Bác Phạm Ngọc Thể - người vinh dự ba lần được gặp Bác Hồ.
(HBĐT) - “Việc gì tốt dù nhỏ cũng làm, việc gì xấu dù nhỏ cũng tránh” đó là lời dạy của Bác khiến chúng tôi thấm thía nhất đã ăn vào máu và văng vẳng bên tai tôi suốt cả cuộc đời. Lời dạy của Bác đã trở thành triết lý sống của tôi, là kim chỉ nam để tôi luôn cố gắng làm tốt mọi nhiệm vụ được giao, sống có tâm, có đức. Đã hơn 50 năm trôi qua nhưng ký ức và lòng kính yêu Bác vô hạn vẫn luôn vẹn nguyên trong tâm trí ông Phạm Ngọc Thể (ảnh) trú tại xóm 8, xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình.
Ông Thể đã 3 lần vinh dự được gặp Bác Hồ, lần thứ nhất là vào ngày 19/10/1958 tại trường Hợp tác hóa Nông nghiệp của tỉnh ở Bến Ngọc, xã Trung Minh, huyện Kỳ Sơn (nay là TP Hòa Bình); lần thứ 2 vào ngày 18/3/1960 trong Đại hội thanh niên tích cực lao động XHCN toàn miền Bắc tại Thủ đô Hà Nội. Lần thứ 3 là khi Bác Hồ về thăm trường Thanh niên lao động XHCN tại làng Mỵ, xã Yên Mông, huyện Kỳ Sơn (nay là xóm Trường Yên, xã Yên Mông, TPHB) vào ngày 17/8/1962. Đó là một buổi sáng mùa thu đẹp trời, Bác bước xuống xe trong sự chào đón nồng nhiệt của hàng nghìn cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường. Khi đến thăm trường, việc đầu tiên của Bác là đi thăm bếp ăn. Lúc này ông Thể đang đứng nấu bếp, thấy Bác tiến đến gần mình, ông Thể rất hồi hộp. Như một người ông ân cần, Bác cất tiếng hỏi: “Hôm nay cháu nấu món gì, kể cho Bác nghe nào?. ông Thể lễ phép thưa: “Cháu nấu hai món. Món thịt lợn kho đậu và canh rau cải nấu gừng”. Bác khen “Cháu nấu như thế này là ngon đấy!”. Rồi Bác căn dặn: “Cháu phải học nấu ăn để có cơm chín, canh ngon để giáo viên, học sinh ăn đủ no mới có sức khỏe để học tập, lao động, sản xuất”. Sau đó Bác đi thăm tổ sản xuất đậu phụ. Tại đây Bác nói: “Làm đậu phụ là một nghề, nuôi lợn là một nghề. Các cháu chưa biết thì phải học thì đời sống mới tốt lên được!”. Rồi Bác đi thăm cửa hàng căng tin của trường, thăm nơi ở của học sinh, nghe lãnh đạo nhà trường báo cáo rồi sau đó Bác mới có buổi nói chuyện với toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường. Trong buổi nói chuyện, Bác đã căn dặn cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường phải đẩy mạnh tăng gia, chăn nuôi, chế biến thực phẩm để tăng khẩu phần và chất lượng bữa ăn; thực hiện tốt đoàn kết, kỷ luật và nhất là thực hành dân chủ. Đặc biệt, kết thúc buổi nói chuyện, Bác đã để lại bút tích trong Cuốn sổ vàng của nhà trường với lời căn dặn: “Phải học tập tốt, lao động tốt, cố gắng mãi, tiến bộ mãi”. Chia tay thầy và trò nhà trường, Bác nhắn nhủ: “Nhà trường phấn đấu có thêm nhiều thành tích, Bác sẽ về thăm trường một lần nữa!”. Hàng nghìn giáo viên, học sinh ngậm ngùi đứng vẫy tay chào Người trong niềm bùi ngùi, kính yêu vô hạn! Kể đến đây, ông Thể nghẹn ngào: “Đó cũng là lần cuối cùng tôi được gặp Bác!”.
Ký ức 3 lần được gặp Bác cùng những lời dạy ân cần của Người là nguồn động viên tinh thần, là phương châm sống theo ông Thể cho đến tận bây giờ. Sau khi nghỉ hưu, ông được nhân dân tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ, Chi hội trưởng Chi hội NCT nhiều năm liền. Những lời ông được Bác dạy, bây giờ ông truyền dạy lại cho con cháu. Noi gương cha mẹ, các con, cháu của ông Thể đều đã khôn lớn, trưởng thành trong các cơ quan Nhà nước và sống gương mẫu, đạo đức, được đồng nghiệp và nhân dân tin yêu.
Dương Liễu
(HBĐT) - Năm nay 29 tuổi, Đinh Thị Thanh Thủy, công nhân công ty Seyuong INC, một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu, được Công đoàn công ty bình chọn "Công nhân xuất sắc" năm 2013 với những nỗ lực vượt khó vươn lên trong cuộc sống luôn hoành thành xuất sắc công việc được giao.
(HBĐT) - Tham gia công tác đoàn thể từ những năm 2000, ông Trần Ngọc Châu, Phó Chủ tịch Hội NCT thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) không chỉ năng nổ trong công tác mặt trận tại KDC mà luôn nhiệt tình, hết lòng với công tác hội.
(HBĐT) - Đã là cán bộ, đảng viên phải thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu. Muốn tạo được sự đồng thuận trong nhân dân để nhân dân tin tưởng và làm theo, mình phải là người đi đầu thực hiện. Đó là những lời “tự răn” mà anh Bùi Văn Nhương, trưởng xóm Chông xã Đông Lai (Tân Lạc), đã chia sẻ với mọi người khi được nhận tấm bằng khen của BTV Tỉnh ủy tặng thưởng vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện chỉ thị số 03/CT-TƯ của Bộ Chính trị “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 4, đối với ba mẹ con chị Trần Thị Loan, thôn Đồng Bầu, xã An Bình (Lạc Thủy) luôn lo lắng, buồn, vui lẫn lộn. Lo bởi ngôi nhà mà ba mẹ con chị ở đã xuống cấp nghiêm trọng và chị có kế hoạch xây dựng ngôi nhà mới khang trang hơn cho các con ở. Kế hoạch là thế nhưng nhẩm đi, tính lại, số tiền tích cóp của ba mẹ con không đủ làm nhà trong khi con trai lớn của chị bước vào cuối cấp, chuẩn bị ôn thi đại học, cậu con trai út chuẩn bị vào THCS, tiền sách vở, sinh hoạt hàng ngày đều dồn vào đồng áng và đi làm thuê của chị (chồng chị đã mất cách đây mấy năm rồi. Khó khăn là vậy nhưng ngôi nhà vách đất của ba mẹ con cũng sắp sập đến nơi, không xây mới không thể ở được.
(HBĐT) - Thời điểm năm 2007, nghề dệt thổ cẩm truyền thống dần mai một, dường như chỉ còn lại trong ký ức hối tiếc của người già. Mấy mươi năm gắn bó với công việc người cán bộ văn hóa huyện, bà Bùi Thị Lan Phương, xóm Định, xã Mãn Đức (Tân Lạc) có dịp gặp gỡ, tiếp xúc nhiều người, trong đó có những nghệ nhân tuổi đã cao, sức đã yếu trăn trở về lớp con cháu không còn mặn mà với nét văn hóa khi xưa.
(HBĐT) - Thân thiện, dễ gần là ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với chị Phạm Ngọc Hoa, Chủ tịch LĐLĐ huyện Kim Bôi. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Mường Động giàu truyền thống anh hùng, năm 1987, tốt nghiệp trường Cđ Sư phạm Hòa Bình, chị được nhận về dạy tại trường tiểu học Lập Chiệng, sau đó là trường tiểu học Hợp Kim (Kim Bôi), năm 2005 chị được đề bạt làm Hiệu phó trường tiểu học Hợp Kim..., đến năm 2011, chị được điều chuyển làm Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Kim Bôi và sau đó làm Chủ tịch LĐLĐ huyện. Trải qua nhiều vị trí công tác, dù ở cương vị nào, chị đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, dành hết tâm huyết để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.