(HBĐT) - Bị liệt hoàn toàn khi mới 25 tuổi, tưởng chừng cuộc đời đã chấm hết khi mọi sinh hoạt đều phải nhờ đến người thân nhưng bằng ý chí, lòng quyết tâm, anh Lê Huy Tích phường Tân Thịnh (TPHB) đã vượt lên chính mình để viết nên một câu chuyện cổ tích thời hiện đại về sự kiên cường nhẫn nại của người thanh niên tật nguyền.
Là con cả trong gia đình có hai anh em trai, cũng như bao người khác, anh được sống trong sự nâng niu, đùm bọc của gia đình. Trải qua những năm tháng trên giảng đường đại học, anh luôn nỗ lực vươn lên học tập, trau dồi kiến thức cho mình, những tấm bằng khen, những kỷ niệm chương là minh chứng cho những năm tháng miệt mài học tập.
Năm 2002, trong một tai nạn giao thông hy hữu trên đường đi làm đã làm tổn thương hệ tủy vận động khiến anh bất động toàn thân, mọi sinh hoạt đều phải dựa vào người thân. Mỗi lần nhìn anh đau đớn trên giường bệnh, cha mẹ anh chỉ biết lặng lẽ lau những giọt nước mặt hằn sâu trong tâm can của người làm cha, làm mẹ. Thương con, họ đã đưa anh chữa trị hết bệnh viện này đến bệnh viện khác nhưng do thương tật quá lớn, bệnh không những không khỏi, điều mà anh, gia đình nhận được chỉ là những cái lắc đầu của bác sĩ và kinh tế gia đình ngày một suy sụp. Anh Tích tâm sự: Người bình thường còn có mơ ước cơ mà, huống chi tôi lại là người mất mát, tại sao tôi lại không có mơ ước. ước mơ của tôi không còn được đứng trên đôi chân mình nữa mà là được sống bằng chính sức lao động của mình. Khi mới gặp tai nạn biết được thương tật của mình, lúc đó tôi như không còn là mình nữa, tất cả mọi ước mơ dường như đã quá xa vời, tôi sống trong tuyệt vọng nhưng rồi nhìn thấy người thân tôi không muốn mình là gánh nặng, không muốn mình là người kém cỏi, tôi đã quên đi tất cả, tìm lại giá trị của mình...
Vậy là bằng nghị lực và quyết tâm của người thanh niên khao khát được đứng trên đôi chân của mình, anh đã tự “xốc” dậy, đối mặt với bệnh tật, anh bắt tay vào tập vận động. Sau một thời gian kiên trì luyện tập, từ chỗ bất động toàn thân, anh dần cử động lại được một phần cơ thể, anh có thể tự làm được những hoạt động cá nhân nhưng anh vẫn phải gắn liền với chiếc xe lăn. Vượt lên chính mình, anh đã bắt tay vào học kỹ thuật điện tử, do không có điều kiện học tập tại trường lớp, anh đã tìm hiểu trên sách vở, trên mạng Internet và vận dụng vào thực tế. Anh đã tháo tung những vật dụng điện tử trong nhà làm thí nghiệm, tháo ra, lắp vào tự làm hỏng vài thứ rồi mày mò nghiên cứu sửa chữa lại. Nhưng sau đó lại là những bài học đầu tiên để anh nắm vững những nguyên lý hoạt động của các thiết bị này. Chỉ trong thời gian ngắn học tập, anh đã có thể sửa chữa những thiết bị điện trong gia đình. Đến nay, anh đã có thể sửa chữa thành thạo các thiết bị điện tử điện lạnh và máy tính. Với quyết tâm của mình, anh đã mạnh dạn mở cửa hàng sửa chữa điện tử, điện lạnh tại nhà, chính sự nhiệt tình và tay nghề sửa chữa uy tín, cửa hàng của anh Tích ngày càng đông khách, là địa chỉ tin cậy của mọi người. Khách hàng tới sửa chữa không chỉ yên tâm với đồ dùng của mình mà còn cảm phục ý chí, nghị lực của người thanh niên vượt lên số phận không may mắn.
Bích Ngọc
Đài PT-TH thành phố Hòa Bình
(HBĐT) - “Muốn được các bạn trẻ tin tưởng mình và gửi gắm niềm tin vào tổ chức Đoàn, trước hết, mình phải tin tưởng vào năng lực, sự sáng tạo và lòng nhiệt huyết của thanh niên, từ đó định hướng cho họ đến với những hoạt động thiết thực và hiệu quả nhất”- Đó là tâm sự của anh Bùi Tiến Duy, Bí thư Đoàn xã Thanh Nông (Lạc Thủy).
(HBĐT) - Người dân ở thị trấn Kỳ Sơn ai cũng biết đến ông, một CCB, nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi và cũng là một tấm gương về ý chí, lòng quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương của mình. Đó là CCB Đỗ Mạnh Hùng ở tiểu khu I, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn).
(HBĐT) - Qua lời giới thiệu của một thương lái đang thu mua rau ngót trên tuyến đường Hồ Chí Minh, chúng tôi tìm đến xóm Tân Thành, xã Tân Thành (Lương Sơn), nơi có diện tích rau ngót lớn nhất xã. Có những cánh đồng rau ngót cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, nhiều hộ gia đình đã mua được tivi, tủ lạnh...
(HBĐT) - Từ chỗ kinh tế chật vật, đời sống khó khăn, chị Bùi Thị Nhinh ở xóm Nen, xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã vươn lên thoát nghèo nhờ mở hướng chăn nuôi. Chị khoe: Đàn trâu nhà chị cả thảy có 5 con, 30-40 con gà đẻ trứng và gà nuôi lấy thịt/lứa. Tính về giá trị kinh tế, đây là của ăn, của để mà gia đình chị tích góp, dành dụm trong suốt 5 năm nay.
(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, ngay từ nhỏ Ngô Mạnh Thắng đã trăn trở với suy nghĩ làm sao để mở rộng quy mô sản xuất, giúp gia đình từng bước vươn lên làm giàu. Sinh năm 1990 nhưng gặp Thắng, chúng tôi cảm nhận rõ ở em sự chín chắn hơn tuổi 21.
(HBĐT) - “Đã nhiều lần trở lại thăm trường nhưng lần nào cảm xúc tự hào cũng trào dâng, nhất là trường lại đang náo nức chuẩn bị kỷ niệm 30 năm thành lập hệ chuyên.