Cô giáo Bùi Thị Xím luôn tậm tâm với lớp học giành cho học sinh khiếm thị.
(HBĐT) - Tại buổi giao lưu điển hình “Phụ nữ Thừa Thiên Huế tự tin – tự trọng – trung hậu – đảm đang” do Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 17/10/2012, tôi đã gặp chị Bùi Thị Xím, giáo viên khiếm thị đang giảng dạy tại Trung tâm Giáo dục – Hướng nghiệp trẻ em mù tỉnh Thừa Thiên Huế. Ấn tượng trong tôi lần đầu gặp chị là khuôn mặt xinh tươi trong tà áo dài với đôi kính đen. Trong buổi giao lưu trò chuyện, chị đã kể về hoàn cảnh và sự nỗ lực vươn lên của chị mà không ai không xúc động, nghẹn ngào...
Chị là người dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên tại một gia đình nông dân nghèo của xã Yên Phú (Lạc Sơn). Tuy vậy, chị được gia đình lo cho ăn học và thi đỗ vào trường CĐSP với ước mơ trở thành một cô giáo tiểu học. Nhưng giông bão đã đổ ập vào cuộc đời chị khi mới tốt nghiệp được 15 ngày chị đã bị bệnh Basedow. Căn bệnh hiểm nghèo đã cướp đi đôi mắt của người thiếu nữ đang tràn đầy ước mơ, hoài bão về cuộc sống tươi đẹp. Vậy là ước mơ trở thành cô giáo đem cái chữ cho các em học sinh nơi quê nhà đã vụt tắt.
Một lần tình cờ chị Xím nghe đài được biết Trung tâm Giáo dục – Hướng nghiệp trẻ em mù Thừa Thiên Huế tuyển giáo viên dạy học sinh khiếm thị. Ước nguyện được thức dậy đã thôi thúc chị tạm biệt quê hương đến với vùng đất cố đô xa xôi xin được làm cô giáo để dạy bảo, chia sẻ với những học sinh có hoàn cảnh như mình. Với nghị lực và lòng nhiệt huyết với nghề, chị Xím đã trở thành giáo viên chính thức của Trung tâm Giáo dục – Hướng nghiệp trẻ em mù Thừa Thiên Huế.
Không chỉ là giáo viên tận tâm với nghề, chị Bùi Thị Xím còn là điểm sáng trong phong trào TDTT của tỉnh Thừa Thiên Huế. Bề dày thành tích của chị được nhân dần theo năm tháng. Điểm khởi đầu là năm 2003, được sự khuyến khích của nhiều người, chị đã tham gia hội thi thể thao dành cho người khuyết tật tổ chức tại Huế với môn bơi lội, chị đã đạt HCV và sau đó được tập luyện để tham gia Paragame (tổ chức tại Việt Nam). Tại đây, chị cũng bất ngờ giành được 2 HCV, 1 HCĐ. Đến Paragame Đông Nam Á 2005, chị lại xuất sắc mang về cho Tổ quốc 3 HCV (chị là người phá kỷ lục Paragame ở môn bơi 50 m nữ). Cho đến nay, trong sự nghiệp thể thao của mình, chị Xím giành được 26 huy chương các loại ở trong và ngoài nước. Ghi nhận cho nghị lực và cố gắng của người phụ nữa khiếm thị, chị Bùi Thị Xím đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hội LHPN tỉnh tặng nhiều bằng khen, giấy khen khác.
Chia tay chị trong sự cảm phục. Hình ảnh người phụ nữ đã vượt qua số phận đem đến vinh quang về cho Tổ quốc và luôn cố gắng sống một cuộc sống có ý nghĩa cho bản thân và xã hội đã in dấu trong tôi. Nghị lực và niềm tin vào cuộc sống chính là ánh sáng của người phụ nữ khiếm thị
Lê Thị Niềm
(Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế)
(HBĐT) - Lời tâm sự của Lê Minh Thành (ảnh), học sinh lớp 11 chuyên tin, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ trong chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Hòa Bình năm 2012” làm hàng trăm người có mặt hôm đó đều xúc động: “Em sẽ luôn tự tin, nỗ lực và chiến thắng để chia sẻ phần nào những khó khăn, vất vả với bố mẹ”.
(HBĐT) - Cựu chiến binh Tạ Đình Đào ở tiểu khu 5, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) được nhiều người biết đến là gia đình có trang trại cam, quýt mỗi năm cho thu nhập hàng tỉ đồng.
(HBĐT) - Là những người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, anh Thụy và chị Hồng ở xóm Tân Thịnh, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) đã phải xoay sở đủ nghề để kiếm sống và nuôi các con ăn học. Cuộc sống của họ tuy vất vả, song anh chị lúc nào cũng lạc quan, vui vẻ, bởi lẽ các con chính là nguồn động viên, là niềm hy vọng để anh chị có thể vượt qua mọi lo toan của cuộc sống đời thường.
(HBĐT) - Đến thăm mô hình làm kinh tế của CCB Đinh Công Hải ở xóm Sim Trong, xã Hợp Đồng (Kim Bôi), chúng tôi cảm phục ý chí và nghị lực của người CCB này. Sau 5 năm tham gia trong quân ngũ, năm 1974 trở về quê hương với tinh thần, nghị lực của người lính Cụ Hồ đã giúp ông có thêm sức mạnh để vươn lên trong phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của Hội Nông dân huyện Tân Lạc, chúng tôi đến thăm ông Bùi Văn Thuận, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Hối, người đã giành nhiều tâm huyết bảo tồn, phục tráng những giống lúa mới, đem lại nhiều nguồn lợi cho nông dân trong xã.
(HBĐT) - Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, năm 1974, chàng thanh niên 18 tuổi dân tộc Thái Hà Công Tím ở bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) hăng hái lên đường nhập ngũ. Chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết đã từng tham gia chiến đấu tại Sư đoàn 9, Quân đoàn 4 phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.