(HBĐT) - Ở tuổi ngoài 40 mươi, anh Bùi Văn Nhinh ở xóm Khoang, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) đã làm nhiều nghề từ làm thuê, đào đãi vàng, rồi buôn trâu, kinh doanh dịch vụ vận tải. Năm 2001, anh có ý tưởng làm giàu từ nghề rừng, mạnh dạn dùng số vốn dành dụm, chấp nhận cả việc bán toàn bộ số trâu, bò gần 20 con và tài sản lớn nhất là chiếc xe ôtô chuyên chở vật liệu xây dựng để đầu tư trồng rừng.
Thời điểm đó, phong trào trồng rừng đang phát triển mạnh tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ. Thế nhưng không phải ai cũng mạnh dạn dồn hết tâm sức và vốn liếng vào đó như anh Nhinh. Anh tâm sự: Thấy nhiều khoảng đồi trong xóm lâu nay để hoang mà thấy tiếc vô cùng. Qua tìm hiểu một số nơi bà con trồng rừng kinh tế cho hiệu quả, mình bàn bạc với vợ con vừa trồng trên diện tích sẵn có của gia đình, vừa mở rộng sản xuất bằng việc mua thêm đất rừng của các hộ kế bên và thuê đất thầu 30 năm của xã để trồng rừng.
9 năm trước, anh Nhinh cũng chính là người mở đầu cho phong trào trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc ở xã vùng sâu Hưng Thi. Với phương châm lấy ngắn, nuôi dài, vợ chồng anh chăm chỉ làm ăn, kinh doanh buôn bán nhỏ vừa duy trì cuộc sống, vừa chắt bóp, dành vốn phát triển nghề rừng. Kinh nghiệm trồng rừng được anh chia sẻ: muốn cây keo, cây lát phát triển tốt, ngoài trồng đúng quy trình kỹ bón lót đầy đủ, đào hố sâu giúp rễ cây ăn sâu, không bị lật nếu chẳng may gặp giông bão. Người trồng cũng phải bỏ nhiều công chăm sóc, phát dọn cỏ cho cây theo từng thời kỳ.
Thông thường, cứ đến năm thứ 5 của chu kỳ trồng là bà con trong xã thu hoạch diện tích rừng trồng và bắt tay vào trồng rừng mới. Theo anh Nhinh, nếu bán như vậy, mỗi ha chỉ có giá khoảng 30 – 35 triệu đồng nhưng nếu chờ chu kỳ thu hoạch vào năm thứ 7 trở lên, rừng đạt sản lượng gỗ, bán được với giá cao hơn (từ 50 – 70 triệu đồng/ha), nếu vùng đất tốt, cây cho đường kính đạt 20 - 25 cm bán được với giá hàng trăm triệu đồng/ha).
Với suy nghĩ đó, anh Nhinh chọn phát triển cây lấy gỗ và bước đầu thu được lợi nhuận hơn từ nghề rừng. Năm 2007, từ bán lứa keo lai đầu tiên với diện tích 8 ha, trừ chi phí anh có thu nhập 300 triệu đồng. Có thêm vốn, anh tiếp tục mua đất quanh khu vực, mở rộng diện tích rừng trồng hiện có của gia đình lên 70 ha, trong đó có 40 ha rừng trồng được 5 năm, 30 ha rừng trồng 3 năm. Anh luôn lạc quan và phấn khởi bởi từ bền bỉ trồng rừng, anh thu về tiền tỉ mỗi năm trong tương không xa.
Thấy anh trồng rừng hiệu quả, nhiều hộ gia đình ở xóm Khoang và các xóm lân cận cũng chọn hướng phát triển nghề rừng. Nhờ đó, đời sống của được cải thiện, phong trào ngày càng lan rộng góp phần vào công cuộc xoá đói - giảm nghèo ở Hưng Thi.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày tạm biệt vườn cam, rãnh mía quê nhà Bắc Phong (Cao Phong) theo chị gái ra mắt ban huấn luyện đội tuyển xe đạp Hoà Bình, “cô bé vàng” Bùi Thị Quyên mới 15 tuổi (năm 2006). ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, Quyên còn mơ hồ lắm về thể thao, về bộ môn xe đạp, nhất là đua xe đạp địa hình (đổ đèo, băng đồng).
(HBĐT) - Chị Nguyễn Thị An sinh ra, lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Anh trai chị hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1973, chị trở thành người con của gia đình chính sách. Mặc dù hoàn cảnh kh;ó khăn về điều kiện kinh tế nhưng với bản lĩnh của người con gái dân tộc Mường chân chất, giàu nghị lực, chị đã vươn lên trong mọi lĩnh vực học tập, công tác.
(HBĐT) - Cô giáo Vũ Thị Hồng Mến, trường THPT Lạc Thủy B yêu trẻ, trăn trở với nghề. Cô luôn tâm niệm dạy cho học trò dễ hiểu, tiếp thu nhanh và tạo ra hiệu quả cao từ mỗi giờ lên lớp.
(HBDT - Cùng cán bộ tín dụng Quĩ TDND thị trấn Cao Phong, chúng tôi đến thăm tỉ phú cam Bùi Văn Tiến, 62 tuổi ở khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong). Tiếp chúng tôỉ bên vườn cam sai trĩu quả, ông Tiến kể về duyên nợ của ông với đất cam Cao Phong.
(HBĐT) - Đó là phương châm, mong muốn mà ông Lương Tuấn Khanh và Đoàn đại biểu QH tỉnh Hà Sơn Bình khoá VII đã dành tất cả tâm sức để nỗ lực làm tròn trong suốt nhiệm kỳ 6 năm (từ năm 1981 - 1987) được nhân dân tín nhiệm bầu là đại biểu QH.
(HBĐT) - “Năm 1987, tôi được nhân dân tín nhiệm bầu là đại biểu Quốc hội khoá VIII (từ năm 1987 - 1992). Đây là một nhiệm kỳ Quốc hội khá đặc biệt vì đó là những năm đầu tiên nước ta thực hiện đổi mới. Đại diện cho giai cấp công nhân tỉnh Hà Sơn Bình, tôi đã nỗ lực là cầu nối cho công nhân và chính quyền, kịp thời tham mưu cho cấp trên giải quyết chế độ hợp lý cho công nhân”. - ông Nguyễn Chí Thanh (nguyên là tổ trưởng sản xuất Công ty xây dựng miền Tây Hà Sơn Bình) đã bắt đầu câu chuyện với chúng tôi đầy thân tình như vậy.