thức chạm đến ước mơ của mình.   

"Bước chân vào giảng đường đại học mình mơ ước với tình yêu nghề, sức trẻ và nhiệt huyết, em tự nhủ sẽ luôn cố gắng vì sự học không bao giờ có điểm tận cùng” - Bùi Thị Hồng Tuyết chia sẻ.   



Khánh An

Các tin khác


Gặp nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022

(HBĐT) - Là một trong những nông dân tiên phong trồng bưởi trên mảnh đất Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) mang lại hiệu quả kinh tế cao, nông dân Vũ Văn Thái từng được chọn là nông dân xuất sắc của tỉnh năm 2019. Năm nay, với những đóng góp của mình cho quê hương, một lần nữa ông vinh dự là 1 trong 100 nhà nông tiêu biểu của cả nước được Hội đồng chung khảo bình chọn danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2022.

Một hội viên nông dân của tỉnh được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

(HBĐT) - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa tổ chức hội nghị biểu dương nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi toàn quốc lần thứ VI, giai đoạn 2017 – 2022. Tham dự có lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Chính phủ, Quốc hội, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương, đại diện lãnh đạo Hội Nông dân các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, nhà khoa học, các chuyên gia về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cùng hơn 300 nông dân SXKD giỏi tiêu biểu nhất trên toàn quốc trong 5 năm qua.

Cán bộ Công an dũng cảm cứu người dân bị đuối nước

(HBĐT) - Công an thành phố Hòa Bình vừa nhận được thư cảm ơn của người dân về hành động dũng cảm cứu người của cán bộ, chiến sỹ...

Làm giàu từ trồng cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Với 11 ha cây ăn quả có múi được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình ông Lê Chí Sơn, xóm Tân Phú, xã Phong Phú (Tân Lạc), mỗi năm trừ chi phí vườn cây mang lại thu nhập khoảng 1,7 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động và là tấm gương sáng trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương.

Lưu giữ nét đẹp văn hóa Mường

(HBĐT) - Hôm tôi đến Bảo tàng di sản văn hóa Mường tại tổ 6, phường Thái Bình (TP Hòa Bình), thật vui được cùng biên tập viên Mai Trang, Đài Truyền hình Việt Nam phỏng vấn ông Bùi Thanh Bình, Giám đốc Bảo tàng di sản văn hóa Mường.

Lê Va - người trao trọn tình yêu cho mảnh đất Hòa Bình

(HBĐT) - 45 năm gắn bó với mảnh đất Hòa Bình, ông đã dành cho nơi đây một tình yêu trọn vẹn, sâu sắc. Tình yêu đó dẫn dắt ông đi qua muôn nẻo đường, tìm hiểu những mảnh đời, những câu chuyện, những lớp lang văn hóa hiển hiện trong cuộc sống… Để rồi, ông sáng tác không biết mệt mỏi những áng văn, bài thơ, bài báo, thậm chí, ông còn đi sâu nghiên cứu về lịch sử Hòa Bình thời kỳ trung đại và cho ra đời những cuốn sách được đánh giá cao về chuyên môn. Ông là nhà văn, nhà thơ Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Văn nghệ Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục