(HBĐT) - Thực hiện phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, trong những năm qua, Hội LHPN xã Vạn Mai (Mai Châu) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tích cực tham gia. Quá trình thực hiện xuất hiện nhiều gương phụ nữ vươn lên làm kinh tế giỏi, tiêu biểu là hội viên Khà Thị Nận ở xóm Củm với mô hình chăn nuôi cá dầm xanh kết hợp trồng cây ăn quả.


Mô hình nuôi cá dầm xanh kết hợp trồng cây ăn quả của gia đình chị Khà Thị Nận, xã Vạn Mai (Mai Châu) mỗi năm cho thu nhập gần 300 triệu đồng. 

Trước đây kinh tế gia đình chị Khà Thị Nận chủ yếu dựa vào trồng lúa và sắn, thu nhập bấp bênh. Sau nhiều năm trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế, qua tìm hiểu sách báo và học hỏi kinh nghiệm nuôi cá dầm xanh, chị mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá kết hợp trồng cây ăn quả. Bước đầu do thiếu vốn, gia đình nuôi được ít cá, chủ yếu để làm giống và chưa biết cách chăm sóc nên không có lãi. Sau quen dần, chị nhận thấy việc chăm sóc cũng đơn giản, lại tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn như cỏ, cây chuối làm thức ăn cho cá.

Cá dầm xanh là giống ăn tạp, dễ nuôi, tuy nhiên chúng không ăn cám công nghiệp. Thức ăn của cá dầm xanh chủ yếu là cỏ, lá sắn, lá chuối... Để cá tăng trưởng nhanh, chị cho ăn thêm các loại thức ăn có chứa tinh bột như ngô, cám gạo... Môi trường nước luôn bảo đảm sạch, cá thường xuyên được theo dõi về trọng lượng và các bệnh phát sinh. Cá dầm xanh có khả năng kháng bệnh tốt, không bị chết khi thời tiết bất thường. Bên cạnh đó, gia đình chị kết hợp trồng các loại cây ăn quả như ổi, bưởi, cam, dưa hấu và nuôi thêm gần 100 con gà để tăng thu nhập. Diện tích ao nuôi hiện có trên 500 m2, bình quân thu nhập của gia đình chị đạt từ 250 - 300 triệu đồng/năm.

Chị Khà Thị Nận cho biết: "Cá dầm xanh cho hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm gia đình tôi xuất bán 1 lần, giá trị đạt từ 50 triệu đồng trở lên. Từ nguồn thu nhập nuôi cá dầm xanh và trồng cây, gia đình có điều kiện sửa sang nhà cửa, chăm lo việc học tập cho con”.

Từ kinh nghiệm nuôi cá dầm xanh, chăm sóc cây ăn quả, chị Nận đã chia sẻ kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi cho bà con trong xóm. Vươn lên bằng chính sức lao động của bản thân, chị là tấm gương điển hình trong phong trào phụ nữ vượt khó vươn lên sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương, là tấm gương sáng cho nhiều chị em học tập, làm theo về tinh thần cần cù, sáng tạo, năng động, dám nghĩ, dám làm. Việc làm của chị đã góp phần thúc đẩy phong trào phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo, phát triển KT-XH của địa phương.

Đồng chí Hà Thị Hạnh, Chủ tịch Hội LHPN xã Vạn Mai cho biết: Điều đáng quý ở chị Khà Thị Nận là tinh thần phấn đấu, vươn lên. Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị còn là hội viên phụ nữ tích cực, năng động, truyền cảm hứng đến hội viên cùng tham gia các phong trào thi đua của Hội. Ngoài ra, gia đình chị luôn gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động, tuyên truyền hội viên trong xóm và người thân tham gia các phong trào của địa phương. Cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc, chị Nận là tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong phong trào "Phụ nữ Vạn Mai tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc”, "Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”.

Thu Hường
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Mai Châu)

Các tin khác


Người kiên trì với cây cam

(HBĐT) - Mấy năm gần đây, vùng cam Cao Phong chống chọi với bệnh vàng lá, thối rễ. Vườn bị ít thì vài cây, vài chục cây; vườn nhiều hàng trăm cây, có khi bị cả vườn. Nhiều người nản lòng đành phải phá bỏ tìm đến cây trồng khác. Tuy vậy, anh Đỗ Ngọc Hà ở xóm Lãi, xã Tây Phong vẫn tỷ mẩn chăm sóc, tìm tòi biện pháp chữa sâu bệnh, nhờ vậy bước đầu đã khôi phục được cây và cho thành quả nhất định.

Nghị lực vượt khó làm giàu của thanh niên trẻ

(HBĐT) - "Nguyễn Văn Tuấn, đoàn viên chi đoàn khu Vai là một trong những tấm gương thanh niên vượt khó phát triển kinh tế của Đoàn thị trấn. Anh đã nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế từ mô hình nuôi gà Lạc Thủy, đem lại thu nhập ổn định và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp cho đoàn viên, thanh niên địa phương” - đồng chí Nguyễn Mạnh Linh, Phó Bí thư Đoàn thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) cho hay.

Gặp nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022

(HBĐT) - Là một trong những nông dân tiên phong trồng bưởi trên mảnh đất Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) mang lại hiệu quả kinh tế cao, nông dân Vũ Văn Thái từng được chọn là nông dân xuất sắc của tỉnh năm 2019. Năm nay, với những đóng góp của mình cho quê hương, một lần nữa ông vinh dự là 1 trong 100 nhà nông tiêu biểu của cả nước được Hội đồng chung khảo bình chọn danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2022.

Một hội viên nông dân của tỉnh được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

(HBĐT) - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa tổ chức hội nghị biểu dương nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi toàn quốc lần thứ VI, giai đoạn 2017 – 2022. Tham dự có lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Chính phủ, Quốc hội, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương, đại diện lãnh đạo Hội Nông dân các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, nhà khoa học, các chuyên gia về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cùng hơn 300 nông dân SXKD giỏi tiêu biểu nhất trên toàn quốc trong 5 năm qua.

Cán bộ Công an dũng cảm cứu người dân bị đuối nước

(HBĐT) - Công an thành phố Hòa Bình vừa nhận được thư cảm ơn của người dân về hành động dũng cảm cứu người của cán bộ, chiến sỹ...

Làm giàu từ trồng cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Với 11 ha cây ăn quả có múi được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình ông Lê Chí Sơn, xóm Tân Phú, xã Phong Phú (Tân Lạc), mỗi năm trừ chi phí vườn cây mang lại thu nhập khoảng 1,7 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động và là tấm gương sáng trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục