Chị Nguyễn Thị Liễu, thôn Đồng Kẹ, xã Hợp Châu (Lương Sơn).

Chị Nguyễn Thị Liễu, thôn Đồng Kẹ, xã Hợp Châu (Lương Sơn).

(HBĐT) - Cần mẫn, chất phác là cảm nhận ban đầu khi gặp và trò chuyện cùng chị Nguyễn Thị Liễu (ảnh), thôn Đồng Kẹ, xã Hợp Châu (Lương Sơn).

 

Đưa khách đi thăm quan cơ sở sản xuất móc vòng do chị làm chủ, nhìn hàng trăm chị em đang miệt mài làm việc, chị không giấu được niềm vui: Mình quê gốc ở Hà Tây, nơi đó có nhiều nghề phụ giúp người dân có thêm việc làm, tăng nguồn thu cho gia đình. Khoảng 10 năm trước, trong một lần về thăm quê, tôi được biết đến nghề móc vòng. Đây là công việc nhẹ nhàng, phù hợp với lao động nữ lại được bao tiêu sản phẩm nên tôi đã tìm hiểu, học hỏi và liên hệ với công ty được mang về nhà làm. Ở thôn Đồng Kẹ, sản xuất thuần nông, song mùa vụ hầu như người dân không có việc làm. Gia đình tôi nhiều khi cũng chỉ biết đi mò cua, bắt ốc để mong thêm thắt vài đồng chi tiêu. Từ khi có việc làm mới, có được đồng ra, đồng vào 3 mẹ con  phấn khởi lắm. Từ nghề móc vòng đã giúp tôi nuôi được các con khôn lớn, rồi đi học đại học. Bà con trong thôn thấy được hiệu quả công việc đã có những người đến học hỏi, làm theo.

 

        

 

Cơ sở sản xuất móc vòng thôn Đồng Kẹ đã giải quyết việc làm ổn định cho gần 500 lao động địa phương.

 

Điều đáng quý ở chị Nguyễn Thị Liễu không chỉ là đức tính chịu thương, chịu khó mà còn biết sẻ chia, cảm thông với khó khăn của mọi người. Nhìn cảnh lao động địa phương thiếu việc làm, nhất là với chị em phụ nữ chị trăn trở, mong muốn mình được góp sức giúp bà con. Chính vì vậy, chị luôn nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo và vận động chị em cùng làm nghề.

 

Tấm lòng của chị Liễu đã được đền đáp, năm 2010, với sự vào cuộc của Hội Phụ nữ xã, tại chi hội phụ nữ Đồng Kẹ đã thành lập được tổ móc vòng, đặt tại nhà chị Liễu và do chị quản lý, sản phẩm là ra được Công ty móc vòng xã Chúc Sơn (Chương Mỹ - Hà Nội) bao tiêu. Hội đã vận động hội viên phụ nữ đến học và truyền cho nhau cùng học. Để giúp chị em nâng cao tay nghề, có kỹ thuật tốt, năm 2012, Hội phụ nữ đã tham mưu với cấp uỷ, chính quyền xã tổ chức 4 lớp học nghề móc vòng, thu hút 120 phụ nữ tham gia. Từ đó cơ sở sản xuất do chị Liễu làm chủ dần phát triển, thu hút ngày càng nhiều lao động trong và ngoài xã tham gia. Sản phẩm làm ra được thu mua đều đặn, nguyên vật liệu như vòng, sợi, cán được công ty cung cấp. Hiện tại, cơ sở đã thuê được nhà xưởng, giải quyết việc làm cho gần 500 lao động nữ của 4 xã Hợp Châu, Long Sơn, Tân Thành, Cao Dương. Thu nhập được trả theo sản phẩm. Người ngày công ít cũng được 1 - 2 triệu, người nhiều được 4,5 triệu đồng/ tháng.

 

“Có cơ sở sản xuất móc vòng tại quê hương, chị em rất mừng vì có thêm việc làm lúc nông nhàn. Nghề này phù hợp với lao động nữ bởi công việc nhẹ nhàng, không phải đi làm xa nhà mà vẫn đảm bảo được việc chính là làm nông nghiệp và có thời gian chăm sóc gia đình, dạy dỗ con cái” - Chị Nguyễn Thị Loan, một thành viên của cơ sở sản xuất trải lòng.

 

 

 

                                                                                  Bình Giang

 

 

Các tin khác

Đinh Nguyễn Hà Ngân – cháu ngoan Bác Hồ tiêu biểu của huyện Kỳ Sơn.
Bác Phạm Ngọc Thể - người vinh dự ba lần được gặp Bác Hồ.
CCB Tạ Duy Sản trong một buổi nói chuyện với học sinh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố Hoà Bình.

Kinh nghiệm làm “Dân vận khéo” của Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Mai Hạ

(HBĐT) - Liên tục từ năm 1968 đến nay, ông Vì Xuân Điệp đã trải qua các cương vị từ Bí thư Đoàn xã, xã Đội trưởng đến Trưởng Công an xã rồi Chủ nhiệm HTX, Chủ tịch UBND xã, nay là Chủ tịch Hội NCT xã Mai Hạ (Mai Châu). Kiến thức, kinh nghiệm có được từ 46 năm công tác, cống hiến cùng “Già làng có uy tín” được nhân dân bầu chọn vào năm 2010 đã giúp ông Điệp trở thành cá nhân xuất sắc có nhiều thành tích trong thực hiện phong trào thi đua dân vận khéo giai đoạn 2011 - 2013 của huyện Mai Châu.

Chiến sỹ trẻ có ý chí thép

(HBĐT) - Trung tuần tháng 4/2014, chúng tôi có dịp gặp lại thượng sỹ Bùi Văn Tuấn (ảnh) , chiến sỹ phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động (Công an tỉnh) khi anh vừa tham gia chuyên án vây bắt tội phạm trở về. Trông anh rắn rỏi, bản lĩnh khác hẳn với hình ảnh anh lính hồn nhiên ngày nào. Trải qua nhiều trận đánh, trực tiếp đối mặt với bọn tội phạm mưu mô, xảo quyệt, anh nếm trải nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Song có lẽ chuyên án truy bắt tội phạm ma túy xảy ra ngày 16/6/2011 để lại cho anh nhiều kỷ niệm sâu sắc, vết thương hằn sâu trong cơ thể mỗi khi trái gió, trở trời.

Nữ công nhân xuất sắc công ty Seyuong INC

(HBĐT) - Năm nay 29 tuổi, Đinh Thị Thanh Thủy, công nhân công ty Seyuong INC, một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu, được Công đoàn công ty bình chọn "Công nhân xuất sắc" năm 2013 với những nỗ lực vượt khó vươn lên trong cuộc sống luôn hoành thành xuất sắc công việc được giao.

Người cán bộ Hội luôn đề cao chữ tín

(HBĐT) - Tham gia công tác đoàn thể từ những năm 2000, ông Trần Ngọc Châu, Phó Chủ tịch Hội NCT thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) không chỉ năng nổ trong công tác mặt trận tại KDC mà luôn nhiệt tình, hết lòng với công tác hội.

Người góp lửa phong trào xây dựng NTM ở Đông Lai

(HBĐT) - Đã là cán bộ, đảng viên phải thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu. Muốn tạo được sự đồng thuận trong nhân dân để nhân dân tin tưởng và làm theo, mình phải là người đi đầu thực hiện. Đó là những lời “tự răn” mà anh Bùi Văn Nhương, trưởng xóm Chông xã Đông Lai (Tân Lạc), đã chia sẻ với mọi người khi được nhận tấm bằng khen của BTV Tỉnh ủy tặng thưởng vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện chỉ thị số 03/CT-TƯ của Bộ Chính trị “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Gặp “Nhà nông xuất sắc” luôn giúp đỡ người nghèo

(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 4, đối với ba mẹ con chị Trần Thị Loan, thôn Đồng Bầu, xã An Bình (Lạc Thủy) luôn lo lắng, buồn, vui lẫn lộn. Lo bởi ngôi nhà mà ba mẹ con chị ở đã xuống cấp nghiêm trọng và chị có kế hoạch xây dựng ngôi nhà mới khang trang hơn cho các con ở. Kế hoạch là thế nhưng nhẩm đi, tính lại, số tiền tích cóp của ba mẹ con không đủ làm nhà trong khi con trai lớn của chị bước vào cuối cấp, chuẩn bị ôn thi đại học, cậu con trai út chuẩn bị vào THCS, tiền sách vở, sinh hoạt hàng ngày đều dồn vào đồng áng và đi làm thuê của chị (chồng chị đã mất cách đây mấy năm rồi. Khó khăn là vậy nhưng ngôi nhà vách đất của ba mẹ con cũng sắp sập đến nơi, không xây mới không thể ở được.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục