Anh Nguyễn Thành Nam, xóm Bổ Túc, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) giới thiệu với ĐV-TN trong xã về quy trình sản xuất đồ mộc.
(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thanh niên sản xuất - kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh không ngừng được phát triển. Qua đó xuất hiện ngày càng nhiều gương thanh niên vượt khó, vươn lên làm giàu chính đáng. Đoàn viên Nguyễn Thành Nam ở xóm Bổ Túc, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) là một trong số đó. Vừa qua, anh đã vinh dự là một trong 100 thanh niên tiêu biểu đại diện cho 63 tỉnh, thành phố trong cả nước được T.ư Đoàn tặng giải thưởng Lương Định Của.
Sau 2 năm phục vụ trong quân ngũ, năm 1998, anh Nguyễn Thành Nam trở về tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm làm Bí thư chi đoàn xóm Bổ Túc, xã Tân Mỹ. Với bản lĩnh của một thanh niên được rèn luyện trong quân ngũ, dám nghĩ, dám làm, cộng thêm học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, Nguyễn Thành Nam luôn ấp ủ dự định mở rộng ngành nghề sản xuất- kinh doanh để phát triển kinh tế gia đình và tạo việc làm cho ĐV-TN trong xã. Sẵn có nghề mộc, năm 2001, anh quyết định vay vốn của người thân trong gia đình và bạn bè để đầu tư xưởng mộc. Ban đầu, anh tự làm là chính, sau đó anh đã mạnh dạn dùng tiền lãi và vay thêm vốn từ Ngân hàng CSXH huyện để nâng cấp nhà xưởng cùng với thiết bị máy móc hiện đại như: máy bào, máy tiện, máy xẻ, máy cưa vanh với tổng trị giá trên 200 triệu đồng. Từ những đam mê tìm tòi, học hỏi mẫu mã qua sách vở và những người thợ có tay nghề cao ở các làng nghề có tiếng trong và ngoài tỉnh, anh đã từng bước cải tiến, giúp kinh nghiệm, chế tác những sản phẩm nhỏ đơn giản đến những sản phẩm có chi tiết phức tạp. Cứ như thế, các sản phẩm được hoàn thiện có mẫu mã đa dạng và dần có uy tín về chất lượng. Mỗi năm, xưởng mộc mang lại thu nhập cho gia đình từ 120 150 triệu đồng. Hàng năm, xưởng mộc nhà anh Nam còn tạo nghề, tạo việc làm cho từ 10 15 lao động, chủ yếu là thanh niên nhưng có đam mê nghề mộc và 20 lao động mùa vụ với mức lương thu nhập ổn định từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh đó, với cương vị là một Bí thư chi đoàn anh
Hoàng Huy
(HBĐT) - Qua lời giới thiệu của một thương lái đang thu mua rau ngót trên tuyến đường Hồ Chí Minh, chúng tôi tìm đến xóm Tân Thành, xã Tân Thành (Lương Sơn), nơi có diện tích rau ngót lớn nhất xã. Có những cánh đồng rau ngót cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, nhiều hộ gia đình đã mua được tivi, tủ lạnh...
(HBĐT) - Từ chỗ kinh tế chật vật, đời sống khó khăn, chị Bùi Thị Nhinh ở xóm Nen, xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã vươn lên thoát nghèo nhờ mở hướng chăn nuôi. Chị khoe: Đàn trâu nhà chị cả thảy có 5 con, 30-40 con gà đẻ trứng và gà nuôi lấy thịt/lứa. Tính về giá trị kinh tế, đây là của ăn, của để mà gia đình chị tích góp, dành dụm trong suốt 5 năm nay.
(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, ngay từ nhỏ Ngô Mạnh Thắng đã trăn trở với suy nghĩ làm sao để mở rộng quy mô sản xuất, giúp gia đình từng bước vươn lên làm giàu. Sinh năm 1990 nhưng gặp Thắng, chúng tôi cảm nhận rõ ở em sự chín chắn hơn tuổi 21.
(HBĐT) - “Đã nhiều lần trở lại thăm trường nhưng lần nào cảm xúc tự hào cũng trào dâng, nhất là trường lại đang náo nức chuẩn bị kỷ niệm 30 năm thành lập hệ chuyên.
(HBĐT) - Giác ngộ và tham gia cách mạng từ rất sớm, đến giờ, khi đã ở cái tuổi cổ lai hy, cả ông Nguyễn Văn Hậu và bà Lê Thị Tâm trở thành những nhân chứng sống cuối cùng được chứng kiến, tham gia vào cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong những ngày mùa thu lịch sử cách đây vừa tròn 66 năm.
(HBĐT) - Không khí tưng bừng của những ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám như thôi thúc chúng tôi về thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Mêng ở xóm Hang Đồi II, xã Cư Yên (Lương Sơn). Con đường bê tông nhỏ dẫn vào ngôi nhà ba gian xum xuê cây trái là nơi sum vầy của mẹ và các con, cháu, chắt.