(HBĐT) - Tiên phong trồng chuối nuôi cấy mô trên quy mô lớn, chàng thanh niên Trần Trung Đức, xã Liên Sơn (Lương Sơn) đã có diện tích nguyên liệu chuối ổn định cùng xưởng sơ chế, giấm chuối bằng công nghệ hiện đại. Mô hình HTX trồng và sản xuất chuối theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô lớn của anh Đức đã mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn huyện.


Anh Trần Trung Đức (bên trái), xã Liên Sơn (Lương Sơn) tại vườn chuối nguyên liệu.

Năm 2014, sau khi tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh tại trường Đại học Hà Nội, anh Trần Trung Đức thử sức với công việc kinh doanh hoa quả. Chính thời gian này đã giúp anh tích lũy kinh nghiệm bán hàng, nghiên cứu một số sản phẩm được thị trường ưa chuộng. Anh tìm hiểu thực tế tại thị trường Hà Nội, nhận thấy sản phẩm chuối tiêu hồng rất được thị trường ưa chuộng, cây chuối phù hợp với điều kiện khí hậu và tập quán canh tác của bà con địa phương. Qua tìm hiểu tại các tỉnh Hưng Yên, Lào Cai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, anh mạnh dạn đưa cây chuối tiêu hồng về trồng thử 1,5 ha tại đất gia đình thầu của địa phương. Sau 1 năm trồng thử nghiệm, nhận thấy cây chuối dễ trồng, điều kiện chăm sóc không khắt khe, thời gian thu hồi vốn ngắn, anh đã vận động một số hộ có đất ở trong và ngoài xóm nhân rộng diện tích trồng chuối tiêu hồng lên 4,5 ha.

Với sự nỗ lực phấn đấu và ham học hỏi, được Hội Nông dân xã Trung Sơn (cũ) và cán bộ UBND xã hỗ trợ, tư vấn thành lập mô hình kinh tế tập thể, ngày 31/8/2018, hợp tác xã (HTX) sản xuất chuối Viba được thành lập với 20 thành viên do anh Đức làm chủ nhiệm. HTX chuối Viba hiện có diện tích canh tác khoảng 20ha và vẫn liên tục mở rộng. HTX là một chuỗi liên kết chặt chẽ từ khâu ươm giống đến khâu trồng, sơ chế, bán hàng và chăm sóc khách hàng. Thương hiệu của HTX chuối Viba đã được đăng ký bản quyền, có tem riêng trên từng chùm chuối.

Chuối tiêu hồng được trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP. Sơ chế, tuyển chọn, đóng gói theo tiêu chuẩn, bảo quản bằng hệ thống kho lạnh, giấm bằng khí ethylene an toàn bậc nhất trên thế giới hiện nay. Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng an toàn, đẹp mắt và ngon ngọt vượt trội so với sản phẩm tương tự trên thị trường. Khách hàng tiêu thụ sản phẩm là các siêu thị, cửa hàng, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, sân bay, nhà hàng, khách sạn. Lượng khách hàng của HTX hiện nay trên 1.000 đối tác.

Từ mạnh dạn nghiên cứu, đầu tư thời gian, trí lực, mô hình HTX chuối Viba do anh Đức thành lập đã tạo sức lan tỏa trong khu vực về trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thời tiết, khí hậu của địa phương. Mô hình giúp làm tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Cây chuối mỗi lần trồng thu hoạch 4 lứa trong vòng 3 năm. Doanh thu hàng năm đạt trên 9 tỷ đồng, sản lượng đạt trên 1.000 tấn, bình quân hàng năm thu lợi nhuận trên 196 triệu đồng/ha, giải quyết việc làm cho trên 50 lao động địa phương.

Tinh thần khởi nghiệp không ngừng nghỉ, quyết tâm với con đường sản xuất chuối sạch, Trần Trung Đức đã trở thành gương mặt tiêu biểu, đại diện cho thế hệ thanh niên năng động, sáng tạo, làm kinh tế giỏi của tỉnh. Anh Đức chia sẻ: Hiện nay, HTX đã đưa thêm số sản phẩm đông lạnh ra thị trường mang thương hiệu Vibafood, như: khoai sọ đông lạnh, sắn đông lạnh, bơ, mãng cầu, chanh leo, xoài, dâu tây, sấu, mía. Một số loại đã xuất khẩu đến một số nước như Nhật Bản, châu Âu.

Với những thành tích đã đạt được, năm 2021, Trần Trung Đức được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2018 - 2020. Anh còn được biết đến là đại biểu HĐND tỉnh tận tâm, trách nhiệm, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.


Hương Lan


Các tin khác


Người “giữ lửa” văn hoá dân tộc Mường

(HBĐT) - Đã bước sang tuổi 60 nhưng đam mê dành cho văn hóa Mường của bà Đinh Thị Kiều Dung, khu dân cư Bo, thị trấn Bo, huyện Kim Bôi chưa bao giờ vơi. Bà vẫn dành phần lớn thời gian nghiên cứu, sưu tầm và lưu truyền bản sắc đặc trưng của văn hóa Mường. Đối với bà, những việc đã, đang làm không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Mường tại địa phương mà cũng là một cách để bà học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cô Vũ Thị Huế - hội viên khuyến học tâm huyết

(HBĐT) - Cô Vũ Thị Huế sinh năm 1960, sống tại khu phố Yên Bình, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) nguyên là giáo viên tiểu học nghỉ hưu từ tháng 4/2015. Với tâm huyết của người giáo viên yêu nghề, mến trẻ, cô tiếp tục cống hiến cho phong trào khuyến học của địa phương. Tháng 10/2015, cô Vũ Thị Huế xin vào Hội Cựu giáo chức, Hội Khuyến học thị trấn Hàng Trạm. 

Mạnh dạn khởi nghiệp, thành công bước đầu

(HBĐT) - Chỉ sau hơn 1 năm thực hiện, mô hình khởi nghiệp trang trại chăn nuôi dúi thịt và dúi sinh sản của Bùi Văn Nhật, xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Chàng trai bản Khem quyết tâm làm giàu trên quê hương

(HBĐT) - Từ bỏ công việc có thu nhập cao, chàng thanh niên người Tày - Lò Văn Tuất (SN 1994) quyết định trở về quê hương lập nghiệp. Khởi nghiệp từ mô hình kinh tế tổng hợp với không ít khó khăn, nhưng Tuất đã có định hướng cho riêng mình.

Chiến sỹ công an nhặt được của rơi trả lại người mất

(HBĐT) - Công an huyện Lương Sơn vừa nhận được thư cảm ơn của anh Trần Quang Thiện, sinh năm 1973, trú tại xã Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, hiện đang làm công nhân tại huyện Lương Sơn. Anh Thiện bày tỏ xúc động, cảm kích trước việc làm tận tụy, vì Nhân dân phục vụ của cán bộ Công an huyện Lương Sơn đã giúp anh tìm lại tài sản bị mất.

"Thủ lĩnh áo xanh" năng động, trách nhiệm

(HBĐT) - Năng động, trách nhiệm, sáng tạo, luôn hết mình trong mọi hoạt động, phong trào Đoàn Thanh niên… đó là nhận xét của đoàn viên, thanh niên (ĐV,TN) Đoàn phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) dành cho đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Đoàn phường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục