CCB Tạ Duy Sản trong một buổi nói chuyện với học sinh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố Hoà Bình.

CCB Tạ Duy Sản trong một buổi nói chuyện với học sinh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố Hoà Bình.

(HBĐT) - Sau gần 40 năm xuất ngũ, cùng chừng ấy năm CCB Tạ Duy Sản, tổ 1B, phường Tân Thịnh (TPHB) luôn đau đáu một nỗi niềm là làm sao để thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước hiểu và nhận thức sâu sắc giá trị lịch sử vẻ vang, tự hào của quân đội nhân dân Việt Nam trong những ngày kháng chiến. Để hôm nay các cháu sẽ cố gắng hơn trong học tập, lao động.

 

Nhập ngũ tháng 1/1966, khi đó ông mới 18 tuổi, tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị đến năm 1968, năm 1976 ông chuyển vào chiến trường Tây Nguyên đóng quân tại Trung đoàn 28, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3. Trong suốt thời kỳ tham gia nhập ngũ, ông đã cùng đồng đội vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn, dũng cảm chiến đấu vì lý tưởng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, trong đó có huy hiệu “Dũng sĩ bắn máy bay”.

 

Xuất ngũ trở lên quê hương, ông chuyển sang công tác tại Ban quản lý công trình thuỷ điện Hoà Bình năm 1976. Đến năm 1979, ông tái ngũ và làm trợ lý cho chính trị viên tại Ban CHQS thị xã Hoà Bình (nay là Ban CHQS TP Hoà Bình). Từ trợ lý, ông tiếp tục được tín nhiệm giữ chức Chính trị viên. Trong khoảng thời gian công tác, ông được tham gia khoá tập huấn bồi dưỡng tư liệu truyền thống về quân đội nhân dân Việt Nam. Theo ông, đây được coi là dấu mốc trong quá trình tìm hiểu về lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam. Trong thời gian công tác từ năm 1979 - 1989, ông nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, về chiến công của các anh hùng dân tộc... qua sách, báo. Sau khi về hưu, ông được chính quyền và nhân dân tín nhiệm bầu làm Chủ tịch CCB phường Tân Thịnh.  

 

Với mong muốn, thế hệ trẻ củng cố thêm kiến thức lịch sử cũng như khơi dậy niềm tự hào về truyền thống cách mạng của cha ông, lòng tự hào dân tộc, động viên, khích lệ các thế hệ trẻ có thái độ sống tích cực, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt hơn. Trong suốt những năm qua, ông miệt mài xây dựng kiến thức lịch sử, đổi mới phương pháp thuyết trình làm sao cho sinh động, dễ nhớ. Theo trí nhớ của người CCB, ông đã có gần 100 buổi nói chuyện truyền thống tại 30 trường phổ thông, chuyên nghiệp trên địa bàn. Tuỳ mỗi lứa tuổi, ông chuẩn bị một chủ đề phù hợp. Đối với các cháu mầm non, ông giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu niên, nhi đồng. Với học sinh phổ thông, ông củng cố thêm những kiến thức lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam, các chiến dịch lớn, tấm gương các Anh hùng lịch sử...

 

Giờ đây, ở tuổi thất thập, ngọn lửa cách mạng vẫn luôn cháy trong tinh thần của người lính cựu và trong những lần ông nói chuyện giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay.

 

 

                                                                         Hồng Nhung

 

Các tin khác

Ông Vì Xuân Điệp (bên trái) đến từng nhà hội viên tuyên truyền, vận động con em không mắc tệ nạn xã hội.
Thượng sỹ Bùi Văn Tuấn.
Đinh Thị Thanh Thủy, công nhân xuất sắc công ty may Seyuong INC (KCN Lương Sơn).
Ông Trần Ngọc Châu, Phó Chủ tịch Hội NCT thị trấn Mường Khến (bên trái) thường xuyên nghiên cứu các chế độ, chính sách của NCT qua sách, báo, tài liệu.

Người góp lửa phong trào xây dựng NTM ở Đông Lai

(HBĐT) - Đã là cán bộ, đảng viên phải thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu. Muốn tạo được sự đồng thuận trong nhân dân để nhân dân tin tưởng và làm theo, mình phải là người đi đầu thực hiện. Đó là những lời “tự răn” mà anh Bùi Văn Nhương, trưởng xóm Chông xã Đông Lai (Tân Lạc), đã chia sẻ với mọi người khi được nhận tấm bằng khen của BTV Tỉnh ủy tặng thưởng vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện chỉ thị số 03/CT-TƯ của Bộ Chính trị “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Gặp “Nhà nông xuất sắc” luôn giúp đỡ người nghèo

(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 4, đối với ba mẹ con chị Trần Thị Loan, thôn Đồng Bầu, xã An Bình (Lạc Thủy) luôn lo lắng, buồn, vui lẫn lộn. Lo bởi ngôi nhà mà ba mẹ con chị ở đã xuống cấp nghiêm trọng và chị có kế hoạch xây dựng ngôi nhà mới khang trang hơn cho các con ở. Kế hoạch là thế nhưng nhẩm đi, tính lại, số tiền tích cóp của ba mẹ con không đủ làm nhà trong khi con trai lớn của chị bước vào cuối cấp, chuẩn bị ôn thi đại học, cậu con trai út chuẩn bị vào THCS, tiền sách vở, sinh hoạt hàng ngày đều dồn vào đồng áng và đi làm thuê của chị (chồng chị đã mất cách đây mấy năm rồi. Khó khăn là vậy nhưng ngôi nhà vách đất của ba mẹ con cũng sắp sập đến nơi, không xây mới không thể ở được.

Người được vinh danh “Nữ tướng thời bình”

(HBĐT) - Thời điểm năm 2007, nghề dệt thổ cẩm truyền thống dần mai một, dường như chỉ còn lại trong ký ức hối tiếc của người già. Mấy mươi năm gắn bó với công việc người cán bộ văn hóa huyện, bà Bùi Thị Lan Phương, xóm Định, xã Mãn Đức (Tân Lạc) có dịp gặp gỡ, tiếp xúc nhiều người, trong đó có những nghệ nhân tuổi đã cao, sức đã yếu trăn trở về lớp con cháu không còn mặn mà với nét văn hóa khi xưa.

Người phụ nữ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(HBĐT) - Thân thiện, dễ gần là ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với chị Phạm Ngọc Hoa, Chủ tịch LĐLĐ huyện Kim Bôi. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Mường Động giàu truyền thống anh hùng, năm 1987, tốt nghiệp trường Cđ Sư phạm Hòa Bình, chị được nhận về dạy tại trường tiểu học Lập Chiệng, sau đó là trường tiểu học Hợp Kim (Kim Bôi), năm 2005 chị được đề bạt làm Hiệu phó trường tiểu học Hợp Kim..., đến năm 2011, chị được điều chuyển làm Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Kim Bôi và sau đó làm Chủ tịch LĐLĐ huyện. Trải qua nhiều vị trí công tác, dù ở cương vị nào, chị đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, dành hết tâm huyết để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Người nặng tình với các linh hồn liệt sỹ

(HBĐT) - Nghĩa trang liệt sĩ TPHB là nơi an nghỉ, tôn vinh những người con vinh quang của Tổ quốc, các anh đã anh dũng hy sinh trong chiến dịch giải phóng Hòa Bình, đông xuân 1951 - 1952. Tọa lạc ở vị trí trung tâm ngã ba đường Điện Biên Phủ nối với đường Nguyễn Huệ, tuy nằm giữa trung tâm náo nhiệt nhưng khuôn viên nghĩa trang luôn giữ được sự yên tĩnh, linh thiêng của cõi vĩnh hằng. Thầm lặng trông coi, chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ TPHB suốt 19 năm qua là bà Nguyễn Thúy Lan ở tổ 3, phường Phương Lâm (TPHB).

Nữ công nhân “giỏi việc nước, đảm việc nhà” tiêu biểu

(HBĐT) - Tại hội nghị gặp mặt nữ CNVC tiêu biểu do Hội LHPN tỉnh tổ chức mới đây có một đại biểu đã gây được sự chú ý đặc biệt. Với dáng người nhỏ nhắn, lối nói chuyện chân thật, chị đã làm cho nhiều người cảm phục nghị lực vươn lên của mình. Đó là chị Nguyễn Thị Hiền, công nhân trực tiếp sản xuất tại đơn vị đội Tân Phong Công ty TNHH MTV Cao Phong, người nhiều năm đạt “giỏi việc nước, đảm việc nhà” tiêu biểu huyện Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục