Thiếu tá Đinh Hữu Long.
(HBĐT) - Có dịp tới công tác tại Công an thành phố Hòa Bình, chúng tôi được nghe câu chuyện về thiếu tá Đinh Hữu Long và hành trình tìm lại người thân cho một gia đình ở tỉnh Thanh Hóa. Thượng tá Nguyễn Cao Tiến – Phó Trưởng Công an thành phố Hòa Bình cho biết: sau hơn 50 năm lặn lội tìm kiếm, cuối cùng họ đã được đoàn tụ trong nước mắt.
Trước mặt chúng tôi là thiếu tá Đinh Hữu Long – Đội phó đội CSQLHC về TTXH – Công an thành phố Hòa Bình, nhân vật chính trong câu chuyện. Với vẻ mặt nghiêm nghị, song khi trò chuyện, anh rất cởi mở và khiêm tốn. Khi chúng tôi đặt vấn đề muốn ghi lại hành trình giúp cho gia đình nọ được đoàn tụ sau hơn nửa thế kỷ xa cách thì anh cho rằng đó chỉ là chuyện bình thường của người chiến sỹ Công an nhân dân.
Cuộc gặp gỡ tình cờ bắt đầu từ chuyến nghỉ mát của đơn vị tại bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) vào đầu tháng 5/2011. Qua câu chuyện với người bán hàng, anh biết được chị tên là Nguyễn Thị Trâm, quê ở huyện Nông Cống. Khi biết anh Long là người Hòa Bình, chị Trâm đã tin tưởng và tâm sự với Long về người anh trai của mình đã thất lạc cách đây gần 60 năm. Chị Trâm kể rằng: Vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, gia đình chị Trâm phải đối mặt với vô vàn khó khăn trong cuộc sống. Gia đình chị Trâm có 10 người con, sinh sống tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Nhà nghèo lại đông con, bố mẹ Trâm lao động cật lực cũng không đủ khả năng để nuôi các con. Năm 1954, gia đình đã đưa Nguyễn Quang Vinh, mới 3 tuổi vào chiếc quang gánh, sau đó đem cho một gia đình ở huyện Nga Sơn (Thanh Hóa)... Cũng từ thời gian đó đến nay, gia đình không có bất kỳ thông tin gì về anh Vinh. Nghe câu chuyện về hoàn cảnh gia đình chị Trâm, anh Long hứa với sẽ giúp chị tìm lại người anh trai của mình trong khả năng có thể.
Trở về sau chuyến thăm quan, nghỉ mát ở Sầm Sơn, thiếu tá Đinh Hữu Long bắt đầu hành trình đi tìm lại người anh trai của chị Trâm. Tranh thủ những ngày nghỉ, anh cất công lên vào Nhà máy thủy điện Hòa Bình, tìm gặp lại những người công nhân trong giai đoạn thi công Nhà máy thủy điện những năm 80 của thế kỷ trước. Song hầu hết những con người đó đã chuyển công tác khác hoặc nghỉ hưu. Kiên trì tìm kiếm, kết hợp với những mối quan hệ của mình, thiếu tá Đinh Hữu Long đã nhờ người thân, bạn bè giúp đỡ. Những nỗ lực, cố gắng của anh dần có tín hiệu tích cực. Khoảng 10 ngày sau, có người bạn điện cho anh thông báo, có người tên là Vinh từng làm công nhân tại Nhà máy thủy điện Hòa Bình, sau đó chuyển sang công tác bên ngành Điện lực. Rất có thể đây chính là người anh cần tìm.
Ngay hôm sau, anh đã có mặt tại Công ty Điện lực Hòa Bình để xác minh. Tại đây, cán bộ phòng Tổ chức cán bộ - công ty Điện lực đang cung cấp cho anh danh tích về 2 người tên là Vinh. Trong số đó có 1 người là Nguyễn Quang Vinh, sinh năm 1951, quê ở Nông Cống – Thanh Hóa, là công nhân xây lắp – Trạm cao thế. Tuy nhiên, anh Vinh đã chết năm 2004 vì bệnh xuất huyết não. Linh tính mách bảo anh rằng, đây chính là người đã thất lạc cách đây hơn nữa thế kỷ. Anh không biết mình nên vui hay nên buồn nữa. Tin này anh có nên báo cho gia đình chị Trâm hay không. Sau một thời gian đắn đó, cân nhắc, anh quyết định gọi điện thông báo cho chị Trâm và gia đình biết.
Đón nhận thông tin từ anh Long, chị Nguyễn Thị Trâm đã không giấu nổi xúc động. Chị không thể ngờ rằng, ngày đoàn tụ của anh Vinh và gia đình sau hơn nửa thế kỷ xa cách sẽ như thế này. Vào đầu tháng 7/2011, gia đình chị Trâm đã lặng lẽ thắp nén nhang trên mộ người em, người anh quá cố. Mọi người ôm lấy nhau khóc, giọt nước mắt cay đắng, nghẹn ngào. Họ hẹn nhau, thời gian tới sẽ lên Hòa Bình để đưa anh về quê hương.
Người em gái của anh Vinh là Nguyễn Thị Liên, hiện đang sống tại phường Bình An, quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh đã viết thư tới Giám đốc Công an tỉnh cảm ơn lực lượng công an đã giáo dục, rèn luyện anh Long trở thành người công an tốt, luôn tận tụy vì nhân dân phục vụ. Trong thư chị Liên viết: “Bằng tấm lòng chân thành, gia đình tôi xin được cảm ơn anh Long và gia đình, cảm ơn quý lãnh đạo Công an tỉnh Hòa Bình và Công an thành phố Hòa Bình đã đào tạo, rèn luyện anh Long có đức tính tốt đẹp, cao cả như vậy, xứng đáng là người công an nhân dân được mọi người tin yêu”.
Như Hùng
(HBĐT) - Từ chỗ kinh tế chật vật, đời sống khó khăn, chị Bùi Thị Nhinh ở xóm Nen, xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã vươn lên thoát nghèo nhờ mở hướng chăn nuôi. Chị khoe: Đàn trâu nhà chị cả thảy có 5 con, 30-40 con gà đẻ trứng và gà nuôi lấy thịt/lứa. Tính về giá trị kinh tế, đây là của ăn, của để mà gia đình chị tích góp, dành dụm trong suốt 5 năm nay.
(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, ngay từ nhỏ Ngô Mạnh Thắng đã trăn trở với suy nghĩ làm sao để mở rộng quy mô sản xuất, giúp gia đình từng bước vươn lên làm giàu. Sinh năm 1990 nhưng gặp Thắng, chúng tôi cảm nhận rõ ở em sự chín chắn hơn tuổi 21.
(HBĐT) - “Đã nhiều lần trở lại thăm trường nhưng lần nào cảm xúc tự hào cũng trào dâng, nhất là trường lại đang náo nức chuẩn bị kỷ niệm 30 năm thành lập hệ chuyên.
(HBĐT) - Giác ngộ và tham gia cách mạng từ rất sớm, đến giờ, khi đã ở cái tuổi cổ lai hy, cả ông Nguyễn Văn Hậu và bà Lê Thị Tâm trở thành những nhân chứng sống cuối cùng được chứng kiến, tham gia vào cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong những ngày mùa thu lịch sử cách đây vừa tròn 66 năm.
(HBĐT) - Không khí tưng bừng của những ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám như thôi thúc chúng tôi về thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Mêng ở xóm Hang Đồi II, xã Cư Yên (Lương Sơn). Con đường bê tông nhỏ dẫn vào ngôi nhà ba gian xum xuê cây trái là nơi sum vầy của mẹ và các con, cháu, chắt.
(HBĐT) - Theo giới thiệu của Chủ tịch Hội CCB xã Đồng Tâm, chúng tôi tìm đến thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp của gia đình CCB Lê Văn Hán, thôn Đồng Mới, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy).