Từ phát triển sản xuất và chăn nuôi, hàng năm thu nhập của gia đình CCB Đinh Văn Lành sau khi trừ chi phí đạt trên 100 triệu đồng. Ảnh: CCB Đinh Văn Lành chăm sóc đàn bò của gia đình.

Từ phát triển sản xuất và chăn nuôi, hàng năm thu nhập của gia đình CCB Đinh Văn Lành sau khi trừ chi phí đạt trên 100 triệu đồng. Ảnh: CCB Đinh Văn Lành chăm sóc đàn bò của gia đình.

(HBĐT) - Năm 1970, nghe theo tiếng gọi của Đảng, ông Đinh Văn Lành ở xóm Trà Ang, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) cùng nhiều thanh niên của quê hương hăng hái lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Tiểu đoàn đặc công của Sư đoàn 305. Năm 1971, ông được điều động tham gia chiến đấu ở Tây Ninh. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1977, ông Lành được xuất ngũ trở về địa phương.

 

Mặc dù sau 7 năm tham gia trong quân ngũ, do ảnh hưởng của chiến tranh, sức khoẻ bị giảm sút và nhiễm chất độc da cam nhưng những năm qua, phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, tinh thần gương mẫu của đảng viên, ông Lành luôn năng động, sáng tạo trong công cuộc xóa đói - giảm nghèo, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và đã có nhiều năm tham gia công tác tại xã. Năm 1980, ông được tín nhiệm giao  làm Thường trực Đảng ủy xã, năm 1986, làm Phó Chủ tịch UBND kiêm trưởng Công an xã, năm 1989, làm Chủ tịch UBND xã và từ năm 1991 - 2010 làm Bí thư Đảng ủy xã. Năm 2010, ông nghỉ hưu và hiện nay, ông làm ủy viên BCH Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Đà Bắc. Dù ở bất cứ cương vị công tác nào, ông Lành cũng luôn tận tâm, tận lực và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

 

Không chỉ gương mẫu trong công tác, ông Lành còn luôn đi đầu trong phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và quê hương. ông đã đầu tư phát triển đàn gia súc, gia cầm sinh sản, làm các nghề phụ để phục vụ chăn nuôi; mở rộng diện tích trồng 8 ha rừng keo làm nguyên liệu... Đặc biệt, tháng 11/2010, sau một thời gian tìm tòi nghiên cứu, thăm quan học tập một số nơi trong, ngoài tỉnh, ông và gia đình đã đào ao, đắp bờ để nuôi ba ba. Nhờ nhiều năm tích luỹ kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi cộng với sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền và các cấp Hội CCB, đến nay, gia đình ông luôn duy trì thường xuyên từ 250 - 300 con ba ba thịt. Từ phát triển sản xuất, chăn nuôi, hàng năm, sau khi trừ chi phí đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình ông. Giờ đây, gia đình ông Lành không những đã thoát nghèo mà còn trở thành hộ giàu trong xóm.

 

Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Lành còn tích cực tham gia các phong trào Hội, nhất là giúp đỡ về vốn, giống, phân bón, kỹ thuật... cho các hội viên còn gặp khó khăn và các hộ dân trong xóm, xã để giúp họ phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, ông Lành cũng luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội của địa phương như: ủng hộ quỹ khuyến học, ủng hộ người nghèo, nạn nhân  chất độc da cam... Nhận xét về ông Lành, ông Đinh Công Tiến, Chủ tịch Hội CCB xã Vầy Nưa cho biết: ông Lành là một trong những CCB gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động của Hội. Không những vậy, ông còn là một người dám nghĩ, dám làm, quyết tâm thay đổi hướng phát triển kinh tế, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.

 

                                                                                 Hoàng Huy

 

Các tin khác

Trung tá Sùng A Chếnh - Đội trưởng Đội an ninh công an huyện Mai Châu được bà con xã Pà Cò tin yêu.
Dương Quốc Trung (thứ 2 bên trái) tại Đại hội thi đua quyết thắng LLVT tỉnh giai đoạn 2009 - 2012.
Nhà văn hóa tổ 18 (phường Tân Thịnh) được xây dựng trên đất hiến tặng của gia đình chị Tâm sắp được hoàn thành.
Anh Sùng A Sía nhận bằng khen của UBND tỉnh tại đại hội biểu dương gia đình, dòng họ hiếu học tỉnh lần thứ nhất.

Người CCB gương mẫu, làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Sau hơn 6 năm trong quân đội, CCB Nguyễn Văn Viện (sinh năm 1962) ở xóm Suối Tép, xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) trở về quê hương rồi lập gia đình. Lúc đầu lập nghiệp, 2 vợ chồng chỉ có 2 bàn tay trắng. Quyết tâm vượt nghèo khó, ông cùng vợ chăm lo làm kinh tế từ diện tích đất ông cha để lại.

Ánh sáng của người khiếm thị

(HBĐT) - Tại buổi giao lưu điển hình “Phụ nữ Thừa Thiên Huế tự tin – tự trọng – trung hậu – đảm đang” do Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 17/10/2012, tôi đã gặp chị Bùi Thị Xím, giáo viên khiếm thị đang giảng dạy tại Trung tâm Giáo dục – Hướng nghiệp trẻ em mù tỉnh Thừa Thiên Huế. Ấn tượng trong tôi lần đầu gặp chị là khuôn mặt xinh tươi trong tà áo dài với đôi kính đen. Trong buổi giao lưu trò chuyện, chị đã kể về hoàn cảnh và sự nỗ lực vươn lên của chị mà không ai không xúc động, nghẹn ngào...

Người công dân kiểu mẫu

(HBĐT) - Đó là danh hiệu mà UBND huyện Kỳ Sơn tặng cho ông Đinh Ý Quỳnh, xóm Bẵn, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) về những đóng góp của ông cho sự phát triển KT-XH địa phương trong giai đoạn 2007- 2012 .

Chuyện về một cán bộ chuyên trách dân số là nam giới

(HBĐT) - Sinh năm 1985, tham gia công tác dân số từ năm 2005, Hà Văn Khuyện, cán bộ chuyên trách dân số xã Nam Sơn (Tân Lạc) luôn hết lòng vì công việc. Khuyện là một trong những thành viên có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cho người dân trong xã về thực hiện chính sách DS/KHHGĐ, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân.

Nữ trạm trưởng y tế 32 năm gắn bó với người bệnh

(HBĐT) - Giản dị, chân thành và gần gũi, đó là cảm nhận khi tiếp xúc với chị Bùi Thị Thảo, Trạm trưởng trạm y tế (TYT) xã Kim Bình, huyện Kim Bôi. Còn với nhiều người dân Kim Bình, chị không chỉ là thầy thuốc Thảo mà còn là mẹ Thảo, mế Thảo đầy tình yêu thương, sự tận tình và trách nhiệm.

Một doanh nhân tâm huyết với sự nghiệp khuyến học, khuyến tài

(HBĐT) - Cô giáo Kim Quế (Hiệu trưởng trường mầm non Sơn Ca-thị trấn Hàng Trạm-Yên Thuỷ) cho biết: 2 năm học gần đây, ông Hoàng Công Đoài, Giám đốc Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Nam Ninh trên địa bàn luôn dành cho trường sự hỗ trợ, quan tâm thiết thực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục