Nhóm thêu, dệt của chị Mùa Y Gánh có nhiều đợt tham gia hội trợ triển lãm các sản phẩm thủ công truyền thống và các sản phẩm thổ cẩm được khách hàng ưa thích, lựa chọn và đặt hàng.

Nhóm thêu, dệt của chị Mùa Y Gánh có nhiều đợt tham gia hội trợ triển lãm các sản phẩm thủ công truyền thống và các sản phẩm thổ cẩm được khách hàng ưa thích, lựa chọn và đặt hàng.

(HBĐT) - Nhạy bén để lựa chọn được nghề phù hợp với giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc và cũng là hướng phát triển kinh tế hiệu quả, chị Mùa Y Gánh, xóm Pà Cò Con, xã Pà Cò (Mai Châu) đã chọn nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống để bán cho khách du lịch và xuất khẩu.

 

Chị Mùa Y Gánh sinh ra và lớn lên tại bản Pà Cò Con, xã Pà Cò Năm 1984 chị xây dựng gia đình với anh Hàng A Páo người cùng bản. Sau khi sinh cháu đầu lòng được 3 tháng, chị trở thành lao động chính, trụ cột gia đình khi chồng chị lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Cuộc sống với nhiều khó khăn, vất vả, chị vừa nuôi con nhỏ, chăm sóc bố mẹ chồng tuổi đã cao, vừa tham gia công tác Hội Phụ nữ của xã. Không cam chịu trước những khó khăn, chị Gánh tần tảo làm nhiều việc để nuôi gia đình. Chị trăn trở: Nếu chỉ phát triển kinh tế gia đình dựa vào cây ngô, mận, chị và gia đình sẽ khó mà đủ ăn, chưa nói đến làm giàu. Nghĩ vậy, đến năm 1989, thông qua kênh ủy thác của phụ nữ với Ngân hàng CSXH, chị được vay vốn 18 triệu đồng. Chị đã bàn bạc với gia đình để một phần mua giống ngô mới có năng suất cao về gieo trồng. Còn lại chị sử dụng để mua nguyên liệu thêu, dệt thổ cẩm. 

Chị Gánh chia sẻ: Các sản phẩm thổ cẩm trước đây được chị em trong bản làm ra chỉ để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Phải làm sao để sản phẩm này trở thành hàng hoá? Trăn trở mãi chị đã mày mò tự mình thiết kế các mẫu thổ cẩm làm để người trong gia đình sử dụng và bán thử ra thị trường. Thấy sản phẩm của mình được nhiều người quan tâm, chị bắt đầu đi tìm thị trường rộng hơn. Có lần chị đã xuống tận Hà Nội để giới thiệu sản phẩm. Khi những mặt hàng của chị làm ra được khách hàng ưa chuộng từ chất lượng thổ cẩm đến mẫu mã, những đơn đặt hàng đến với chị ngày càng nhiều hơn. Năm 1996, chị được chị em bầu làm trưởng nhóm thêu, dệt thổ cẩm. Đặc biệt, được sự quan tâm của Hội LHPN các cấp và Trung tâm nghiên cứu, liên kết và phát triển thủ công mỹ nghệ (CRAFTLINK), Dự án OXPAM hỗ trợ tìm thị trường cho các hàng thủ công truyền thống, các sản phẩm của nhóm đã có nơi tiêu thụ ổn định, nhiều sản phẩm được xuất khẩu sang Mỹ và nhiều nước ở châu âu. Hiện nay, nhóm dệt do chị phụ trách vẫn duy trì và tạo được việc làm ổn định cho trên 30 hội viên với thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng/tháng. Lồng ghép với dự án thương mại xanh, nhóm thêu, dệt thổ cẩm của chị đã được đầu tư, trang bị thêm 5 máy khâu công nghiệp. Với sự hỗ trợ này, các chị có điều kiện tăng năng Suất mỗi đợt có đơn đặt hàng.  

Ngoài duy trì nhóm thêu, dệt thổ cẩm, chị Gánh và gia đình còn chăm sóc ngô, nuôi thêm trâu, bò, lợn sinh sản, mỗi năm trừ chi phí, gia đình thu nhập trên 70 triệu đồng. Kinh tế gia đình ổn định, nhà cửa, khang trang, chị Gánh có điều kiện hơn để chăm sóc, nuôi dạy con. Vợ chồng chị có hai cô con gái chăm ngoan, học tốt và nay đều đã trưởng thành, là những giáo viên gương mẫu. Đặc biệt, với tinh thần lá lành đùm lá rách, chị Gánh và nhiều chị em khác trong chi hội PN bản Pà Cò Con - xã Pà Cò luôn quan tâm, giúp đỡ những chị em có hoàn cảnh khó khăn trong KDC như: giúp đỡ bằng tiền mặt, các hiện vật và ngày công lao động, kinh nghiệm làm ăn để chị em có điều kiện cùng nỗ lực vươn lên thoát nghèo. 

                                                 

                                             H.D - T.T  (Hội LHPN tỉnh)

 

Các tin khác

Già Đặng Tiến Bình, người cao tuổi có uy tín ở xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) luôn đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở.
Ông Bùi Văn Tỉm (ngoài cùng bên phải) được BTV Tỉnh ủy biểu dương, khen thưởng vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2011 - 2013.
Chị Bùi Thị Lý, xóm Rộc, xã Nật Sơn (Kim Bôi) phát triển mô hình nuôi lợn thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bác sĩ Bùi Thị Quyên thăm khám sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai tại Trạm y tế xã Lũng Vân.

Vợ chồng hưu trí chung sức làm giàu

(HBĐT) - Gia đình ông Bùi Tiến Mạnh, xóm Sáng Mới, xã Đú Sáng (Kim Bôi) được xem là có “của ăn, của để”, nhà cửa kiên cố, đầy đủ vật dụng sinh hoạt đắt tiền và có hướng phát triển.

Những gương mặt ấn tượng của tỉnh ta tại kỳ thi đại học 2014

(HBĐT) - Khi nói về các em học sinh chuyên toán, vừa thi đỗ đại học năm 2014 với điểm số ấn tượng, cô Nguyễn Ngọc Xuân (tổ trưởng tổ toán-tin, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ) cho biết: Em Lê Thị Thảo Nguyên và Nguyễn Ngọc Ánh Trang là 2 gương mặt xuất sắc nhất.

Sỹ quan quân đội nhặt được của rơi trả lại người đánh mất

(HBĐT) - Trong những ngày vừa qua, nhân dân tổ 16, phường Chăm Mát TP Hòa Bình và CBCS cơ quan Bộ CHQS tỉnh đã dành nhiều lời biểu dương, khen ngợi đối với đồng chí Trung úy chuyên nghiệp Nguyễn Thanh Sơn - Nhân viên xăng dầu thuộc Ban Tham mưu kế hoạch - Phòng Hậu cần (Bộ CHQS tỉnh) về việc nhặt được tiền rơi, trả lại cho người đánh mất.

Hai tấm gương người có công tiêu biểu của tỉnh

(HBĐT) - Ngày 18/7 vừa qua, trong dịp kỷ niệm 67 năm ngày TB-LS 27/7, tại Hội An (Quảng Nam), 184 đại biểu khắp mọi miền đã có mặt tam dự Hội nghị người có công tiêu biểu toàn quốc năm 2014. Tỉnh ta có 2 đại biểu là anh Bùi Văn Nhung, thương binh hạng ¼ ở xóm Trớ, (xã Quy Hậu - Tân Lạc) và ông Nguyễn Như Khoa (Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin, thị trấn Hàng Trạm, Yên Thuỷ). Đây là những CCB, những thương binh luôn làm theo lời Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền…”.

Người giúp nông dân làm giàu từ cây cam

(HBĐT) - Tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, anh Nguyễn Văn Phúc về công tác tại Công ty Rau quả huyện Cao Phong. Năm 2005, anh chuyển công tác và được phân công giữ chức Phó Chủ tịch MTTQ huyện Cao Phong. Thời điểm này, thường xuyên được tiếp xúc với người dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ, anh nhận ra rằng, thực tế Cao Phong đã tìm được thế mạnh trong phát triển kinh tế nông nghiệp đó là cây cam, mía. Đất đã có, tuy nhiên, thứ mà người nông dân thiếu đó chính là vốn đầu tư và KH-KT để có thể sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng cao, có giá trị trên thị trường.

“Người truyền lửa tình yêu Bác Hồ đến thanh niên”

(HBĐT) - Đó là cách gọi trìu mến của không ít bạn trẻ trên địa bàn thành phố dành cho thủ lĩnh thanh niên Hoàng Châu Khôi, Bí thư Thành đoàn Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục